Đăng nhập
Đăng ký
2488 lượt thi 44 câu hỏi 45 phút
Câu 1:
Trên mặt trận quân sự, chiến thắng nào của ta có tính chất mở màn cho việc đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
A. Bình Giã (Bà Rịa).
B. Ba Gia (Quãng Ngãi).
C. Đồng Xoài (Biên Hòa).
D. Ấp Bắc (Mĩ Tho).
Câu 2:
Chiến thắng quân sự nào của ta đã làm phá sản về cơ bản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?
A. Ấp Bắc.
B. Bình Giã.
C. Đồng Xoài.
D. Ba Gia.
Câu 3:
Cuộc đấu tranh chính trị tiêu biểu nhất trong năm 1963 của đồng bào miền Nam?
A. Cuộc biểu tình của 2 vạn tăng ni Phật tử Huế (ngày 8 – 5 – 1963).
B. Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính quyền Diệm ở Sài Gòn (ngày 11 – 6 – 1963).
C. Cuộc biểu tình của 70 vạn quần chúng Sài Gòn (ngày 16 – 6 – 1963).
D. Cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm (ngày 01 – 11 – 1963).
Câu 4:
Thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng”, Đảng ta đã có chủ trương gì?
A. Giải phóng giai cấp nông dân.
B. Tiến hành cải cách ruộng đất.
C. Khôi phục kinh tế.
D. Cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Câu 5:
Ý nghĩa nào là cơ bản nhất của những thành tựu đạt được trong thời kì khôi phục kinh tế ở miền Bắc (1954 – 1957)?
A. Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá được phục hồi.
B. Tạo điều kiện cho nền kinh tế miền Bắc phát triển.
C. Nâng cao đời sống của nhân dân.
D. Củng cố miền Bắc, cổ vũ cách mạng miền Nam.
Câu 6:
Miền Bắc tiến hành cải tạo quan hệ sản xuất trong khoảng thời gian nào?
A. 1954 - 1956
B. 1956 - 1958
C. 1958 – 1960
D. 1954 - 1957
Câu 7:
Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, miền Bắc tập trung giải quyết khâu chính trên lĩnh vực nào?
A. Thương nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Thủ công nghiệp.
D. Công nghiệp.
Câu 8:
Đến cuối năm 1960, miền Bắc có bao nhiêu hộ nông dân và số ruộng đất vào hợp tác xã nông nghiệp?
A. 82% hộ nông dân với 68% ruộng đất.
B. 83% hộ nông dân 68% ruộng đất.
C. 84% hộ nông dân với 68% ruộng đất.
D. 85% hộ nông dân với 68% ruộng đất.
Câu 9:
Đến cuối năm 1960, miền Bắc có bao nhiêu hộ vào công tư hợp doanh?
A. 77%.
B. 87%.
C. 97%.
D. 100%.
Câu 10:
Kết quả lớn nhất của công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất ở miền Bắc (1958 – 1960) là gì?
A. Thúc đẩy sản xuất phát triển, nhất là trong điều kiện chiến tranh.
B. Hợp tác xã bảo đảm đời sống cho nhân dân lao động.
C. Tạo điều kiện vật chất, tinh thần cho người đi chiến đấu và phục vụ chiến tranh.
D. Xóa bỏ chế độ người bóc lột người.
Câu 11:
“Chúng ta đã phạm một số sai lầm như đã đồng nhất cải tạo với xóa bỏ tư hữu và các thành phần kinh tế cá thể, thực hiện sai các nguyên tắc xây dựng hợp tác xã là tự nguyện, công bằng, dân chủ, cùng có lợi”. Đó là một số sai lầm của ta trong thời kì nào?
A. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.
B. Phong trào cách mạng 1936 – 1939.
C. Cải cách ruộng đất năm 1954.
D. Cải tạo quan hệ sản xuất 1958 – 1960.
Câu 12:
Trọng tâm phát triển kinh tế miền Bắc thời kì 1958 – 1960 là gì?
A. Phát triển thành phần kinh tế cá thể.
B. Phát triển thành phần kinh tế quốc doanh.
C. Phát triển thành phần kinh tế tư nhân.
D. Phát triển thành phần kinh tế hợp tác xã.
Câu 13:
Năm 1960, số lượng trường đại học ở miền Bắc có tất cả là:
A. 9 trường.
B. 10 trường.
C. 11 trường.
D. 12 trường
Câu 14:
Đảng ta chủ trương cải tạo họ bằng phương pháp hòa bình, sử dụng mặt tích cực nhất của họ để phục vụ cho công cuộc xây dựng miền Bắc. Họ là giải cấp nào?
A. Tư sản dân tộc.
B. Tư sản mại bản.
C. Địa chủ phong kiến.
D. Tiểu tư sản.
Câu 15:
Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam sau năm 1954 là gì?
