Câu hỏi:

12/07/2024 2,872

Cho nửa đường tròn (O; R) có đường kính AB. Vẽ các tiếp tuyến Ax, By của đường tròn (O), trên đường tròn (O) lấy một điểm E bất kì (E khác A, B). Tiếp tuyến tại E của đường tròn (O) cắt Ax, By lần lượt tại C, D.

a) Chứng minh: CD = AC + BD.

b) Vẽ EF vuông góc AB tại F, BE cắt AC tại K. Chứng minh: AF.AB = KE.EB.

c) EF cắt CB tại I. Chứng minh , suy ra FE là tia phân giác của góc CFD.

d) EA cắt CF tại M, EB cắt DF tại N. Chứng minh: M, I, N thẳng hàng.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).

Đề toán-lý-hóa Đề văn-sử-địa Tiếng anh & các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Lời giải:

Media VietJack

a) Do AC, EC là hai tiếp tuyến của (O) cắt nhau tại C nên AC = EC.

          BD, ED là hai tiếp tuyến của (O) cắt nhau tại D nên BD = BE

Do đó AC + BD = EC + BE = CD.

Vậy CD = AC ++ BD.

b) Do E thuộc đường tròn (O) đường kính AB nên \(\widehat {AEB} = 90^\circ \)

DABK vuông tại A, có đường cao AE nên theo hệ thức lượng ta có: AE2 = KE.EB.

DAEB vuông tại E, có đường cao EF nên theo hệ thức lượng ta có: AE2 = AF.AB.

Do đó AF.AB = KE.EB.

c) Xét DABC có AC // IF nên theo định lí Talet ta có:\(\frac{{CI}}{{IB}} = \frac{{AF}}{{FB}}\).

Xét DBCD có IE // BD nên theo định lí Talet ta có:\(\frac{{CI}}{{IB}} = \frac{{CE}}{{ED}}\).

Lại có CE = AC và ED = BD nên \(\frac{{AC}}{{BD}} = \frac{{CE}}{{ED}} = \frac{{CI}}{{IB}} = \frac{{AF}}{{FB}}\) hay \(\frac{{AC}}{{BD}} = \frac{{AF}}{{FB}}\)

Xét \(\Delta AFC\) và \(\Delta BFD\) có:

\(\widehat {CAF} = \widehat {DBF} = 90^\circ \) và \(\frac{{AC}}{{BD}} = \frac{{AF}}{{BF}}\)

Do đó

\( \Rightarrow \widehat {AFC} = \widehat {BFD}\) (hai góc tương ứng)

Mà \(\widehat {AFC} + \widehat {CFE} = 90^\circ \) và \(\widehat {BFD} + \widehat {DFE} = 90^\circ \)

Suy ra \(\widehat {CFE} = \widehat {DFE}\) hay FE là phân giác của \(\widehat {CFD}\).

d) Ta có: AC = EC và OA = OE nên OC là đường trung trực của AE.

Lại có AE KB nên OC // KB.

Mà O là trung điểm của AB nên C là trung điểm của AK.

Do EF // AK nên \(\frac{{EI}}{{KC}} = \frac{{BI}}{{BC}} = \frac{{IF}}{{CA}}\) (hệ quả định lí Talet)

Mà KC = CA nên EI = IF.

Tia IM cắt AC tại Q, tia IB cắt BD tại Q.

CP // IF nên \(\frac{{CP}}{{IF}} = \frac{{MP}}{{MI}}\) (hệ quả định lí Talet)

PA // IE nên \(\frac{{PA}}{{IE}} = \frac{{MP}}{{MI}}\) (hệ quả định lí Talet)

Suy ra \(\frac{{CP}}{{IF}} = \frac{{PA}}{{IE}}\left( { = \frac{{MP}}{{MI}}} \right)\), mà EI = IF nên CP = PA hay P là trung điểm của AC.

Tương tự ta cũng chứng minh được Q là trung điểm của BD.

