Câu hỏi:

24/08/2024 1,348

Hai túi A và B chứa các tấm thẻ được đánh số. Túi A chứa 5 tấm thẻ màu đỏ được đánh số 1; 2; 3; 4; 5 và túi B chứa 4 tấm thẻ màu xanh được đánh số 1; 2; 3; 4. Trong mỗi túi A, B, hai tấm thẻ khác nhau được đánh số khác nhau. Lấy ngẫu nhiên hai tấm thẻ, mỗi túi một tấm. Tính xác suất của biến cố N: “Tổng hai số trên hai tấm thẻ được lấy ra lớn hơn 6”.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Xét phép thử: “Lấy ngẫu nhiên hai tấm thẻ, mỗi túi một tấm”.

Ta thấy, các kết quả xảy ra của phép thử đó là đồng khả năng.

Kết quả xảy ra của phép thử là một cặp số (a, b), trong đó a và b tương ứng là số ghi trên hai tấm thẻ được lấy ra. Do chỉ có 1 tấm thẻ số 5 nên a và b không đồng thời bằng 5.

Tập hợp các kết quả của phép thử là:

Ω = {(1, 1); (1, 2); (1, 3); (1, 4); (2, 1); (2, 2); (2, 3); (2, 4); (3, 1); (3, 2); (3, 3); (3, 4); (4, 1); (4, 2); (4, 3); (4, 4); (5, 1); (5, 2); (5, 3); (5, 4)}.

Tập Ω có 20 phần tử.

Các cặp số có tổng hai số lớn hơn 6 là: (3, 4); (4, 3); (4, 4); (5, 2); (5, 3); (5, 4).

Do đó, có 6 kết quả thuận lợi cho biến cố N.

Vậy xác suất của biến cố N là: \({\rm{P}}\left( N \right) = \frac{6}{{20}} = \frac{3}{{10}}.\)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Xét phép thử “Lấy ngẫu nhiên ba đoạn thẳng trong năm đoạn thẳng”.

Ta thấy, các kết quả xảy ra của phép thử đó là đồng khả năng.

Kết quả xảy ra của phép thử là một bộ ba (a cm, b cm, c cm), trong đó a cm, b cm và c cm tương ứng là độ dài của ba đoạn thẳng được lấy ra. Do ba đoạn thẳng được lấy ra cùng một lúc nên a, b và c đôi một khác nhau.

Tập hợp các kết quả của phép thử là:

Ω = {(2 cm, 4 cm, 6 cm); (2 cm, 4 cm, 8 cm); (2 cm, 4 cm, 10 cm); (2 cm, 6 cm, 8 cm); (2 cm, 6 cm, 10 cm); (2 cm, 8 cm, 10 cm); (4 cm, 6 cm, 8 cm); (4 cm, 6 cm, 10 cm); (4 cm, 8 cm, 10 cm); (6 cm, 8 cm, 10 cm)}.

Tập hợp Ω có 10 phần tử.

Ta có: 8 < 4 + 6; 10 < 4 + 8; 10 < 6 + 8 nên ba bộ ba các đoạn thẳng lập thành ba cạnh của một tam giác là: (4 cm, 6 cm, 8 cm); (4 cm, 8 cm, 10 cm); (6 cm, 8 cm, 10 cm).

Do đó có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố E.

Vậy xác suất của biến cố E là: \(P\left( E \right) = \frac{3}{{10}}.\)

Lời giải

Ta có tập hợp Ω gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số ghi trên quả cầu được lấy ra từ hộp đó là: Ω = {1; 2; 3; …; 29; 30}.

Do đó, tập hợp Ω có 30 phần tử.

a) Các trường hợp quả cầu được lấy ra có màu đen và ghi số chia cho 3 dư 1 là: 1; 4 ;7; 10.

Do đó có 4 kết quả thuận lợi cho biến cố A.

Vậy xác suất của biến cố A là: \({\rm{P}}\left( A \right) = \frac{4}{{30}} = \frac{2}{{15}}.\)

b) Các trường hợp quả cầu được lấy ra có màu vàng hoặc ghi số lẻ lớn hơn 3 là: 11; 12; 13; 14; 15; 16; 17; .... ; 29; 30; 5; 7; 9.

Do đó có 23 kết quả thuận lợi cho biến cố B.

Vậy xác suất của biến cố B là: \(P\left( B \right) = \frac{{23}}{{30}}.\)