48 câu Trắc nghiệm Lịch sử 12 Cánh diều Bài 3: Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh có đáp án

19960 lượt thi 48 câu hỏi 45 phút

Text 1:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Trong tác phẩm “The Rise and Fall of the Great Powers” (Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc), nhà sử học Mỹ - Pon Ken-nơ-đi đã nhấn mạnh, các nguồn lực kinh tế, sự phát triển khoa học - kỹ thuật, sức mạnh quân sự tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, quyết định vị trí quyền lực của đất nước trong cục diện thế giới. Sự phát triển hay suy thoái của các yếu tố này tạo nên sự hưng thịnh và suy vong không chỉ của các cường quốc mà cả các quốc gia khác trong một thế giới phức tạp, đan xen và phụ thuộc nhau.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 18)

Text 2:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Mặc dù sau Chiến tranh lạnh, hoà bình trên thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến vẫn diễn ra ở nhiều khu vực như bán đảo Ban-căng, châu Phi, Trung Á,... Cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11 - 9 - 2001 đã dẫn đến những biến động to lớn trong quan hệ quốc tế kéo dài hơn hai thập kỷ qua. Các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống, buộc phải đứng trước xu thế hợp tác quốc tế, nhằm giữ vững an ninh quốc gia và đảm bảo an ninh con người.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 19)

Text 3:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1. “Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới mới đang hình thành theo xu hướng đa cực, đa trung tâm với sự cạnh tranh giữa Mỹ, Trung Quốc, Liên bang Nga, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Ấn Độ,... về sức mạnh, tầm ảnh hưởng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại. Tuy Mỹ vẫn là cường quốc số một thế giới, song Mỹ đã suy giảm sức mạnh tương đối trong tương quan so sánh với các cường quốc khác.”

Tư liệu 2. “Thông qua quá trình hợp tác, liên kết, cạnh tranh, nhiều trung tâm, nhiều tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế mới đã hình thành, như: Nhóm các nước có nền kinh tế mới nổi (BRIC), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Á - Âu (ASEM), Cộng đồng ASEAN, Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Khu vực tự do thương mại châu Mỹ (FTAA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),...”.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 20)

Text 4:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Ngày 11 - 9 - 2001, cả thế giới rúng động khi Toà tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới ở Niu Oóc (Mỹ) bị lực lượng khủng bố tấn công. Thảm kịch đã làm thay đổi nước Mỹ và tác động sâu sắc vào nền an ninh chính trị quốc tế. Sau hơn hai thập kỷ, nước Mỹ đã vượt qua những đau thương và khó khăn như thông điệp của bộ phim “Xây dựng lại hy vọng: Những đứa trẻ ngày 11 - 9” (Rebuilding Hope: The Children of 9 - 11). Quảng trường tưởng niệm 11 - 9 vẫn luôn là lời nhắc nhở nhân loại không được phép lãng quên bài học về giá trị của hòa bình, tự do, của tinh thần đoàn kết chống lại chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 21)

Text 5:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Trong quan hệ quốc tế, đa cực là khái niệm chỉ trạng thái địa - chính trị toàn cầu với nhiều trung tâm quyền lực chi phối. Trong trật tự đa cực, không có một trung tâm quyền lực thống trị, thay vào đó, nhiều quốc gia, khu vực tạo ra thế cân bằng về kinh tế, chính trị, quân sự toàn cầu.

Khái niệm đa cực được dùng chủ yếu để chi trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. Trong trật tự mới này, các nước tăng cường sức mạnh tổng hợp để vươn lên khẳng định ảnh hưởng”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 15)

Text 6:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tuỳ thuộc ở nhiều nhân tố: Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc như Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp.... Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại của công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước xã hội chủ nghĩa,...); Sự phát triển của cách mạng khoa học - kỹ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trên cục diện thế giới”.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 16)

Text 7:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1. “Mặc dù Mỹ vẫn giữ vị trí số một thế giới về kinh tế và các lĩnh vực như: vốn, khoa học công nghệ,... nhưng vị thế của nước này đang ngày càng bị giảm dần trước sự nổi lên của các trung tâm khác. Năm 2000, GDP của Mỹ gấp khoảng 12 lần Trung Quốc, nhưng đến năm 2021 chỉ còn gấp khoảng 1,3 lần.”

Tư liệu 2. “G20 (gồm các nước nhóm G7, EU, Ác-hen-ti-na, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Mê-hi-cô, Nga, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, A-rập Xê-út, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ), chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế. Được thành lập năm 1999, G20 trở thành trung tâm điều phối các nỗ lực quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế thế giới.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 20)

Text 8:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1: “Biểu hiện của xu thế đa cực trước hết là sự gia tăng sức mạnh, tầm ảnh hưởng và vị thế kinh tế, chính trị, quân sự, đối ngoại,... của các nước lớn như: Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, các nước thuộc liên minh châu Âu (EU),...”.

