Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000)

  • 10168 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 50 phút

Câu 1:

Thành công lớn của Mĩ trong chính sách đối ngoại là gì?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Sau chiến tranh thế giới hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu, gây Chiến tranh lạnh nhằm mục tiêu chống chủ nghĩa cộng sản, chống Liên Xô và tiêu diệt hệ thống xã hội chủ nghĩa. Trải qua các đời Tổng thống, mục tiêu này vẫn được quán triệt nghiêm túc và thực thi một cách rõ ràng với hàng loạt các hành động như: tiến hành chiến tranh Đông Dương, chạy đua vũ trang can thiệp vào Cu Ba và các nước xã hội chủ nghĩa...Mặc dù, Mĩ đã thất bại trước phong trào cách mạng ở nhiều quốc gia nhưng Mĩ lại thành công trong việc Thực hiện được một số mưu đồ góp phần đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô. Và như vậy, trong một chừng mực nào đó Mĩ đã thực hiện


Câu 2:

Sự kiện nào sau đây báo hiệu một nguy cơ đe dọa an ninh và vị thế của Mĩ trong giai đoạn hiện nay

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Với sức mạnh kinh tế, quân sự và khoa học - kĩ thuật vượt trội, trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội tan rã, Mĩ có tham vọng vươn lên thành một lực lượng sen đầm quốc tế, thiết lập thế giới đơn cực mà Mĩ sẽ lãnh đạo trật tự thế giới đó. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Mĩ cũng bộc lộ nhiều hạn chế với rất nhiều cuộc suy thoái, Mĩ vẫn tiếp tục can thiệp vào khu vực Trung Đông nhưng có phần giảm sút hơn về mức độ. Hiện nay, sự vươn lên mạnh mẽ của các nước lớn đã mở ra xu thế phát triển đa cực của trật tự thế giới mới. Vụ khủng bố ngày 11 - 9- 2001, thực sự trở thành bóng ma thường trực đe dọa an ninh nước Mĩ trong giai đoạn hiện nay khiến Mĩ phải thay đổi lại chính sách đối nội và đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.


Câu 3:

"Chính sách thực lực" của Mĩ là gì?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Cho đến những năm 60 của thế kỉ XX, Hoa Kì vẫn là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.. Tuy nhiên, với tham vọng làm bá chủ toàn cầu, giới cầm quyền Mĩ đã cho thực thi chính sách đối ngoại chống cộng, chống chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới với rất nhiều học thuyết và biện pháp khác nhau hòng thiết lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ. Chính giới Mĩ luôn cho rằng sứ mệnh của Mĩ là lãnh đạo thế giới tự do và Mĩ cần phải ra tay hành động và để làm được điều này phải dựa vào chính sức mạnh nội tại mà Mĩ đang có đó là tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự. Đó là bản chất của "chính sách thực lực".


Câu 4:

Trong giai đoạn 1945 - 1950, chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu với Mĩ là

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã để lại hậu quả nặng nề với nền kinh tế của các nước Tây Âu kể cả các nước bại trận và thắng trận. Theo quy định của hội nghị Ianta, vùng Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai thuộc phạm vi cai quản của Mĩ. Lúc này, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới và nguy cơ " Tây Âu bị cộng sản thôn tính " đang đến gần, Mĩ đã nhanh tay phát động chiến tranh lạnh để chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Lợi dụng việc các nước Tây Âu đang cần vốn để phát triển kinh tế Mĩ đã thông qua kế hoạch Mác - san viện trợ cho các nước Tây Âu từ đó lôi kéo họ vào các mưu đồ quân sự. Vì thế mối quan hệ giữa Mĩ và Tây Âu sau chiến tranh thế giới hai là Các nước Tây Âu phải liên minh chặt chẽ với Mĩ.


Câu 5:

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Anh xếp sau các nước nào trong khối tư bản chủ nghĩa

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Sau cuộc cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII, Anh nhanh chóng trở thành nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu và đứng đầu thế giới. Từ cuối thế kỉ XIX, khi các nước châu Âu lần lượt hoàn thành xong cuộc cách mạng tư sản và chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa thì địa vị kinh tế của Anh bắt đầu giảm sút nhất là sự cạnh tranh gay gắt của Mĩ và Đức. Từ đó đến những năm sau chiến tranh thế giới hai, mặc dù là nước đồng minh thắng trận nhưng kinh tế Anh cũng không thể vượt qua được các nước tư bản như Tây Đức, Mĩ và Nhật Bản và Pháp. Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật, Pháp và Tây Đức xuất phát từ việc các nước này đã nhận được nguồn viện trợ khổng lồ của Mĩ sau kế hoạch Mác - san để phát triển kinh tế. Vị trí của Anh trên bàn cờ kinh tế thế giới chỉ còn đứng thứ 4 sau Mĩ, Nhật, Tây Đức, Pháp.


5

Đánh giá trung bình

100%

0%

0%

0%

0%

Nhận xét

3 năm trước

Lê Văn Mạnh

N

3 năm trước

Nhật Băng

3 năm trước

Dong Ha

3 năm trước

Đào Thảo

H

8 tháng trước

Hoang Luat

Bình luận


Bình luận