Câu hỏi:
24/08/2024 68Thầy Nam điều tra sở thích chơi thể thao của học sinh lớp 9A do thầy phụ trách (mỗi học sinh chỉ nêu một môn thể thao yêu thích nhất). Biểu đồ cột kép ở Hình 20 biểu diễn số học sinh nam và số học sinh nữ của lớp 9A có sở thích chơi một số môn thể thao: Bóng đá, Bóng rổ, Bóng bàn mà thầy Nam đã điều tra. Chọn ngẫu nhiên một học sinh của lớp 9A tham gia điều tra. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a) A: “Học sinh được chọn là nam”;
b) B: “Học sinh được chọn là nữ và yêu thích môn Bóng đá”;
c) C: “Học sinh được chọn là nam và yêu thích môn Bóng bàn hoặc Bóng rổ”.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Số học sinh của lớp 9A là: 12 + 10 + 4 + 5 + 5 + 6 = 42 (học sinh).
a) Số học sinh nam của lớp 9A là: 12 + 4 + 5 = 21 (học sinh).
Xác suất của biến cố A: “Học sinh được chọn là nam” là \(P\left( A \right) = \frac{{21}}{{42}} = \frac{1}{2}.\)
b) Số học sinh nữ yêu thích môn Bóng đá là 10 học sinh.
Xác suất của biến cố B: “Học sinh được chọn là nữ và yêu thích môn Bóng đá” là:
\(P\left( B \right) = \frac{{10}}{{42}} = \frac{5}{{21}}.\)
c) Số học sinh nam yêu thích môn Bóng bàn hoặc Bóng rổ là: 4 + 5 = 9 (học sinh).
Xác suất của biến cố C: “Học sinh được chọn là nam và yêu thích môn Bóng bàn hoặc Bóng rổ” là \(P\left( C \right) = \frac{9}{{42}} = \frac{3}{{14}}.\)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bảng 33 cho biết số tiền bảo dưỡng máy móc của một xưởng sản xuất đồ cơ khí ở bốn tháng cuối năm 2023.
Tháng |
9 |
10 |
11 |
12 |
Số tiền (đơn vị: triệu đồng) |
15 |
24 |
20 |
36 |
Bảng 33
Vẽ biểu đồ đoạn thẳng biểu diễn kết quả thống kê trên.
Câu 2:
Một công ty sản xuất bóng đèn kiểm tra định kì bằng cách thắp thử nghiệm 40 bóng đèn để kiểm tra tuổi thọ (đơn vị: giờ). Kết quả của cuộc thử nghiệm được thống kê như sau:
Lập bảng tần số của mẫu số liệu thống kê trên.
Câu 3:
Kết quả điểm thi môn Ngữ Văn của lớp 9C được cho như ở Bảng 34 sau:
Điểm |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Cộng |
Tần số |
1 |
9 |
12 |
14 |
1 |
3 |
N = 40 |
Bảng 34
a) Vẽ biểu đồ tần số ở dạng biểu đồ cột của mẫu số liệu thống kê đó.
b) Vẽ biểu đồ tần số tương đối ở dạng biểu đồ cột của mẫu số liệu thống kê đó.
Câu 4:
Có năm đoạn thẳng có độ dài lần lượt là 2 cm, 4 cm, 6 cm, 8 cm và 10 cm. Lấy ngẫu nhiên ba đoạn thẳng trong năm đoạn thẳng trên. Tính xác suất của biến cố E: “Ba đoạn thẳng được lấy ra lập thành ba cạnh của một tam giác”.
Câu 5:
Một hộp có 20 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 21, 22, 23, …, 39, 40; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Xác suất của biến cố “Số xuất hiện trên thẻ được rút ra chia hết cho 2 và 3” là:
A. \(\frac{{10}}{{20}}.\)
B. \(\frac{5}{{20}}.\)
C. \(\frac{7}{{20}}.\)
D. \(\frac{3}{{20}}.\)
Câu 6:
Một hộp có chứa 10 quả cầu màu đen được đánh số từ 1 đến 10 và 20 quả cầu màu vàng được đánh số từ 11 đến 30. Lấy ngẫu nhiên một quả trong hộp. Tính xác suất của mỗi biến cố sau:
a) A: “Quả cầu được lấy ra có màu đen và ghi số chia cho 3 dư 1”;
b) B: “Quả cầu được lấy ra có màu vàng hoặc ghi số lẻ lớn hơn 3”.
Câu 7:
Hai túi A và B chứa các tấm thẻ được đánh số. Túi A chứa 5 tấm thẻ màu đỏ được đánh số 1; 2; 3; 4; 5 và túi B chứa 4 tấm thẻ màu xanh được đánh số 1; 2; 3; 4. Trong mỗi túi A, B, hai tấm thẻ khác nhau được đánh số khác nhau. Lấy ngẫu nhiên hai tấm thẻ, mỗi túi một tấm. Tính xác suất của biến cố N: “Tổng hai số trên hai tấm thẻ được lấy ra lớn hơn 6”.
về câu hỏi!