Thi Online Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 32: Điểm và đường thẳng có đáp án
Trắc nghiệm Toán 6 KNTT Bài 32: Điểm và đường thẳng có đáp án
-
1445 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
30 phút
Câu 1:
Hai đường thẳng phân biệt có thể có nhiều hơn một điểm chung được không?
Hai đường thẳng phân biệt không thể có hai điểm chung. Vì nếu chúng có hai điểm chung thì chúng là hai đường thẳng cùng đi qua hai điểm phân biệt, mà chỉ có duy nhất một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
Câu 2:
Hãy liệt kê các cặp đường thẳng song song trong hình sau.
Những cặp đường thẳng song song trong hình là:
+) EF//BC (hay EF// BD, EF//DC)
+) DE//AB (hay DE//BF, DE//AF)
+) DF//AC ( hay DF//AE, DF//CE)
Câu 3:
Hình 8.13 mô tả 4 đường thẳng và 5 điểm có tên là A, B, C, D và E, trong đó ta chỉ biết vị trí của điểm A. Hãy điền tên của các điểm còn lại, biết rằng:
(1) D nằm trên 3 trong 4 đường thẳng;
(2) Ba điểm A, B, C thẳng hàng;
(3) Ba điểm B, D, E thẳng hàng.
Gọi các điểm cần điền có vị trí 1, 2, 3, 4 như hình vẽ dưới:
+) Do D nằm trên 3 trong 4 đường thẳng nên điểm D ở vị trí thứ 1.
+) Do B, D, E thẳng hàng và A, B, C thẳng hàng nên B ở vị trí thứ 3, E ở vị trí thứ 2 và C ở vị trí thứ 4.
Do vậy ta có:
Câu 4:
Cho bốn điểm A, B, C và D như hình vẽ sau.
Hãy nêu tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng.
Ta thấy các điểm A, B, C, D cùng nằm trên một đường thẳng
Do đó tất cả các bộ ba điểm thẳng hàng là: A, B, C; A, B, D; A, C, D và B, C, D.
Câu 5:
Quan sát Hình 8. 12 và trả lời:
a) Có bao nhiêu bộ ba điểm thẳng hàng?
b) Hãy nêu ít nhất hai bộ ba điểm không thẳng hàng.
c) Bốn điểm A, B, C, S có thẳng hàng không?
Nhìn hình trên ta thấy:
a) Chỉ có duy nhất một bộ ba điểm thẳng hàng là: A, B, C.
b) Bộ ba điểm không thẳng hàng là: A, B, S; A, C, S và B, C, S
c) Bốn điểm A, B, C, S không thẳng hàng vì điểm S không nằm trên đường thẳng AC.
Các bài thi hot trong chương:
( 797 lượt thi )
( 1.6 K lượt thi )
( 1.4 K lượt thi )
( 1.3 K lượt thi )
( 1.3 K lượt thi )
( 1.3 K lượt thi )
Đánh giá trung bình
0%
0%
100%
0%
0%
Nhận xét
6 tháng trước
Dương Khắc Việt Anh