A. Tiếp tục đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp.
B. Đấu tranh chính trị chống Mĩ – Diệm, đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hòa bình.
C. Bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, để miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.
D. Chống “tố cộng”, “diệt cộng”, đòi quyền tự do, dân chủ.
Câu 16:
“Phong trào ra đời với bản hiệu triệu hoan nghênh Hiệp định Giơ-ne-vơ, ủng hộ hiệp thương tuyển cử, được sự hưởng ứng rộng rãi của các tầng lớp nhân dân”. Đó là phong trào nào?
A. Chống khủng bố đàn áp của Mĩ – Diệm.
B. Phong trào đấu tranh của nhân dân các thành phố lớn Huế, Đà Nẵng.
C. “Phong trào hòa bình” ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
D. Phong trào vì mục tiêu hòa bình của nhân dân các thành phố lớn và các vùng nông thôn.
Câu 17:
Mĩ – Diệm ra đạo luật 10 – 59 vào thời gian nào?
A. Tháng 4 - 1959
B. Tháng 5 - 1959
C. Tháng 10 - 1959
D. Tháng 11 - 1959
Câu 18:
Việc Mĩ – Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, ra sắc lệnh “đặt cộng sản ngoài vòng pháp luật”, thực hiện đạo luật 10 – 59 chứng tỏ điều gì?
A. Sự suy yếu và ngày càng bị cô lập của chúng.
B. Sức mạnh về quân sự của Mĩ – Diệm.
C. Chính sách độc tài của chế độ “gia đình trị”.
D. Mĩ – Diệm rất mạnh.
Câu 19:
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 (đầu năm 1959) đã xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là gì?
A. Đấu tranh chính trị đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ.
B. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang giành chính quyền.
C. Khởi nghĩa giành chính quyền bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang.
D. Đấu tranh giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
Câu 20:
Có Nghị quyết Trung ương Đảng 15 soi sáng, nhân dân Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã nổi dậy vào thời gian nào?
A. Tháng 5 – 1959.
B. Tháng 6 – 1959.
C. Tháng 7 – 1959.
D. Tháng 8 – 1959.
Câu 21:
Phong trào “Đồng khởi” dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Bến Tre bắt đầu vào ngày nào?
A. 17 – 1 - 1959.
B. 17 – 2 – 1959.
C. 17 – 3 – 1959.
D. 17 – 4 – 1959.
Câu 22:
Chính sách nào thể hiện “chiến lược chiến tranh một phía” của Mĩ – Diệm?
A. Gạt hết quân Pháp để Mĩ độc chiến miền Nam.
B. Phế truất Bảo Đại, đưa Diệm lên làm Tổng thống.
C. Hiệp thương tuyển cử riêng lẻ.
D. Ra sức “tố cộng”, “diệt cộng” thi hành Luật 10 – 59.
Câu 23:
Trong nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 15, điểm nào có quan hệ với phong trào “Đồng khởi” (1960)?
A. Con đường cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền.
B. Khởi nghĩa bằng lực lượng chính trị của quần chúng.
C. Trong khởi nghĩa, lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.
D. Câu A và C đúng.
Câu 24:
Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời vào ngày nào?
A. 20 – 9 – 1960.
B. 20 – 10 – 1960.
C. 20 – 11 – 1960.
D. 20 – 12 – 1960.
Câu 25:
Ai là Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam?
A. Nguyễn Thị Bình
B. Nguyễn Văn Linh
C. Nguyễn Hữu Thọ
D. Huỳnh Tấn Phát
Câu 26:
Đại hội nào của Đảng được xác định là “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”?
A. Đại hội lần thứ I
B. Đại hội lần thứ II
C. Đại hội lần thứ III
D. Đại hội lần thứ IV
Câu 27:
Để hoàn thành nhiệm vụ chung, vai trò của cách mạng miền Nam là gì?
A. Miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định trực tiếp.
B. Miền Bắc là hậu phương, có vai trò quyết định nhất.
C. Miền Bắc là hậu phương, có nhiệm vụ chi viện cho cách mạng miền Nam.
D. Miền Bắc là hậu phương, có nhiệm vụ bảo vệ cách mạng miền Nam.
Câu 28:
A. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò bảo vệ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
B. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định nhất.
C. Miền Nam là tiền tuyến, có vai trò quyết định trực tiếp nhất.
D. Miền Nam là tiền tuyến, làm hậu thuẫn cho cách mạng miền Bắc.
Câu 29:
Trọng tâm của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) ở miền Bắc là gì?
A. Công nghiệp nhẹ.
B. Công nghiệp nặng.
C. Cải tạo xã hội chủ nghĩa.
D. Xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 30:
Đại hội lần III của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là:
A. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.
B. “Đại hội thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc”.
C. “Đại hội xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam”.
D. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam”.
Câu 31:
Trong giai đoạn 1961 – 1965, miền Bắc đã phát triển nhiều nhà máy công nghiệp nặng đó là:
A. Khu gang thép Thái Nguyên, khu công nghiệp Việt Trì, Thượng Đình (Hà Nội).
B. Khu gang thép Thái Nguyên, nhà máy nhiệt điện Uông Bí, thủy điện Thác Bà.
C. Khu công nghiệp Việt Trì, nhà máy đường Văn Điển, sứ Hải Dương.
D. Pin Văn Điển, sứ Hải Dương, dệt 8 – 3, dệt kim Đông Xuân.
Câu 32:
Thành tựu lớn nhất miền Bắc đã đạt được trong thời kì kế hoạch 5 năm (1961 – 1965) là gì?
A. Công nghiệp, nông nghiệp đạt sản lượng cao đủ sức chi viện cho miền Nam.
B. Thương nghiệp góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
C. Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển. Số học sinh phổ thông tăng 2,7 triệu người.
D. Bộ mặt miền Bắc thay đổi, đất nước, xã hội, con người đều đổi mới.
Câu 33:
Ý nghĩa lớn nhất của kế hoạch 5 năm (1961 – 1965) là gì?
A. Bộ mặt miền Bắc thay đổi khác trước rất nhiều.
B. Nền kinh tế miền Bắc đủ sức chi viện cho miền Nam.
C. Miền Bắc đủ sức để tự bảo vệ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
D. Miền Bắc được củng cố và lớn mạnh, có khả năng tự bảo vệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương.
Câu 34:
Hạn chế lớn nhất của miền Bắc trong thời kì tiến hành kế hoạch 5 năm (1961 – 1965)?
A. Chủ trương phát triển chủ yếu thành phần kinh tế quốc doanh và hợp tác xã, hạn chế phát triển các thành phần kinh tế khác.
B. Chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, hiện đại hóa nền kinh tế vốn bé nhỏ.
C. Xóa bỏ thành phần kinh tế cá thể, tư nhân.
D. Có những sai lầm trong cải cách ruộng đất.
Câu 35:
Đâu là hạn chế trong đường lối đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội?
A. Nông nghiệp được coi là cơ sở của công nghiệp.
B. Áp dụng khoa học – kĩ thuật, sử dụng cơ khí trong công nghiệp.
C. Phương châm tiến lên chủ nghĩa xã hội nhanh, mạnh, vững chắc.
D. Từng bước nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân.
Câu 36:
Miền Bắc phải chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện thời chiến bắt đầu từ lúc nào?
A. 5 – 8 – 1964.
B. 7 – 1 – 1965.
C. 7 – 2 – 1965
D. 7 – 3 – 1965.
Câu 37:
Âm mưu thâm độc nhất của “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A. “Dùng người Việt đánh người Việt”.
B. Sử dụng phương tiện chiến tranh và “cố vấn” Mĩ.
C. Tiến hành dồn dân, lập “ấp chiến lược”.
D. Phá hoại cách mạng miền Bắc.
Câu 38:
Nội dung nào sau đây nằm trong công thức của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”?
A. Được tiến hành bằng quân đội tay sai, do “cố vấn” Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
B. Tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới.
C. Đưa quân chư hầu của Mĩ vào miền Nam Việt Nam.
D. Thực hiện “Đông Dương hóa chiến tranh”.
Câu 39:
Yếu tố nào được xem là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?
A. Ngụy quân
B. Ngụy quyền
C. “Ấp chiến lược”
D. Đô thị (hậu cứ)
Câu 40:
Mĩ – ngụy xây dựng hệ thống “Ấp chiến lược” nhằm mục đích gì?
A. Tách cách mạng ra khỏi dân, nhằm cô lập cách mạng.
B. Hỗ trợ chương trình “bình định” miền Nam của Mĩ – ngụy.
C. Kìm kẹp, kiểm soát dân, nắm chặt dân.
D. Cả A, B và C đúng.
Câu 41:
Chiến thuật được sử dụng trong “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A. Gom dân, lập “ấp chiến lược”.
B. “Trực thăng vận”, “thiết xa vận”.
C. Càn quét tiêu diệt lực lượng cách mạng.
D. “Bình định” toàn bộ miền Nam.
Câu 42:
Mục tiêu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” là gì?
A. “Bình định” miền Nam trong 8 tháng.
B. “Bình định” miền Nam trong 18 tháng.
C. “Bình định” miền Nam có trọng điểm.
D. “Bình định” trên toàn miền Nam.
Câu 43:
Số lượng “ấp chiến lược” mà Mĩ – ngụy đã xây dựng ở miền Nam năm 1963 là bao nhiêu và đến năm 1965 còn lại bao nhiêu?
A. 1963: 7.500 đến 1965 còn: 3.250
B. 1963: 7.512 đến 1965 còn: 2.000
C. 1963: 7.500 đến 1965 còn: 2.200
D. 1963: 7.515 đến 1965 còn: 3.300
Câu 44:
Nguyên nhân cơ bản nhất đưa đến cuộc đảo chính của Dương Văn Minh lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm?
A. Do nội bộ chính quyền ngụy mâu thuẫn.
B. Do Mĩ giật dây cho tướng lĩnh Dương Văn Minh.
C. Do chính quyền Ngô Đình Diệm suy yếu.
D. Do phong trào đấu tranh thắng lợi vang dội của nhân dân miền Nam trên tất cả các mặt trận.
498 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com