Trắc nghiệm Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương có đáp án (Vận dụng)

  • 1568 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 10 phút

Câu 1:

Chọn cụm từ thích hợp để điền vào chỗ chấm:

Cho hình lập phương và hình hộp chữ nhật có số đo như hình vẽ:

Vậy diện tích xung quanh của hình lập phương … diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.

Xem đáp án

Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:                  

12 × 12 = 144 (cm2)

Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:                  

144 × 4 = 576 (cm2)

Chu vi đáy của hình hộp chữ nhật là:                  

(15 + 9) × 2 = 48 (cm)

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:                  

48 × 11 = 528(cm2)

Mà 576 cm2> 528cm2 nên diện tích xung quanh của hình lập phương lớn hơn diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 2:

Một hình lập phương có cạnh 2cm. Nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần tăng số lần lần lượt là:

Xem đáp án

Độ dài cạnh hình lập phương khi gấp lên 3 lần là:               

2 × 3 = 6 (cm)

Diện tích một mặt của hình lập phương cạnh 2cm là:             

2 × 2 = 4 (cm2)

Diện tích xung quanh của hình lập phương cạnh 2cm là:               

4 × 4 = 16 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh 2cm là:          

4 × 6 = 24 (cm2)

Diện tích một mặt của hình lập phương cạnh 6cm là:                       

6 × 6 = 36 (cm2)

Diện tích xung quanh của hình lập phương cạnh 6cm là:

36 × 4 = 144 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh 6cm là:        

36 × 6 = 216 (cm2)

Diện tích xung quanh của hình lập phương cạnh 6cm gấp diện tích xung quanh của hình lập phương cạnh 2cm số lần là:

144 : 16 = 9 (lần)

Diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh 6cm gấp diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh 2cm số lần là:

216 : 24 = 9 (lần)

Vậy nếu gấp cạnh của hình lập phương lên 3 lần thì diện tích xung quanh và diện tích toàn phần đều tăng lên 9 lần.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 3:

Điền số thích hợp vào chỗ trống:

Người ta làm một cái hộp bằng bia dạng hình lập phương có cạnh 0,75m.

Vậy diện tích bìa dùng để làm cái hộp đó là …. dm2

Xem đáp án

Diện tích một mặt của cái hộp đó là:

0,75 × 0,75 = 0,5625 (m2)

Diện tích toàn phần của cái hộp đó là:           

0,5625 × 6 = 3,375 (m2)           

3,375 m2= 337,5 dm2                              

Đáp số: 337,5dm2.

Vậy đáp đúng điền vào ô trống là 337,5.

Đáp án cần chọn là: A


Câu 4:

Một người làm cái hộp không có nắp bằng bìa cứng dạng hình lập phương có cạnh 14cm. Tính diện tích bìa cần dùng để làm hộp (không tính mép dán).

Xem đáp án

Diện tích một mặt của cái hộp đó là:            

14 × 14 = 196 (cm2)

Diện tích bìa cần dùng để làm cái hộp đó là:            

196 × 5 = 980 (cm2)                                     

Đáp số: 980cm2.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 5:

Người ta làm một cái lồng sắt hình lập phương có độ dài mỗi cạnh là 25dm. Cú mỗi mét vuông sắt giá 45000 đồng. Hỏi người ta làm cái lồng sắt đó hết bao nhiêu tiền mua sắt?

Xem đáp án

Đổi 25dm = 2,5m.

Diện tích một mặt của cái lồng sắt đó là:            

2,5 × 2,5 = 6,25 (m2)

Diện tích sắt dùng để làm cái lồng đó là:            

6,25 × 6 = 37,5 (m2)

Số tiền cần dùng để mua sắt làm cái lồng đó là:            

45000 × 37,5 = 1687500 (đồng)                                          

Đáp số: 1687500 đồng.

Đáp án cần chọn là: C


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận