Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
2148 lượt thi 18 câu hỏi 18 phút
Câu 1:
Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự phân hóa như thế nào giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Hình thành nhóm "đế quốc trẻ"-"đế quốc già"
B. Hình thành phe Liên minh- Hiệp ước
C. Hình thành phe tư bản dân chủ- phát xít
D. Hình thành phe Đồng minh – phe Trục
Câu 2:
Trong cuộc đua giành giật thuộc địa, nước đế quốc nào hung hãn nhất?
A. Mĩ
B. Anh
C. Đức
D. Nhật
Câu 3:
Đức, Áo- Hung và Italia là những nước nằm trong phe nào?
A. phe Hiệp ước
B. phe Đồng minh
C. phe Liên minh
D. phe Trục
Câu 4:
Phe Liên Minh gồm những nước nào?
A. Đức-Ý-Nhật.
B. Đức-Áo-Hung.
C. Đức-Nhật-Áo.
D. Đức-Nhật-Mĩ
Câu 5:
Phe hiệp ước bao gồm những nước nào?
A. Anh, Pháp, Đức
B. Anh, Pháp, Nga
C. Mĩ, Đức, Nga
D. Anh, Pháp, Mĩ
Câu 6:
Các nước Anh, Pháp, Nga là những nước nằm trong phe nào?
Câu 7:
Sự kiện nào được coi là duyên cớ trực tiếp dẫn tới cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)?
A. Đức tấn công Ba Lan
B. Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi
C. Anh tuyên chiến với Đức
D. Thái tử Áo - Hung bị ám sát
Câu 8:
Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Sự hung hãn của Đức
B. Thái tử Áo - Hung bị ám sát
C. Mâu thuẫn Anh - Pháp
D. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa
Câu 9:
Yếu tố nào đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản
B. Việc sở hữu các loại vũ khí có tính sát thương cao
C. Hệ thống thuộc địa không đồng đều
D. Tiềm lực quân sự của các nước tư bản phương Tây
Câu 10:
Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng?
A. Sự hình thành liên minh chính trị đối đầu nhau
B. Sự hình thành các liên minh kinh tế đối đầu nhau
C. Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau
D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước
Câu 11:
Đâu là nhân tố khiến cho quan hệ quốc tế châu Âu cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX ngày càng căng thẳng?
A. Sự hình thành phe Liên minh
B. Thái độ hung hăng của Đức
C. Sự hình thành phe Liên minh và Hiệp ước
D. Thái độ trung lập của Mĩ
Câu 12:
Chủ trương của giới cầm quyền Đức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
A. Tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường
B. Chủ động đàm phán với các nước đế quốc
C. Liên minh với các nước đế quốc
D. Gây chiến với các nước đế quốc láng giềng
Câu 13:
Ý nào không phản ánh đúng mục đích thành lập của hai khối quân sự đối đầu (Liên minh và Hiệp ước) đầu thế kỉ XX?
A. Để lôi kéo đồng minh.
B. Để tăng cường chạy đua vũ trang.
C. Giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang bao trùm thế giới tư bản.
D. Ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau.
Câu 14:
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là
A. Mâu thuẫn về vấn đề nhân công và văn hóa
B. Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản
C. Thái độ hung hăng của Đức và sự dung dưỡng của Anh, Pháp
D. Thái tử Xéc-bi bị ám sát
Câu 15:
Vì sao nói Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?
A. Nước Đức có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh nhưng lại có ít thuộc địa
B. Nước Đức có lực lượng quân dội hùng mạnh, được huấn luyện đầy đủ
C. Nước Đức có nền kinh tế phát triển mạnh nhất Châu Âu
D. Giới quân phiệt Đức tự tin có thể chiến thắng các đế quốc khác
Câu 16:
Đâu không phải sự biến đổi trong chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương khi nước Pháp tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?
A. Củng cố hệ thống quan lại, tay sai ở Đông Dương
B. Thiết lập một nền cai trị cứng rắn
C. Mở rộng thương thuyết với chính phủ Trung Hoa
D. Trao lại quyền thống trị cho chính phủ Nam triều
Câu 17:
Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX chủ yếu vì
A. Vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới
B. Vấn đề thuộc địa
C. Chiến lược phát triển kinh tế
D. Mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại
Câu 18:
Nước nào được mệnh danh là “con hổ đói đến bàn tiệc muộn” trong cuộc giành giật thuộc địa cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX?
A. Nhật.
B. Anh.
C. Đức.
D. Áo – Hung
430 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com