Tư liệu 2: “Trong xu thế đa cực, Mỹ và Trung Quốc là hai cực có tầm ảnh hưởng lớn, nhưng các nước lớn, các trung tâm kinh tế, chính trị khác cũng đang vươn lên mạnh mẽ để khẳng định vai trò của mình trong quan hệ quốc tế.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 19, 20)

Text 9:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1: “Sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều điều chỉnh chiến lược phát triển tập trung vào kinh tế, nhằm tăng cường sức mạnh, tiềm lực quốc gia, đồng thời nâng cao mức sống cho người dân”.

Tư liệu 2: “Sự kết thúc của Trật tự hai cực I-an-ta và Chiến tranh lạnh, cùng với sự phát triển của cách mạng khoa học, công nghệ đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình Toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa là sự gia tăng mạnh mẽ của những mối liên hệ, sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia, khu vực trên phạm vi toàn cầu.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 18,19)

Text 10:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

“Đa cực là một thuật ngữ trong quan hệ quốc tế dùng để chỉ một trật tự thế giới có sự tham gia của các quốc gia, các trung tâm khác nhau, trong đó không một quốc gia nào có quyền lực áp đảo đối với các quốc gia khác, cũng như chi phối sự phát triển của thế giới.

Sự hình thành của trật tự thế giới đa cực là một tiến trình lịch sử khách quan với sự nổi lên của các cường quốc, sự gia tăng vai trò của các trung tâm, các tổ chức quốc tế, phản ánh tương quan so sánh lực lượng mới trong quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh”.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 19)

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1:

Xu thế chủ đạo trong quan hệ giữa các cường quốc sau Chiến tranh lạnh là

Xem đáp án

Câu 3:

“Lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm” được xem là nội dung chiến lược chủ yếu của các nước trong thời kỳ

Xem đáp án

Câu 4:

Xu thế Toàn cầu hóa là hệ quả của 

Xem đáp án

Câu 5:

Một trong những biểu hiện của xu thế Toàn cầu hóa là

Xem đáp án

Câu 6:

Quốc gia nào sau đây nằm trong nhóm G20? 

Xem đáp án

Câu 7:

Quốc gia nào sau đây nằm trong nhóm G7? 

Xem đáp án

Câu 8:

Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc (1989) một trong những khu vực trên thế giới vẫn diễn ra xung đột vũ trang là

Xem đáp án

Câu 9:

Một trong những biểu tượng cho sự kết thúc Chiến tranh lạnh là 

Xem đáp án

Câu 10:

“Chiếm 2/3 dân số, 90% GDP, 80% thương mại toàn cầu”. Những số liệu này đang nói đến các quốc gia

Xem đáp án

Câu 11:

Nội dung nào sau đây là nhân tố chủ yếu để tạo nên sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia hiện nay?

Xem đáp án

Câu 12:

Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia (từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX) là biểu hiện của

Xem đáp án

Câu 13:

Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế Toàn cầu hóa?

Xem đáp án

Câu 15:

Tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính lớn nhất hiện nay là 

Xem đáp án

Câu 16:

Từ sau Chiến tranh lạnh, hầu hết các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm vì

Xem đáp án

Câu 17:

Biểu hiện nào của xu thế Toàn cầu hóa làm cho nền kinh tế của các nước trên thế giới có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau?

Xem đáp án

Câu 18:

Khẳng định Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, một thực tế không thể đảo ngược, vì

Xem đáp án

Câu 19:

Các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực có vai trò

Xem đáp án

Câu 20:

Một trong những mặt tiêu cực của xu thế Toàn cầu hóa là

Xem đáp án

Câu 21:

Nguyên nhân của những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài ở nhiều khu vực trên thế giới hiện nay là

Xem đáp án

Câu 22:

Sự kiện mở đầu thời kỳ biến động, phức tạp đối với tình hình chính trị thế giới và các mối quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh là

Xem đáp án

Câu 23:

Nhận xét nào sau đây về cuộc tấn công khủng bố bất ngờ vào nước Mỹ (11-9- 2001) là đúng?

Xem đáp án

Câu 24:

Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, các cuộc xung đột quân sự, ly khai, xung đột sắc tộc, tôn giáo là minh chứng cho

Xem đáp án

Câu 25:

Nội dung nào sau đây không phản ánh xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh?

Xem đáp án

Câu 26:

Vì sao đến nay Mỹ vẫn không thể thực hiện ý đồ thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”.

