49 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 4: Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các quốc qua Đông Nam Á (ASEAN) có đáp án

9195 lượt thi 49 câu hỏi 45 phút

Text 1:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Tuyên bố ASEAN nêu rõ mục đích thành lập của ASEAN:

1. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng.

2. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc.

3. Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và hành chính,..”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 22)

Text 2:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Sau khi giành được độc lập, các quốc gia Đông Nam Á bước vào thời kỳ phát triển kinh tế, yêu cầu hợp tác khu vực trở nên cấp thiết. Xu thế khu vực hóa trên thế giới những năm 50,60 của thế kỷ XX cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết với nhau. Mặt khác, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các cường quốc bên ngoài đã có sự can dự vào khu vực Đông Nam Á. Sự xuất hiện những nhân tố mới này đã trở thành cơ sở để thành lập nên một tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác, tương trợ lẫn nhau giữa các quốc gia ở Đông Nam Á.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống trang 23)

Text 3:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Tôn chỉ và mục đích của ASEAN:

Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hỏa bình và thịnh vượng; Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc; Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm ở các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và hành chính,...”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 24)

Text 4:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“ASEAN ra đời trong bối cảnh thế giới và khu vực Đông Nam Á có những chuyển biến quan trọng. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xu hướng khu vực hóa trên thế giới bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến. Ở Đông Nam Á, các nước có nhu cầu hợp tác với nhau để cùng phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời tạo ra sức mạnh tập thể trong việc ứng phó với sự tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn đối với khu vực trong bối cảnh Chiến tranh lạnh.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 21)

Text 5:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, một số tổ chức khu vực được thành lập như: Hiệp hội Đông Nam Á (1961) gồm Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Thái Lan; Tổ chức MAPHILINDO (1963) gồm Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a. Tuy nhiên, các tổ chức này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, do những bất đồng trong quan hệ song phương giữa một số nước thành viên...

Sau các cuộc thảo luận về việc thành lập tổ chức khu vực, ngày 8/8/1967, tại Băng Cốc (Thái Lan), Ngoại trưởng năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan đã thông qua Tuyên bố ASEAN (còn gọi là Tuyên bố Băng Cốc), chính thức thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt tiếng Anh là ASEAN).”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 22)

Text 6:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“ASEAN được thành lập nhằm mục đích chính là tăng cường hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo điều kiện cho các nước thành viên phát triển và hội nhập với khu vực, thế giới; phấn đấu để Đông Nam Á trở thành khu vực hòa bình, tự do, thịnh vượng và ASEAN trở thành tổ chức bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á. Để thực hiện mục tiêu mở rộng thành viên bao gồm tất cả các nước trong khu vực, ASEAN phải trải qua hành trình hơn 30 năm để đưa ASEAN 5 trở thành ASEAN 10. Quá trình mở rộng ASEAN phù hợp với mong muốn, lợi ích của mỗi thành viên, đảm bảo hòa bình, ổn định của cả khu vực, đồng thời nâng cao vị thế của Hiệp hội trên trường quốc tế.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 22, 23)

Text 7:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm 1967 với 5 quốc gia thành viên. Đến năm 2015, ASEAN đã phát triển, trở thành một cộng đồng với sự gắn kết của 10 quốc gia. ASEAN không chỉ tạo nên những nền tảng quan trọng cho sự phát triển của các quốc gia thành viên, mà còn đóng vai trò quan trọng trong các cơ chế hợp tác và cấu trúc khu vực Đông Nam Á, châu Á - Thái Bình Dương. ASEAN có quan hệ hợp tác đa phương với nhiều tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế vì hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 22)

Text 8:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Tôn chỉ và mục đích của ASEAN:

Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ sở cho một Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng; Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp trong quan hệ giữa các quốc gia trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc; Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan tâm ở các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và hành chính,...”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 24)

Text 9:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Trong quá trình hình thành và phát triển, ASEAN có những đóng góp quan trọng trong việc tạo dựng một môi trường hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực Đông Nam Á và trong quan hệ giữa các nước thành viên với nhau. ASEAN được đánh giá là tổ chức khu vực thành công thứ hai trên thế giới chỉ sau EU. Đến năm 2022, đã có hơn 90 quốc gia ngoài ASEAN đã bổ nhiệm Đại sứ bên cạnh Ban Thư ký ASEAN; 54 Ủy ban ASEAN tại các nước và các tổ chức quốc tế được thành lập. Năm 2022, ASEAN có quan hệ với 11 đối tác đối thoại.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 27)