Ta có: IE // BD nên \(\frac{{CI}}{{IB}} = \frac{{CE}}{{ED}} = \frac{{CA}}{{BD}} = \frac{{2CP}}{{2QB}} = \frac{{CP}}{{QB}}\) và \(\widehat {PCI} = \widehat {QBI}\) (so le trong).

Xét DPCI và DQBI có:

\(\widehat {PCI} = \widehat {QBI}\) và \(\frac{{CI}}{{IB}} = \frac{{CP}}{{QB}}\)

Suy ra

Do đó \(\widehat {PIC} = \widehat {QIB}\) (hai góc tương ứng)

Mà \(\widehat {PIC} + \widehat {PIB} = 180^\circ \) (kề bù) nên \(\widehat {QIB} + \widehat {PIB} = 180^\circ \)

Suy ra P, I, Q thẳng hàng hay M, I, N thẳng hàng.

Bình luận


Bình luận

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Cho nửa đường tròn (O; R) đường kính AB. Điểm C thuộc nửa đường tròn sao cho AC > CB, C khác A và B. Kẻ CH vuông góc với AB tại H. Kẻ OI vuông góc với AC tại I.

a) Chứng minh bốn điểm C, H, O, I cùng thuộc một đường tròn.

b) Kẻ tiếp tuyến Ax của đường tròn (O; R), tia OI cắt Ax tại M, chứng minh OI.OM = R2. Tính độ dài đoạn thẳng OI biết OM = 2R và R = 6 cm.

c) Gọi giao điểm của BM với CH là K. Chứng minh tam giác AMO đồng dạng với tam giác HCB và KC = KH.

Xem đáp án » 12/07/2024 20,666

Câu 2:

Cho (d1): y = (2m + 1)x – 2m – 3 và (d2): y = (m – 1)x + m. Tìm m để (d1) và (d2) cắt nhau tại 1 điểm nằm trên trục hoành.

Xem đáp án » 12/07/2024 20,380

Câu 3:

Cho hàm số y = 2x2 – 3x – 5 (1). Tìm giá trị của tham số m để đồ thị hàm số (1) cắt đường thẳng y = 4x + m tại hai điểm phân biệt A(x1; y1), B(x2; y2) thỏa mãn \(2x_1^2 + 2x_2^2 = 3{x_1}{x_2} + 7\).

Xem đáp án » 12/07/2024 14,178

Câu 4:

Tìm tập xác định của hàm số \(y = f\left( x \right) = \left\{ \begin{array}{l}\sqrt { - 3x + 8} + x\,\,\,khi\,\,x < 2\\\sqrt {x + 7} + 1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,khi\,\,x \ge 2\end{array} \right.\).

Xem đáp án » 11/07/2024 11,501

Câu 5:

Cho phương trình x2 – 2x – 2m2 = 0 (m là tham số).

a) Giải phương trình khi m = 0.

 b) Tìm m để phương trình có hai nghiệm x1, x2 khác 0 và thỏa mãn điều kiện \(x_1^2 = 4x_2^2\).

Xem đáp án » 12/07/2024 10,800

Câu 6:

Trong mặt phẳng Oxy, với giá trị nào của m thì đường thẳng D1: (2m – 1)x + my – 10 = 0 vuông góc với đường thẳng D2: 3x + 2y + 6 = 0?

Xem đáp án » 23/03/2023 8,912

Câu 7:

Cho hình bình hành ABCD. Gọi M, N lần lượt là hai điểm nằm trên hai cạnh AB và CD sao cho AB = 3AM và CD = 2CN. Gọi G là trọng tâm của tam giác MNB. Phân tích các vectơ \(\overrightarrow {AN} ,\overrightarrow {MN} ,\overrightarrow {AG} \) qua các vectơ \(\overrightarrow {AB} \)\(\overrightarrow {AC} \).

Xem đáp án » 12/07/2024 8,445