50 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 2: Trật tự thế giới trong chiến tranh lạnh có đáp án
31465 lượt thi 50 câu hỏi 45 phút
Đề thi liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1:
Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô của Mỹ, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh?
Sự kiện nào được xem là khởi đầu cho chính sách chống Liên Xô của Mỹ, gây nên cuộc Chiến tranh lạnh?
Câu 1:
Hội nghị I-an-ta (2/1945) được tiến hành trong giai đoạn nào của Chiến tranh thế giới thứ hai?
Hội nghị I-an-ta (2/1945) được tiến hành trong giai đoạn nào của Chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 5:
Một trong những khu vực được hội nghị I-an-ta (1945) quy định thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô là
Một trong những khu vực được hội nghị I-an-ta (1945) quy định thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô là
Câu 6:
Một trong những khu vực được hội nghị I-an-ta (1945) quy định thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ là
Một trong những khu vực được hội nghị I-an-ta (1945) quy định thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ là
Câu 15:
Sự kiện nào sau đây có ý nghĩa mở ra bước đột phá đầu tiên đối với trật tự thế giới hai cực I-an-ta?
Sự kiện nào sau đây có ý nghĩa mở ra bước đột phá đầu tiên đối với trật tự thế giới hai cực I-an-ta?
Câu 20:
Một trong những mục đích của Mỹ khi thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1949 là
Một trong những mục đích của Mỹ khi thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) năm 1949 là
Câu 27:
Trong Chiến tranh lạnh (1947-1989), vì sao Mỹ và Liên Xô tránh xung đột trực tiếp về quân sự?
Trong Chiến tranh lạnh (1947-1989), vì sao Mỹ và Liên Xô tránh xung đột trực tiếp về quân sự?
Câu 31:
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cục diện hai cực, hai phe sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cục diện hai cực, hai phe sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
Đoạn văn 1
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Hội nghị đưa ra những quyết định về việc kết thúc chiến tranh, tiêu diệt tận gốc phát xít Đức, quân phiệt Nhật Bản và thoả thuận về việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á sau chiến tranh. Ở châu Âu, quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béc-lin và các nước Đông Âu; quân đội Mỹ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu. Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mỹ... Ở châu Á, hội nghị chấp nhận những điều kiện để Liên Xô tham chiến tiêu diệt quân phiệt Nhật Bản... Các vùng còn lại ở châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 14)
Đoạn văn 2
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trật tự thế giới hai cực I-an-ta tồn tại từ năm 1945 đến năm 1991, trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn từ năm 1945 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX, giai đoạn xác lập và phát triển của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta với sự đối đầu giữa một bên là Mỹ đứng đầu hệ thống tư bản chủ nghĩa và một bên là Liên Xô, đứng đầu hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn này, Trật tự thế giới hai cực I-an-ta được định hình với sự thiết lập các khối quân sự đối đầu nhau, tiêu biểu là: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ và các nước phương Tây thành lập năm 1949, Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va do Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập năm 1955. Hai cực chi phối hầu hết các lĩnh vực phát triển của thế giới”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 15)
Đoạn văn 3
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949 đã mở ra bước đột phá đầu tiên, phá vỡ âm mưu khống chế Trung Quốc của Mỹ và những đặc quyền của Liên Xô ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Đồng thời, sự lớn mạnh của các Tây Âu, Nhật Bản cũng làm suy giảm vị trí và ảnh hưởng của Mỹ trong hệ thống tư bản chủ nghĩa.”
Tư liệu 2: “Chuyến thăm đầu tiên của tổng thống Mỹ Ních Xơn đến Liên Xô diễn ra vào tháng 5 năm 1972. Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng về hạn chế vũ khí chiến lược, về hợp tác trong các lĩnh vực: khoa học, không gian, y học và bảo vệ môi trường...”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 15)
Đoạn văn 4
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, Liên Xô và Mỹ đẩy mạnh đối thoại, hợp tác với các cuộc gặp gỡ cấp cao. Hai nước ký kết các văn kiện hợp tác về kinh tế, thương mại, khoa học - kỹ thuật, đặc biệt là thoả thuận về việc thủ tiêu các tên lửa tầm trung ở châu Âu (1987), hạn chế cuộc chạy đua vũ trang. Năm 1989, Liên Xô và Mỹ cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu (vào cuối những năm 80 của thế kỷ XX), sự tan rã của Liên Xô (12 - 1991) đã chấm dứt sự tồn tại của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 16)
Đoạn văn 5
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1. “Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên của tổng thống Mỹ Ních-xơn tới Liên Xô diễn ra vào tháng 5 năm 1972. Hai bên đã ký kết nhiều văn kiện quan trọng về hạn chế vũ khí chiến lược, về hợp tác trong các lĩnh vực khoa học, chinh phục không gian, y học và bảo vệ môi trường.”