Text 10:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, xu hướng khu vực hóa trên thế giới bắt đầu xuất hiện và ngày càng trở nên phổ biến. Ở Đông Nam Á, các nước có nhu cầu hợp tác với nhau để cùng phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời tạo ra sức mạnh tập thể trong việc ứng phó với sự tranh giành ảnh hưởng giữa các nước lớn đối với khu vực trong bối cảnh Chiến tranh lạnh. Đầu những năm 60 của thế kỷ XX, một số tổ chức khu vực được thành lập như: Hiệp hội Đông Nam Á (1961) gồm Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin và Thái Lan: Tổ chức MAPHILINDO (1963) gồm Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a. Tuy nhiên, các tổ chức này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, do những bất đồng trong quan hệ song phương giữa một số nước thành viên. Vào nửa sau những năm 60, các nước Đông Nam Á ngày càng nhận thức rõ về sự cần thiết của việc hợp tác khu vực, đồng thời quan hệ giữa các nước có những diễn biến thuận lợi cho việc thành lập một tổ chức khu vực.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 21, 22)

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong hoàn cảnh nào sau đây?

Xem đáp án

Câu 2:

Một trong những xu thế xuất hiện từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) là

Xem đáp án

Câu 3:

Ngày 8 - 8 - 1967, tại Băng - Cốc (Thái Lan) đã diễn ra sự kiện nào? 

Xem đáp án

Câu 4:

Một trong những mục đích thành lập của tổ chức ASEAN là 

Xem đáp án

Câu 5:

Văn kiện nào đã nêu rõ mục đích thành lập của tổ chức ASEAN? 

Xem đáp án

Câu 6:

Quốc gia nào là thành viên thứ 10 của ASEAN? 

Xem đáp án

Câu 7:

Trong quá trình phát triển của ASEAN, giai đoạn từ 1967 - 1976 có đặc điểm là gì? 

Xem đáp án

Câu 8:

Từ khi thành lập đến năm 1976, ASEAN là tổ chức 

Xem đáp án

Câu 9:

Sự kiện nào sau đây đã đưa ASEAN từ tổ chức non yếu trở nên hoàn thiện, vị thế được nâng cao trên thế giới?

Xem đáp án

Câu 10:

Mối quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN từ năm 1979 đến 1989 là 

Xem đáp án

Câu 13:

Ba nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập vào năm 1945 là 

Xem đáp án

Câu 14:

Một trong những mục tiêu của tổ chức ASEAN khi thành lập là

Xem đáp án

Câu 15:

Tổ chức hợp tác nào mang tính khu vực trên thế giới đã cổ vũ các nước Đông Nam Á tìm cách liên kết lại với nhau ?

Xem đáp án

Câu 16:

Một trong những nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời của tổ chức ASEAN là 

Xem đáp án

Câu 18:

Một trong những khó khăn mà các nước ASEAN phải đương đầu sau khi thành lập là

Xem đáp án

Câu 19:

Vì sao trong giai đoạn 1979 - 1991 quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN là đối đầu, căng thẳng?

Xem đáp án

Câu 20:

Sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN (1995), đã tác động như thế nào đến sự phát triển của tổ chức này?

Xem đáp án

Câu 21:

Một trong những thuận lợi cơ bản mà các nước ASEAN có được sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) là

Xem đáp án

Câu 22:

Đâu là nguyên nhân Nhật Bản điều chỉnh chính sách đối ngoại đặt trọng tâm vào quan hệ với Đông Nam Á và ASEAN từ những năm 90 của thế kỷ XX?

Xem đáp án

Câu 23:

Nội dung nào sau đây là hạn chế trong quá trình phát triển của ASEAN từ khi thành lập (1967) đến nay?

Xem đáp án

Câu 24:

Nội dung nào sau đây là khó khăn trong quá trình mở rộng thành viên của ASEAN từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989)?

