Trắc nghiệm Toán 7 Bài 7. Đại lượng tỉ lệ thuận có đáp án

  • 680 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x nếu:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C.

Khái niệm hai đại lượng tỉ lệ thuận:

Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y = kx (với k là một hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ k.


Câu 2:

Đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ \(\frac{1}{3}\) khi:

Xem đáp án

Vì đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ \(\frac{1}{3}\) nên ta có \(x = \frac{1}{3}y\).

Suy ra y = 3x.

Vậy y = 3x.


Câu 3:

Nếu đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ là 2022 thì đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B.

Vì đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x theo hệ số tỉ lệ là 2022 nên y = 2022x.

Suy ra \(x = \frac{1}{{2022}}y\).

Khi đó đại lượng x tỉ lệ thuận với đại lượng y theo hệ số tỉ lệ là \(\frac{1}{{2022}}.\)


Câu 4:

Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau và khi x = −5 thì y = 10. Hệ số tỉ lệ của y đối với x là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C.

Gọi k là hệ số tỉ lệ của y đối với x.

Vì x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau nên ta có y = kx.

Khi x = −5 thì y = 10 nên 10 = k.(−5)

Do đó \(k = \frac{{10}}{{ - 5}} = - 2\).

Vậy hệ số tỉ lệ của y đối với x là −2.


Câu 5:

Cho đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x và khi x = 5 thì y = −15. Khi y = −6 thì x có giá trị là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C.

Gọi k là hệ số tỉ lệ của y đối với x.

Vì đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x nên ta có y = kx.

Khi x = 5 thì y = −15 nên −15 = k.5

Do đó \(k = \frac{{ - 15}}{5} = - 3\)

Vậy y = −3x.

Với y = −6 thì −3x = −6

Suy ra \(x = \frac{{ - 6}}{{ - 3}} = 2\).

Vậy x = 2.


4

Đánh giá trung bình

0%

100%

0%

0%

0%

Nhận xét

H

7 tháng trước

HUY MAI TIEN

Bình luận


Bình luận