Đăng nhập
Đăng ký
11443 lượt thi 40 câu hỏi 45 phút
Câu 1:
Giberelin là một loại hoocmon kích thích sự nảy mầm, sinh trưởng của cây,… Giberelin được sinh ra chủ yếu ở
A. lá và rễ.
B. chồi đang nảy mầm.
C. hạt.
D. củ.
Câu 2:
Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái
A. cấu tạo và sinh lí khác với con trưởng thành
B. cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lí.
C. cấu tạo và sinh lí tương tự với con trưởng thành.
D. cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành.
Câu 3:
Sinh sản vô tính ở động vật là từ một cá thể
A. sinh ra một hay nhiều cá thể giống hoặc khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
B. luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
C. sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
D. luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
Câu 4:
Loại hoocmon nào đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong vận động quấn vòng ở thực vật?
A. Giberelin
B. Auxin
C. Xitokinin
D. Axit abxixic
Câu 5:
Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra
A. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây
B. chỉ từ rễ của cây
C. chỉ từ một phần thân của cây
D. chỉ từ lá của cây
Câu 6:
Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là
A. làm tăng kích thước chiều dài của cây
B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
C. diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Câu 7:
Dạng hướng động nào dưới đây chỉ có ở một số loài thực vật?
A. Hướng trọng lực.
B. Hướng nước.
C. Hướng sáng.
D. Hướng tiếp xúc.
Câu 8:
Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà còn non có đặc điểm hình thái
A. sinh lí rất khác với con trưởng thành.
Câu 9:
Ăn thịt “bạn tình” là tập tính được tìm thấy ở nhóm động vật nào dưới đây ?
A. Thỏ.
B. Gà.
C. Nhện.
D. Khỉ.
Câu 10:
Cho các bộ phận sau:
(1) Đỉnh rễ. (2) Thân.
(3) Chồi nách. (4) Chồi đỉnh.
(5) Hoa. (6) Lá.
Mô phân sinh đỉnh không có ở bộ phận nào?
A. (1), (2) và (3).
B. (2), (3) và (4).
C. (3), (4) và (5).
D. (2), (5) và (6).
Câu 11:
Hướng tiếp xúc có ở loài cây nào dưới đây?
A. Bưởi.
B. Cam.
C. Nho.
D. Táo.
Câu 12:
Loài động vật nào sau đây mà mỗi cá thể đều là cơ thể lưỡng tính?
A. Gà.
B. Giun đất.
C. Ếch.
D. Sư tử.
Câu 13:
Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển
A. hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành.
B. chưa hoàn thiện, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành không qua lột xác.
C. hoàn thiện, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành không qua lột xác.
D. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành.
Câu 14:
Xét các đặc điểm sau:
(1) Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.
(2) Xảy ra ở cây hai lá mầm.
(3) Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
(4) Chỉ làm tăng chiều dài của cây.
Có bao nhiêu đặc điểm có ở sinh trưởng thứ cấp?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 15:
Bộ phận nào dưới đây của thực vật có hướng sáng âm?
A. Rễ
B. Lá
C. Ngọn
D. Thân
Câu 16:
Trong các động vật dưới đây, động vật nào có hình thức sinh sản hữu tính tiến hoá nhất?
A. Cá mập
B. Cá nhà táng
C. Cá thu
D. Cá chép
Câu 17:
Quá trình phát triển không qua biến thái của động vật gồm giai đoạn
A. Phôi
B. Phôi và hậu phôi
C. Hậu phôi
D. Phôi thai và sau khi sinh
Câu 18:
Ostrogen có vai trò
A. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
B. tăng cường quá trình sinh tổng họp protein, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, qua đó làm tăng sự sinh trưởng của cơ thế
C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
D. kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
Câu 19:
Thể vàng sản sinh ra hooc
A. FSH
B. LH
C. Progesteron
D. Tiroxin
Câu 20:
Khi đặt cây ở cửa sổ, cây thường phát triển hướng ra phía ngoài cửa sổ. Hiện tượng này phản ánh dạng hướng động nào ở thực vật?