Xem đáp án

Câu 25:

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến quan hệ đối thoại, hợp tác và hội nhập giữa tổ chức ASEAN với ba nước Đông Dương từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX là

Xem đáp án

Câu 26:

Đâu là nguyên nhân đã thúc đẩy Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN?

Xem đáp án

Câu 27:

Nội dung nào sau đây không phản ánh vai trò của tổ chức ASEAN đối với khu vực Đông Nam Á?

Xem đáp án

Câu 28:

Cơ hội lớn nhất khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN (1997) là

Xem đáp án

Câu 29:

Nội dung nào phản ánh không đúng vai trò của tổ chức ASEAN đối với việc bảo vệ hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông?

Xem đáp án

Câu 30:

Nội dung nào không phản ánh đúng những cơ hội khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN?

Xem đáp án

Câu 31:

Thách thức lớn nhất về mặt kinh tế khi Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN là

Xem đáp án

Câu 32:

Từ sự phát triển kinh tế của Xin-ga-po ở những thập kỷ cuối thế kỷ XX, Việt Nam có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay?

Xem đáp án

Câu 33:

Đâu là nhận xét đúng về vai trò của tổ chức ASEAN trên trường quốc tế ?

Xem đáp án

Câu 44:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1: “Thiết lập quan hệ chính trị ổn định trong khu vực, mở rộng thành viên và từng bước nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. Từ sau Hiệp ước Ba-li (1976), Hội nghị Thượng đỉnh là cơ chế hoạch định chính sách cao nhất, Ban thư ký ASEAN được thành lập, có trụ sở tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a). ASEAN phát triển số lượng thành viên từ 5 lên 10 nước. ASEAN cũng tham gia giải quyết nhiều vấn đề chính trị, an ninh lớn trong khu vực như vấn đề Cam-pu-chia.”

Tư liệu 2: “Thành lập và bước đầu phát triển về cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN là cơ chế hoạch định chính sách cao nhất. Năm 1971, ASEAN ra Tuyên bố về khu vực hòa bình, tự do và trung lập. Hiệp ước Ba-li được ký kết năm 1976 là sự kiện đánh dấu bước ngoặt của ASEAN, thể hiện cam kết cao nhất của các nước thành viên nhằm xây dựng hòa bình, hữu nghị, hợp tác trong khu vực.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 22)

Lựa chọn đúng - sai:

a. Sự kiện đánh dấu hoạt động khởi sắc của ASEAN là Hiệp ước Ba-li (1976).

b. Tại Hiệp ước Ba-li, số thành viên của ASEAN tăng từ 5 lên 10 thành viên.

c. Cơ chế hoạch định chính sách của ASEAN là hội nghị Bộ trưởng ngoại giao.

d. Chính sách đối ngoại của các thành viên ASEAN là ha bnh, tự do, trung lập.


Câu 46:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Giai đoạn 1999 – 2015: ASEAN chú trọng củng cố sự đoàn kết trong tổ chức, đóng vai trò trung tâm trong quá trình liên kết khu vực Đông Nam Á. Sau khi thông qua Hiến chương ASEAN (2007), ASEAN thông qua lộ tính xây dựng Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột (2009): Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCO)

Giai đoạn 2015 - nay: năm 2015, Cộng đồng ASEAN được thành lập, ASEAN tập trung thực hiện các mục tiêu của cộng đồng, thúc đẩy hợp tác nội khối trên cơ sở ba trụ cột APSC, AEC và ASCC. ASEAN chủ động mở rộng quan hệ hợp tác với các chủ thể bên ngoài, tiếp tục phát huy vị thế trung tâm tại các diễn đàn hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhằm đảm bảo hòa bình và phát triển.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 26)

Lựa chọn đúng - sai:

a. Khi mới thành lập, ASEAN hợp tác trên 3 trụ cột chính là APSC, AEC và ASCO.

b. Năm 2007, Cộng đồng ASEAN được thành lập và hoạt động dựa trên ba trụ cột.

c. Tại các diễn đàn hợp tác châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN có vị thế trung tâm.

d. ASEAN trải qua nhiều giai đoạn phát triển với sự hợp tác ngày càng chặt chẽ hơn.


4.6

1839 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%