Câu hỏi:
18/03/2023 2,008Tìm ý và sắp xếp ý cho 1 trong 3 đoạn văn sau:
a) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.
b) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Hồng trong câu chuyện Làm chị.
c) Nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Bạn nhỏ Tuổi Ngựa
a) Cảm nghĩ chung về nhân vật: Nhân vật bạn nhỏ đáng yêu, hiếu thảo.
b) Đặc điểm ngoại hình của nhân vật: Nhanh nhẹn
c) Đặc điểm tính cách: Thích khám phá, thương mẹ và hiếu thảo với mẹ.
* Cô bé Hồng:
a) Cảm nghĩ chung về nhân vật: Hồng là một cô bé ngoan.
b) Đặc điểm ngoại hình của nhân vật: Hồng là một cô gái cao, lớn.
c) Đặc điểm tính cách: Biết rút kinh nghiệm cho bản thân, biết chăm sóc em, giúp đỡ mẹ công việc nhà.
* Bạn nhỏ trong câu chuyện Chiếc răng khểnh.
a) Cảm nghĩ chung về nhân vật: Nhân vật bạn nhỏ là một bạn nhỏ đáng yêu.
b) Đặc điểm ngoại hình của nhân vật: bạn nhỏ có một chiếc răng khểnh.
c) Đặc điểm tính cách: Tự ti khi bạn bè trêu trọc về chiếc răng khểnh. Tự tin khi chia sẻ câu chuyện của mình với bố và cô giáo.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Hãy nói về một lần em giận dỗi hoặc cáu kỉnh với ai đó. Nêu suy nghĩ của em về việc ấy.
Câu 3:
Viết đoạn văn (hoặc 4 – 6 dòng thơ) theo một trong hai nội dung sau:
a) Con giáp mà em thích.
b) Con giáp là tuổi của em.
Hãy trang trí bài viết bằng tranh hoặc ảnh con vật đó.
Câu 4:
Dựa vào kết quả tìm ý và sắp xếp ý ở tiết trước, hãy viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong một câu chuyện đã học (hoặc đã đọc, đã nghe).
Câu 5:
Tìm các từ chỉ sự vật trong những câu sau:
a) Mẹ giao cho Hồng chăm sóc cửa nhà, quét tước, dọn dẹp.
Theo Bích Thuận
b) Chích bông năng nhặt sâu, bắt mối phá mùa màng và cây cối.
Tô Hoài
c) Những cơn mưa ở mùa vụ tiếp theo giúp các cánh đồng dần xanh tươi trở lại.
Theo Tính Lê và Nguyễn Cường.
Câu 6:
* Nội dung chính Những vết đinh: Câu chuyện kể về một cậu bé hay nổi nóng và bài học ý nghĩa mà cha cậu đã dạy qua những vết đinh. Bài học đã giúp cậu bé kiềm chế tính nóng của mình và giúp cậu bé hiểu ra nhiều điều trong cuộc sống.
Những vết đinh
Có một cậu bé nọ tính hay cáu kỉnh. Cha cậu bèn đưa cho cậu một túi đinh và bảo:
- Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.
Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 15 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu đã biết kiềm chế những cơn nóng giận, số đinh cậu đóng trên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy kiềm chế cơn giận còn dễ hơn là phải đóng một cái đinh lên hàng rào.
Đến một hôm, cậu đã không còn cáu giận với ai trong suốt cả ngày. Cậu thưa với cha. Người cha bảo:
- Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào.
Ngày lại trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé hãnh diện khoe với cha rằng không còn một cái đinh nào trên hàng rào. Cha liền dẫn cậu đến bên hàng rào, bảo:
- Con đã làm mọi việc rất tốt. Nhưng hãy nhìn lên hàng rào: Dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn. Nếu con xúc phạm ai đó trong cơn giận lời xúc phạm của con cũng giống như những chiếc đinh này: Chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác và cả trong lòng con nữa. Mà vết thương tinh thần còn tệ hơn những vết đinh rất nhiều.
(Mai Văn Khôi)
Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?
Câu 7:
Tìm danh từ trong các câu sau:
Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành ông Mặt Trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
Theo Trần Hoài Dương
về câu hỏi!