Xem đáp án

Câu 27:

Trong xu thế phát triển chung của thế giới hiện nay, thời cơ Việt Nam có thể tận dụng để xây dựng và phát triển đất nước là gì?

Xem đáp án

Câu 28:

Trước xu thế hội nhập hiện nay, thách thức lớn nhất đối với Việt Nam là 

Xem đáp án

Câu 29:

Từ thắng lợi của các hoạt động đối ngoại thời Chiến tranh lạnh, bài học quan trọng nhất mà Việt Nam rút ra cho chính sách đối ngoại hiện nay là

Xem đáp án

Câu 30:

Trước nguy cơ ô nhiễm môi trường do ảnh hưởng của cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay, biện pháp giải quyết có hiệu quả nhất cho các nước là

Xem đáp án

Câu 31:

Nhận định nào sau đây là đúng về những chính sách mà Việt Nam có thể áp dụng để hội nhập kinh tế thành công với thế giới?

Xem đáp án

Câu 42:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1: “Bài học của thời kỳ Chiến tranh lạnh đã chứng tỏ phương thức quan hệ quốc tế lấy đối đầu chính trị - quân sự làm chủ yếu không còn phù hợp, phải chịu nhiều tổn thất hoặc thất bại như hai nước Xô - Mỹ và một bị thương, một bị mất. Trong khi đó, phương thức lấy hợp tác và cạnh tranh về kinh tế - chính trị là chính lại thu được nhiều tiến bộ, kết quả như các nước Đức, Nhật và NICs. Sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia quyết định bởi sức mạnh tổng hợp của quốc gia đó, mà chủ yếu là thực lực kinh tế và khoa học - kỹ thuật.”

Tư liệu 2: “Có nhiều tên gọi về trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh như trật tự đa cực, trật tự nhất siêu, nhiều cường; nhiều trung tâm,... Dù có những cách gọi khác nhau nhưng nhìn chung đều chỉ một trật tự thế giới mà ở đó các nước lớn, các trung tâm kinh tế, tài chính lớn của thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga,... có vị trí, vai trò quan trọng đối với thế giới.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 15)

Lựa chọn đúng - sai:

a. Hợp tác kinh tế-chính trị là nội dung chủ yếu của quan hệ quốc tế thời Chiến tranh lạnh.

b. Tư liệu 1 khẳng định xu thế phát triển của các nước sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt.

c. Tư liệu 2 cho biết các thông tin về trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh lạnh.

d. Trong trật tự đa cực, các nước lớn, các liên minh lớn có vai trò chi phối toàn bộ thế giới.


Câu 43:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1: “Mặc dù sau Chiến tranh lạnh, hòa bình trên thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến vẫn diễn ra ở nhiều khu vực như bán đảo Ban-căng, châu Phi, Trung Á,... Cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11-9-2001 đã dẫn đến những biến động to lớn trong quan hệ quốc tế kéo dài hơn hai thập kỷ qua. Các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống, buộc phải đứng trước xu thế hợp tác quốc tế, nhằm giữ vững an ninh quốc gia và đảm bảo an ninh con người.”

Tư liệu 2: “Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành lập tháng 11-1989, hiện có 21 thành viên, chiếm khoảng 38% số dân, 62% GDP và gần 50% thương mại thế giới. Việt Nam được kết nạp vào APEC từ năm 1998, là một trong những thành viên tích cực, đề xuất hàng trăm dự án hợp tác trên các lĩnh vực (phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy thương mại điện tử, an ninh lương thực, ứng phó với biến đổi khí hậu,..”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 19, 20)

Lựa chọn đúng - sai:

a. Sự kiện khủng bố ở Mỹ là một biểu hiện sinh động, cụ thể của cuộc Chiến tranh lạnh.

b. Trước nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố, các quốc gia phải đẩy mạnh hợp tác quốc tế.

c. Từ sau Chiến tranh lạnh, hợp tác về kinh tế là nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế.

d. Việt Nam là quốc gia sáng lập, hoạt động tích cực của Diễn đàn hợp tác kinh tế APEC.


Câu 45:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1: Có nhiều tên gọi về trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh như trật tự đa cực; trật tự nhất siêu, nhiều cường; nhiều trung tâm,... Dù có những cách gọi khác nhau nhưng nhìn chung đều chỉ một trật tự thế giới mà ở đó các nước lớn, các trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga,... có vai trò, vị trí quan trọng đối với thế giới.