A. Hướng nước
B. Hướng tiếp xúc
C. Hướng trọng lực
D. Hướng sáng
Câu 21:
Thụ tinh ngoài có ở động vật nào dưới đây
A. Gà
B. Rắn
C. Ếch
D. Nai
Câu 22:
Testosterone được sinh sản ra ở
A. tuyến giáp
B. tuyến yên
C. tinh hoàn
D. buồng trứng
Câu 23:
Juvenin gây
A. lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
B. ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.
C. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
D. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm
Câu 24:
Khi nói về quá trình thụ tinh ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Tự phối (tự thụ tinh) là sự kết hợp giữa 2 giao tử đực và cái cùng được phát sinh từ một cơ thể lưỡng tính.
(2) Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tinh.
(3) Thụ tinh chéo là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau.
(4) Động vật lưỡng tính có hình thức thụ tinh chéo.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 25:
Tác nhân nào dưới đây thường chỉ gây ra hướng động dương mà không gây ra hướng động âm?
A. Nước.
B. Trọng lực.
C. Ánh sáng.
D. Hóa chất.
Câu 26:
Ở Ong mật, loại Ong nào không mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n)?
A. Ong thợ.
B. Ong chúa.
C. Ong đực.
D. Ong cái.
Câu 27:
Người bị bướu cổ là do thiếu thành phần nào sau đây?
A. Iốt.
B. Sắt.
C. Kẽm.
D. Đồng.
Câu 28:
Testosterone có vai trò kích thích
A. Sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
B. Chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C. Quá trình sinh tổng hợp protein, do đó kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng trưởng sự sinh trưởng của cơ thể.
D. Sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
Câu 29:
Sự cụp, xòe của lá cây trinh nữ có liên quan mật thiết đến sức trương nước và sự di truyền của loại ion nào?
A. K+.
B. Mg2+.
C. Fe3+.
D. Cu2+.
Câu 30:
Ở thực vật có hoa, từ tế bào trong bao phấn đển khi tạo ta hạt phấn đã trải qua
A. một lần nguyên phân rồi đến một lần giảm phân.
B. một lần giảm phân rồi đến một lần nguyên phân.
C. hai lần nguyên phân rồi đến một lần giảm phân.
D. một lần giảm phân rồi đến hai lần nguyên phân.
Câu 31:
Cho hình vẽ và các chú thích sau:
1 – gỗ lõi 4 – mạch rây thứ cấp
2 – tầng phân sinh bên 5 – bần
3 – gỗ dác 6 – tầng sinh bần
Có bao nhiêu giải thích đúng?
Câu 32:
Bộ phận nào trong cây có nhiều kiểu hướng động nhất?
A. Hoa.
B. Thân.
C. Rễ.
D. Lá.
Câu 33:
Đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật là
A. có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
B. tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
C. duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
D. hình thức sinh sản phổ biến.
Câu 34:
Sinh trưởng thứ cấp ở cây thân gỗ là gia tăng về
A. chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
B. chiều ngang do hoạt động của mô sinh đỉnh.
C. chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh bên.
D. chiều dài do hoạt động của mô phân sinh bên.
Câu 35:
Những ứng động nào dưới đây là ứng động không sinh trưởng?
A. Ứng động nở hoa của bồ công anh, khí khổng đóng mở.
B. Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, ứng động nở hoa của bồ công anh.
C. Sự đóng mở của lá cây trinh nữ, khí khổng đóng mở.
D. Lá cây họ đậu xòe ra và khép lại, khí khổng đóng mở.
Câu 36:
Thụ tinh ở thực vật có hoa là sự kết hợp
A. có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
B. ngẫu nhiên hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
C. có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
D. của nhiều giao tử đực với nhiều giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cây mới.
Câu 37:
Miễn dịch đặc hiệu gồm:
A. Các loại miễn dịch tự nhiên, bẩm sinh.
B. Các loại miễn dịch thể dịch.
C. Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào.
D. Các loại miễn dịch nhân tạo.
Câu 38:
Ở thực vật có hoa, quá trình hình thành túi phôi trải qua
A. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân.
B. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân.
C. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân.
D. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân.
Câu 39:
Đặc điểm không có ở hoocmôn thực vật là
A. tính chuyển hóa cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
B. với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
C. được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
D. được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác.
Câu 40:
Những động vật sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn là
A. Cá chép, gà, thỏ, khỉ.
B. Cánh cam, bọ rùa, bướm, ruồi.
C. Bọ ngựa, cào cào, tôm, cua.
D. Châu chấu, ếch, muỗi.
2289 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com