Danh sách câu hỏi
Có 1,683 câu hỏi trên 34 trang
Em hãy lựa chọn các dữ kiện bên dưới để điền vào chỗ trống.
a. nhà sàn b. thành thị c. Hin-đu giáo
d. Phật giáo e. bức chạm nổi f. ghe thuyền
g. gỗ h. kim hoàn i. Ấn Độ
j. sông nước k. chữ Phạn
Đời sống hằng ngày gắn bó với....................... là đặc trưng dễ nhận biết nhất của văn hoá Phù Nam. Người Phù Nam ở................, làm nhà trên kênh rạch, xây ..............ở những vùng đất nổi, đi lại chủ yếu bằng mảng,......................đã du nhập vào Phù Nam.Trong bốn bia khắc bằng............... tồn tại đến ngày nay, bia Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp) còn khá nguyên vẹn. ..................và Phật giáo đều được du nhập từ .......................và phát triển ở Phù Nam. Thế kỉ V - VI, ..................chiếm ưu thế. Nhiều pho tượng Phật bằng đủ chất liệu, đá, đồng và đặc biệt là .............vẫn còn tổn tại đến ngày nay.
Bên cạnh một nền nghệ thuật .............tinh tế, phát triển cao, Phù Nam còn nổi tiếng với những ..............trên đá, đất nung.
Đánh giá về chiến thắng Bạch Đằng, hai bộ cổ sử lớn nhất của thời kì phong kiến Việt Nam viết như sau.
“Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương. Làm cho người phương Bắc không dám sang lại nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh giặc cũng giỏi vậy”
(Đại Việt sử kí toàn thư, tập I, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 203 - 204)
“Ngô Quyền gặp được nguỵ triều Nam Hán là một nước nhỏ, Hoằng Tháo là thằng hèn kém nên mới có được trận thắng trên sông Bạch Đằng. Đó là một việc may, có gì đáng khen”
(Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 1, NXB. Giáo dục, 2007, trang 211)
Em đồng ý với nhận định nào? Vì sao?
Hai tư liệu dưới viết về trận Bạch Đằng năm 938. Cả hai đều được viết vào thế kỉ XIII - XV.
“Định kế rồi (Ngô Quyền) bèn cho đóng cọc ở hai bên cửa biển. Khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên, Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết. [Quân Hoằng Tháo] không kịp sửa thuyền mà nước triều rút xuống rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ, quân lính chết đuối quá nửa. Quyền thừa thắng đuổi đánh, bắt được Hoằng Tháo giết đi. Vua Hán thương khóc, thu nhặt quân lính còn sót rút về”
(Đại Việt sử kí toàn thư, tập I, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1 998, tr. 203 - 204)
“Khi Hoằng Tháo tới Giao Châu, Ngô Quyền đã giết Công Tiễn, rồi đem quân đón đánh Tháo. Trước đó, Ngô Quyền đã cho cắm cọc vót nhọn và bọc sắt ở cửa biển rồi, khiến người đem thuyền nhẹ, chờ khi nước thuỷ triều dâng lên thì khiêu chiến, giả thua, chạy trốn. Hoằng Tháo đuổi theo, một lát sau, thuỷ triều xuống, các chiến thuyền của Tháo bị mắc cọc, không trở về được, khiến cho quân bị tan rã và chết đuối. Khi ấy, Nghiêm (tên của vua Nam Hán - người dẫn) tới đồn trú ở cửa biển để cứu trợ, nhưng nghe nói Tháo bị thất trận, bèn trở về”.
(Lê Tắc, An Nam chí lược, thế kỉ XIV - bản dịch tiếng Việt)
Hoàn thành các câu hỏi dưới đây sẽ giúp em xác minh tính chính xác về những gì đã xảy ra trong trận Bạch Đằng năm 938.
Yêu cầu số 1. Điểm gì khác nhau trong nội dung hai văn bản?
Yêu cầu số 2. Những thông tin gì mô tả trận đánh mà hai tư liệu đều giống nhau?
Yêu cầu số 3. Em hãy viết ra 5 câu mà em có ấn tượng nhất, rút từ hai tư liệu đó để mô tả về trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938.
Ghi Ð vào trước câu đúng, S trước câu sai
( ) Mùa đông năm 930, quân Nam Hán xâm lược nước ta.
( ) Dương Đình Nghệ, một vị tướng cũ của Khúc Hạo, lãnh đạo nhân dân tiếp tục đấu tranh chống Nam Hán.
( ) Từ Mê Linh, Dương Đình Nghệ xây dựng lực lượng ngày càng lớn mạnh.
( ) Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân ra tấn công thành Đại La.
( ) Quân Nam Hán lo sợ, vội cho người về nước xin viện binh.
( ) Viện binh đến bao vây và uy hiếp thành Đại La
( ) Quân Nam Hán đại bại, chủ tướng Hốt Tất Liệt bị chém đầu.
( ) Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng Hoàng đế, khôi phục nền tự chủ.
Em hãy nối các dữ liệu bên dưới sao cho phù hợp với các cuộc đấu tranh của nhân dân ta trong thời Bắc thuộc.
1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
A. “Tôi chỉ muốn cưỡi gió đạp sóng, chém cá kình lớn ở Biển Đông, quét sạch bờ cõi, cứu dân ra khỏi cảnh chìm đắm, há lại bắt chước người đời cúi đầu khom lưng làm tì thiếp kẻ khác, cam tâm phục dịch ở trong nhà ư?”
2. Khởi nghĩa Bà Triêu
B. “dẫu sức không địch nổi giặc Lương đến nỗi công cuộc không thành, nhưng đã biết nhân thời cơ vùng dậy, tự làm chủ lấy nước mình, đủ làm thanh thế, mở đường cho nhà Đinh, nhà Lý sau này....”
3. Khởi nghĩa Lý Bí
C. Cuộc khởi nghĩa diễn ra ở làng Đường Lâm, củng cố quyết tâm giành độc lập cho dân tộc.
4. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
D. Cuộc khởi nghĩa giành và giữ chính quyền độc lập trong gần 10 năm (713 - 722). Đó là một cuộc khởi nghĩa lớn, đánh dấu một mốc quan trọng trên con đường chống Bắc thuộc, giành lại quyền tự chủ của nhân dân ta.
5. Khởi nghĩa Phùng Hưng
E. “Một xin rửa sạch nước thù,
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng.
Ba kẻo oan ức lòng chồng,
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này”.
Chọn những từ cho sẵn để điền vào chỗ trống trong đoạn văn bên dưới.
nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình
Sáng tạo
Hán – Việt
Tiếng Việt
Thờ cúng tổ tiên
Chủ động
Làng Việt
Thời Bắc thuộc, người Việt vừa bảo tốn văn hoá truyền thống vừa …...... tiếp thu có chọn lọc và......................... những giá trị văn hoá bên ngoài để phát triển nền văn hoá dân tộc. Người Việt chủ động tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn sử dụng........................, dùng âm Việt để đọc chữ Hán, tạo cơ sở hình thành vốn từ........................... ngày càng phong phú và đặc sắc. Những tín ngưỡng truyền thống như............... thờ các vị thần tự nhiên,......................tiếp tục được duy trì. Ẩn mình sau những luỹ tre,............................là thành trì kiên cố bảo tồn phong tục, tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình.