Soạn Tiếng Việt 4 Cánh diều Bài 1: Chân dung của em có đáp án

733 lượt thi 51 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 8:

Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về các bạn cùng lứa tuổi với em.

- 1 bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về nội dung trên.


Câu 14:

Câu chuyện kể về cậu bé có chiếc răng khểnh, nhưng bị tự ti vì bạn bè trêu chọc. Từ đó cậu bé ít khi cười hơn. Nhưng sau khi tâm sự với bố và cô giáo cậu bé đã tự tin hơn về chiếc răng khểnh và cười nhiều hơn trước.

Cái răng khểnh

 

Tôi có một cái răng khểnh. Thỉnh thoảng, tụi bạn lại trêu tôi. Có bạn còn nói: “Đó là vì cậu không chịu đánh răng. Người siêng đánh răng, răng sẽ mòn đều”. Từ đó, tôi ít khi cười.

Một hôm, bố tôi hỏi:

- Sao dạo này bố ít thấy con cười?

Tôi nói:

Tại sao con phải cười hả bố?

- Đơn giản thôi. Khi cười khuôn mặt con sẽ rạng rỡ. Khuôn mặt người ta đẹp nhất là nụ cười.

- Nhưng con cười sẽ rất xấu.

- Tại sao? – Bố ngạc nhiên. – Ai nói với con vậy?

- Không ai cả, nhưng con biết rất xấu! Đẹp sao được khi có cái răng khểnh?

- Ái chà! – Bố bật cười. – Thì ra là vậy. Nó đẹp lắm, nó làm nụ cười của con khác với các bạn. Đáng lí con phải tự hào chứ. Mỗi người có một nét riêng. Hãy quan sát đi rồi con sẽ thấy rất nhiều điều bí mật về những người xung quanh mình.

Một hôm, tôi thuật lại câu nói của bố về điều bí mật cho cô giáo. Cô nhìn tôi, dịu dàng hỏi:

- Vậy em có điều bí mật gì không?

- Dạ, có. Nhưng em sẽ không kể cho cô nghe đâu ạ.

- Khi em kể điều bí mật cho một người biết giữ bí mật thì bí mật vẫn còn. Khi em kể cho cô, sẽ có hai người cùng giữ chung một bí mật.

Tôi đã kể cho cô nghe bí mật của tôi. Tôi cũng muốn kể cho các bạn nghe nữa, như vậy các bạn sẽ giữ giùm tôi một điều bí mật, bí mật về một cậu bé hay cười vì có cái răng khểnh.

(Theo Nguyễn Ngọc Thuần)

Tại sao bạn nhỏ trong câu chuyện không thích cái răng khểnh?


Câu 25:

* Nội dung chính Vệt phấn trên mặt bàn: Câu chuyện kể về Minh và người bạn mới quen tên Thi Ca. Mỗi Lần viết bài, Minh hay bị Thi Ca huých vào tay khi viết bài, cậu đã lấy phấn kẻ một đường trên mặt bàn. Khi hiểu rõ sự tình về bàn tay mặt của Thi Ca, Minh đã hối hận với hành động của mình.

 

Vệt phấn trên mặt bàn

Lớp Minh có thêm học sinh mới. Đó là một cô bạn có cái tên rất ngộ: Thi Ca. Cô giáo xếp Thi Ca ngồi ngay cạnh Minh. Minh tò mò ngó mái tóc xù lông nhím của bạn, định bụng sẽ làm quen với “người hàng xóm” mới thật vui vẻ.

Nhưng cô bạn tóc xù toàn làm Minh bực mình. Trong lúc Minh bặm môi, nắn nót từng dòng chữ trên trang vở thì hai cái cùi chỏ đụng nhau đánh cộp làm chữ nhảy chồm lên, rớt khỏi dòng. Tất cả rắc rối là do Thi Ca viết tay trái. Hai, ba lần, Minh phải kêu lên:

- Bạn xê ra chút coi! Đụng tay mình rồi nè!

Tới lần thứ tư, Minh lấy phấn kẻ một đường chia đôi mặt bàn:

- Đây là ranh giới. Bạn không được để tay thò qua chỗ mình nhé!

Thi Ca nhìn đường phấn trắng, gương mặt thoáng buồn. Đường ranh giới cứ thế tồn tại trên mặt bàn hết một tuần.

Hôm ấy, trống vào lớp lâu rồi mà không thấy Thi Ca xuất hiện. Thì ra bạn ấy phải vào bệnh viện. Cô giáo nói:

- Hi vọng lần này bác sĩ sẽ giúp chữa lành cánh tay mặt để bạn không phải viết bằng tay trái nữa!

Lời cô giáo làm Minh chợt nhớ ra Thi ca hay giấu bàn tay mặt trong hộc bàn. Minh nhớ ánh mắt buồn của bạn lúc nhìn Minh vạch đường phấn trắng. Càng nhớ càng ân hận. Mím môi, Minh đè mạnh chiếc khăn, xóa vệt phấn trên mặt bàn.

“Mau về nhé, Thi Ca!” – Minh nói với vệt phấn chỉ còn là một đường mờ nhạt trên mặt gỗ lốm đốm vân nâu.

Theo Nguyễn Thị Kim Hòa.

Những đặc điểm nào của người bạn mới khiến Minh chú ý?


Câu 34:

* Nội dung chính Những vết đinh: Câu chuyện kể về một cậu bé hay nổi nóng và bài học ý nghĩa mà cha cậu đã dạy qua những vết đinh. Bài học đã giúp cậu bé kiềm chế tính nóng của mình và giúp cậu bé hiểu ra nhiều điều trong cuộc sống.

 

Những vết đinh

Có một cậu bé nọ tính hay cáu kỉnh. Cha cậu bèn đưa cho cậu một túi đinh và bảo:

- Mỗi lần con cáu kỉnh với ai, con hãy đóng một cái đinh lên hàng rào gỗ.

Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng 15 cái đinh lên hàng rào. Nhưng sau vài tuần, cậu đã biết kiềm chế những cơn nóng giận, số đinh cậu đóng trên hàng rào ngày một ít đi. Cậu nhận thấy kiềm chế cơn giận còn dễ hơn là phải đóng một cái đinh lên hàng rào.

Đến một hôm, cậu đã không còn cáu giận với ai trong suốt cả ngày. Cậu thưa với cha. Người cha bảo:

- Sau một ngày mà con không hề cáu giận ai, con hãy nhổ một cái đinh ra khỏi hàng rào.

Ngày lại trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé hãnh diện khoe với cha rằng không còn một cái đinh nào trên hàng rào. Cha liền dẫn cậu đến bên hàng rào, bảo:

- Con đã làm mọi việc rất tốt. Nhưng hãy nhìn lên hàng rào: Dù con đã nhổ đinh đi, vết đinh vẫn còn. Nếu con xúc phạm ai đó trong cơn giận lời xúc phạm của con cũng giống như những chiếc đinh này: Chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác và cả trong lòng con nữa. Mà vết thương tinh thần còn tệ hơn những vết đinh rất nhiều.

(Mai Văn Khôi)

Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào? (ảnh 1)

Người cha dạy con trai kiềm chế tính nóng nảy bằng cách nào?


Câu 45:

Chiếc lá

Vì sao chim sâu muốn biết về cuộc đời của chiếc lá? Tìm ý đúng: a) Vì chim sâu thấy chiếc lá rất đẹp. b) Vì chim sâu thấy bông hoa rất biết ơn chiếc lá. c) Vì chim sâu thấy chiếc lá muốn giấu bí mật. d) Vì chim sâu thấy bác gió kể nhiều về chiếc lá. (ảnh 1)
Chim sâu hỏi chiếc lá:

- Lá ơi, hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu!

- Tôi không tin! Bạn đừng có giấu! Nếu vậy, sao bông hoa kia có vẻ rất biết ơn bạn?

- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế mãi cho đến bây giờ.

- Thật như thế sao? Có khi nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành ông Mặt Trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?

- Chưa. Chưa có một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác cả. Suối đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.

- Thế thì chán thật! Cuộc đời bạn bình thường thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện!

- Tôi không bịa tí nào đâu! Mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi: những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói trên kia.

(Theo Trần Hoài Dương)

Vì sao chim sâu muốn biết về cuộc đời của chiếc lá? Tìm ý đúng:

a) Vì chim sâu thấy chiếc lá rất đẹp.

b) Vì chim sâu thấy bông hoa rất biết ơn chiếc lá.

c) Vì chim sâu thấy chiếc lá muốn giấu bí mật.

d) Vì chim sâu thấy bác gió kể nhiều về chiếc lá.


Câu 46:

Cuộc đời của chiếc lá diễn ra thế nào? Tìm ý đúng:

a) Từ một búp non lớn dần thành chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế mãi.

b) Từ một búp non lớn dần thành chiếc lá rồi thành hoa, thành quả.

c) Từ một búp non lớn dần thành chiếc lá rồi thành ông Mặt Trời.

d) Từ một búp non lớn dần thành chiếc lá rồi thành ngôi sao.


4.6

147 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%