Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Chương trình khác
Môn học
2093 lượt thi câu hỏi
2022 lượt thi
Thi ngay
2079 lượt thi
Câu 1:
Các câu sau đúng hay sai?
A. Nguồn sáng rộng tạo ra sau vật cản bóng tối và bóng nửa tối trên màn chắn.
B. Chùm sáng sau khi hội tụ sẽ trở thành chùm sáng phân kì.
C. Tia sáng luôn luôn là đường thẳng.
D. Nhật thực toàn phần quan sát được ở chỗ có bóng tối của trái đất lên mặt trăng.
Bóng tối là những nơi:
A. Vùng không gian phía sau vật cản chắn ánh sáng của nguồn sáng.
B. Vùng không gian không có ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
C. Phần trên màn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới.
D. Những nơi không có ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới
E. Là những hình ảnh được chiếu lên trên màn.
Câu 2:
Một vật chắn sáng đặt trước một nguồn sáng, khi đó:
A. Phía sau nó là một vùng bóng đen.
B. Phía sau nó là một vùng nửa tối.
C. Phía sau nó là một vùng vừa bóng đen và nửa tối.
D. Phía sau nó là một vùng bóng đen xen kẻ nửa tối.
E. Phía sau nó là một vùng bóng đen và hai vùng nửa tối.
Câu 3:
Điền từ vào chỗ chấm trong đoạn văn sau:
Bóng tối nằm phía sau vật cản, ……………… ánh sáng từ nguồn sáng chiếu tới. ……… nằm phía sau vật cản, nhận được một phần ánh sáng từ ……………………………………………………..
Câu 4:
Khi dịch chuyển vật cản lại gần nguồn sáng thì độ lớn vùng bóng tối ………………………
Câu 5:
Hãy giải thích tại sao khi ta đứng trước ngọn đèn: đứng gần ta thấy bóng lớn còn đứng xa thấy bóng nhỏ hơn?
Câu 6:
Bằng kiến thức vật lý em hãy giải thích câu tục ngữ: “Cọc đèn tối chân”.
Câu 7:
Ban đêm, trong phòng chỉ có một ngọn đèn. Giơ bàn tay chắn giữa ngọn đèn và bức tường, quan sát thấy trên bức tường xuất hiện một vùng tối hình bàn tay, xung quanh có viền mờ hơn. Hãy giải thích hiện tượng đó?
Câu 8:
Vào những ngày trời nắng, ta thường ngồi dưới bóng râm của cây để nghỉ cho mát. Hãy giải thích tại sao lại có bóng râm?
Câu 9:
Tại sao vào những ngày trời nắng to và không có mây thì ta thấy rõ bóng mình trên mặt đất, còn những ngày trời âm u, nhiều mây thì lại không thấy bóng mình rõ trên mặt đất?
Câu 10:
Hình bên mô tả trò chơi “múa rối bóng” dựa theo nội dung câu truyện: “Cô bé quàng khăn đỏ”. Theo em, có thể tạo ra các bóng đen minh họa cho các nhân vật bằng cách nào? Trò chơi này dựa trên cơ sở định luật nào?
419 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com