Tư liệu 2: “Trật tự thế giới mới này được hình thành như thế nào, còn tuỳ thuộc ở nhiều nhân tố: Sự phát triển về thực lực kinh tế, chính trị, quân sự của các cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nhật Bản, Đức trong cuộc chạy đua về sức mạnh quốc gia tổng hợp,...; Sự lớn mạnh của lực lượng cách mạng thế giới (sự thành bại của công cuộc cải cách, đối mới ở các nước xã hội chủ nghĩa,...); Sự phát triển của cách mạng khoa học - kỹ thuật sẽ còn tiếp tục tạo ra những “đột phá” và biến chuyển trên cục diện thế giới”.

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Cánh diều, trang 15,16)

Lựa chọn đúng - sai:

a. Tư liệu 1 khẳng định vai trò các trung tâm kinh tế tài chính với trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh.

b. Tư liệu 2 khẳng định những nhân tố góp phần hình thành nên trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh.

c. Thực lực quân sự là yếu tố quan trọng, quyết định vị trí của cường quốc trong trật tự thế giới mới.

d. Cách mạng khoa học - kỹ thuật và Toàn cầu hóa đã tạo ra sức mạnh quốc gia tổng hợp cho các cường quốc.


Câu 46:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1: “Mặc dù Mỹ vẫn giữ vị trí số một thế giới về kinh tế và các lĩnh vực như: vốn, khoa học - công nghệ,... nhưng vị thế của nước này đang ngày càng bị giảm dần trước sự nổi lên của các trung tâm khác. Năm 2000, GDP của Mỹ gấp khoảng 12 lần Trung Quốc, nhưng đến năm 2021 chỉ còn gấp khoảng 1,3 lần.”

Tư liệu 2: “G20 (gồm các nước nhóm G7, EU, Ác-hen-ti-na, Ốt-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Mê-hi-cô, Nga, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, A-rập Xê-Út, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ), chiếm 2/3 dân số thế giới, 90% GDP toàn cầu và 80% thương mại quốc tế. Được thành lập năm 1999, G20 trở thành trung tâm điều phối các nỗ lực quốc tế nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế thế giới.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, trang 20)

Lựa chọn đúng - sai:

a. Tư liệu 1 khẳng định vị thế tuyệt đối của Mỹ với kinh tế, khoa học, công nghệ thế giới.

b. Tư liệu 2 khẳng định vai trò quan trọng của G20 với sự phát triển của kinh tế thế giới.

c. Sau Chiến tranh lạnh, kinh tế trở thành nội dung căn bản trong các mối quan hệ quốc tế.

d. Trật tự thế giới mới đang khẳng định vị thế thống trị về kinh tế của Mỹ và Trung Quốc.


Câu 48:

Đọc đoạn tư liệu sau đây:

Tư liệu 1: “Mặc dù sau Chiến tranh lạnh, hòa bình trên thế giới được củng cố, nguy cơ chiến tranh thế giới bị đẩy lùi nhưng xung đột, tranh chấp và nội chiến vẫn diễn ra ở nhiều khu vực như bán đảo Ban-căng, châu Phi, Trung Á,... Cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11-9 - 2001 đã dẫn đến những biến động to lớn trong quan hệ quốc tế kéo dài hơn hai thập kỷ qua. Các quốc gia trên thế giới đều chịu tác động của những vấn đề toàn cầu và an ninh phi truyền thống, buộc phải đứng trước xu thế hợp tác quốc tế, nhằm giữ vững an ninh quốc gia và đảm bảo an ninh con người.

Tư liệu 2: “Trong tác phẩm “The Rise and Fall of the Great Povvers” (Sự trỗi dậy và suy tàn của các cường quốc), nhà sử học Mỹ - Pôn Ken-nơ-đi đã nhấn mạnh, các nguồn lực kinh tế, sự phát triển khoa học - kỹ thuật, sức mạnh quân sự tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước, quyết định vị trí quyền lực của đất nước trong cục diện thế giới. Sự phát triển hay suy thoái của các yếu tố này tạo nên sự hưng thịnh và suy vong không chỉ của các cường quốc mà cả các quốc gia khác trong một thế giới phức tạp, đan xen và phụ thuộc nhau.”

(Sách giáo khoa Lịch sử 12, bộ Chân trời sáng tạo, trang 19)

Lựa chọn đúng - sai:

a. Tư liệu 1 khẳng định một nguy cơ và thách thức lớn mà thế giới phải đối diện sau Chiến tranh lạnh.

b. Tư liệu 2 đề cập đến xu thế phát triển của thế giới sau Chiến tranh lạnh, trong đó kinh tế là trọng tâm.

c. Sức mạnh quốc gia tổng hợp được xây dựng sẽ quyết định vị thế quốc gia trong trật tự thế giới đơn cực.

d. Chủ nghĩa khủng bố là thách thức lớn nhất của nhân loại buộc các quốc gia phải hợp tác giải quyết.


4.6

3992 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%