Tư liệu 2. “Những khoản thâm hụt ngân sách khổng lồ và nợ nước ngoài gia tăng là những thách thức lớn mà Mỹ phải đối mặt. Năm 1990, thâm hụt ngân sách của Mỹ lên đến 220 tỉ USD (gấp ba lần so với năm 1980), nợ nước ngoài tăng gần 3.000 tỉ USD, Mỹ phải cắt giảm lực lượng quân đội đồn trú ở châu Âu và một số căn cứ quân sự ở các khu vực khác trên thế giới.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 15, 17)
Đoạn văn 6
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Trật tự thế giới hai cực I-an-ta sụp đổ có tác động lớn đến thế giới, đưa tới xu thế phát triển mới. Trong quan hệ quốc tế, một trật tự thế giới mới dần hình thành theo xu thế đa cực. Mỹ tiếp tục là siêu cường có sức mạnh vượt trội, nhưng phạm vi ảnh hưởng bị thu hẹp ở nhiều nơi. Trật tự thế giới hai cực l-an-ta sụp đổ đã mở ra chiều hướng và những điều kiện để giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp, xung đột như ở Áp-ga-ni-xtan, Cam-pu-chia. Na-mi-bi-a,... Sự sụp đổ của Trật tự thế giới hai cực I-an-ta cũng tạo điều kiện cho các cường quốc mới nổi có vị trí, vai trò lớn hơn trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc. Ấn Độ và một số nước lớn ở châu Âu...”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 13)
Đoạn văn 7
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1. “Chiến tranh lạnh (từ tiếng Anh là Cold War), bắt đầu từ năm 1947 với sự ra đời của Học thuyết Tờ-ru-man, kết thúc với sự tan rã của Liên Xô năm 1991. Đó là “chiến tranh không nổ súng” nhưng luôn gây ra tình trạng căng thẳng để thực hiện chính sách đối đầu của Mỹ và các nước tư bản đối với Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa.”
Tư liệu 2. “Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, thế giới đã xuất hiện nhiều cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột... Xung đột giữa hai bên dẫn đến nguy cơ bùng nổ chiến tranh hạt nhân.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 14)
Đoạn văn 8
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Ngày 13/8/1961, một bức tường bê tông dọc theo biên giới Tây Béc-lin đã được dựng lên để ngăn cách Đông Đức và Tây Đức. Tồn tại trong gần 30 năm, bức tường Béc-lin được biết đến với nhiều tên gọi như: “Biên giới bên trong nước Đức”, “rèm sắt”... và từng được xem là biểu tượng của Chiến tranh lạnh. Đây cũng là một trong những nơi biểu hiện tình trạng căng thẳng của trật tự thế giới hai cực, đối đầu giữa hai phe...”.
Tư liệu 2: “Chiến tranh lạnh (từ tiếng Anh là Cold War), bắt đầu từ năm 1947 với sự ra đời của Học thuyết Tơ-ru-man, kết thúc với sự tan rã của Liên Xô năm 1991. Đó là “chiến tranh không nổ súng” nhưng luôn gây ra tình trạng căng thẳng để thực hiện chính sách đối đầu của Mỹ và các nước tư bản đối với Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 12,13)
Đoạn văn 9
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
“Từ ngày 4 đến 11 tháng 2 năm 1945, tại thành phố I-an-ta (Liên Xô) đã diễn ra hội nghị giữa ba cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh. Hội nghị đưa ra nhiều quyết định quan trọng: Thống nhất mục tiêu chung trong việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; thỏa thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở các nước lớn, chủ yếu là giữa Liên Xô và Mỹ ở châu Âu, châu Á sau chiến tranh...
Những quyết định của hội nghị I-an-ta và những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc tại Hội nghị Pốt-đam (Đức), tháng 7 năm 1945 đã trở thành khuôn khổ của một trật tự thế giới mới...”.
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 9)
Đoạn văn 10
Đọc đoạn tư liệu sau đây:
Tư liệu 1: “Sự tồn tại của trật tự hai cực I-an-ta gắn liền với sự hình thành hai khối xã hội đối lập là tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa cùng những diễn biến của cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai cực Xô - Mỹ.”
Tư liệu 2: “Tuy không nổ ra một cuộc chiến tranh trực tiếp, nhưng Mỹ và Liên Xô tăng cường chạy đua vũ trang, thành lập liên minh quân sự ở các khu vực, khiến thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng. Các cuộc chiến tranh cục bộ diễn ra ở nhiều nơi đều có sự tham gia hoặc ủng hộ của hai phe.”
(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 11)
6293 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%