Câu hỏi:

13/07/2024 4,129

Ba lớp 10A, 10B, 10C trồng được 164 cây bạch đàn và 316 cây thông. Mỗi học sinh lớp 10A trồng được 3 cây bạch đàn và 2 cây thông; mỗi học sinh lớp 10B trồng được 2 cây bạch đàn và 3 cây thông; mỗi học sinh lớp 10C trồng được 5 cây thông. Hỏi mỗi lớp có bao nhiêu học sinh? Biết số học sinh lớp 10A bằng trung bình cộng số học sinh lớp 10B và 10C.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Gọi số học sinh của ba lớp 10A, 10B, 10C lần lượt là x, y, z (học sinh) (x, y, z  *).

Theo đề bài ta có:

– Số học sinh lớp 10A bằng trung bình cộng số học sinh lớp 10B và 10C, suy ra:

x = y+z2 2x – y – z = 0 (1).

– Số cây bạch đàn mỗi học sinh lớp 10A, 10B trồng được lần lượt là: 3, 2. Suy ra:

3x + 2y = 164 (2).

– Số cây thông mỗi học sinh lớp 10A, 10B, 10C trồng được lần lượt là: 2, 3, 5. Suy ra:

2x + 3y + 5z = 316 (3).

Từ (1), (2) và (3) ta có hệ phương trình: 2xyz=03x+2y=1642x+3y+5z=316.

Giải hệ này ta được x = 32, y = 34, z = 30 (thoả mãn điều kiện).

Vậy số học sinh của ba lớp 10A, 10B, 10C lần lượt là 32, 34, 30 học sinh.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Gọi ZA, NA lần lượt là số lượng hạt p, n của nguyên tử A.

ZB, NB lần lượt là số lượng hạt p, n của nguyên tử B.

Theo đề bài:

– Tổng số hạt p, n, e trong hai nguyên tử kim loại A và B là 177 nên ta có:

(2ZA + NA) + (2ZB + NB) = 177 (1).

– Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 47 nên ta có:

(2ZA + 2ZB) – (NA + NB) = 47 (2).

– Số hạt mang điện của nguyên tử B nhiều hơn của nguyên tử A là 8 nên ta có:

2ZB – 2ZA = 8 hay ZB – ZA = 4 (3).

Cộng theo từng vế của (1) với (2) ta được: 4ZA + 4ZB = 224 hay ZA + ZB = 56 (4).

Từ (3) và (4) ta có hệ phương trình: ZBZA=4ZA+ZB=56.

Giải hệ này ta được ZA = 26, ZB = 30.

Vậy số hạt proton trong một nguyên tử A là 26.

Lời giải

a) Theo định luật bảo toàn nguyên tố với K, Cl và O, ta có:

x = y hay x – y = 0 và 3x = 2z hay 3x – 2z = 0.

Ta có hệ phương trình: xy=03x2z=0    1.

Chọn z = 3. Khi đó hệ (1) trở thành xy=03x6=0x=2y=2.

Vậy ta có phương trình sau cân bằng: 2KClO3 t° 2KCl + 3O2.

a) Theo định luật bảo toàn nguyên tố với K, Cl và O, ta có:

x = y hay x – y = 0 và 3x = 2z hay 3x – 2z = 0.

Ta có hệ phương trình: xy=03x2z=0    1.

Chọn z = 3. Khi đó hệ (1) trở thành xy=03x6=0x=2y=2.

b) Theo định luật bảo toàn nguyên tố với Fe và Cl, ta có:

x = z hay x – z = 0 và 2x + 2y = 3z hay 2x + 2y – 3z = 0.

Ta có hệ phương trình: xz=02x+2y3z=0    1.

Chọn z = 2. Khi đó hệ (1) trở thành x2=02x+2y6=0x=2y=1.

Vậy ta có phương trình sau cân bằng: 2FeCl2 + Cl2 t° 2FeCl3.

c) Theo định luật bảo toàn nguyên tố với Fe và O, ta có:

x = 2z hay x – 2z = 0 và 2y = 3z hay 2y – 3z = 0.

Ta có hệ phương trình: x2z=02y3z=0    1.

Chọn z = 2. Khi đó hệ (1) trở thành x4=02y6=0x=4y=3.

Vậy ta có phương trình sau cân bằng: 4Fe + 3O2 t° 2Fe2O3.

c) Theo định luật bảo toàn nguyên tố với Na, H và O, ta có:

2x + y = 2z hay 2x + y – 2z = 0;

y = 6;

3x + 8 + 4y = 4z + 15 hay 3x + 4y – 4z = 7.

Ta có hệ phương trình: 2x+y2z=0y=63x+4y4z=7.

Giải hệ phương trình này ta được x = 5, y = 6, z = 8.

Vậy ta có phương trình sau cân bằng:

5Na2SO3 + 2KMnO4 + 6NaHSO4 t° 8Na2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4 + 3H2O.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP