Bài tập Nói và nghe Kể lại một truyện ngụ ngôn có đáp án
25 người thi tuần này 4.6 695 lượt thi 4 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Đề kiểm tra Học kì 1 Văn 7 Cánh diều có đáp án (đề 4)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 2)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST có đáp án (đề 6)
Đề kiểm tra Học kì 1 Văn 7 Cánh diều có đáp án (đề 2)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 8)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 4)
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Lời giải
Dàn ý Kể lại một truyện ngụ ngôn
+ Mở bài: Giới thiệu câu chuyện, nhân vật và đặt câu hỏi dự đoán bài học sau khi kể.
+ Thân bài: Kể diễn biến chính của câu chuyện kết hợp với giọng điệu phù hợp, thể hiện đúng nội dung của truyện.
+ Kết bài: Nêu nhận xét, đánh giá chung của bản thân về câu chuyện.
Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 1)
Cuối tuần mẹ thường đưa em đi nhà sách để chọn một quyển sách mà em yêu thích. Hôm nay, em đã chọn được cho mình một cuốn truyện ngụ ngôn rất thú vị. Đặc biệt là cây chuyện "Ếch ngồi đáy giếng" mang đến cho em rất nhiều cảm xúc.
Chuyện kể rằng có một con ếch sống trong giếng đã lâu ngày. Nó cứ nghĩ mình là chúa tể, còn bầu trời chỉ là chiếc vung. Cho đến một ngày trời mưa to, nước dâng lên cao đưa ếch ra khỏi giếng. Vì cái tính ngông nghênh sẵn có, không để ý đến xung quanh, nên chú ếch đã bị một trâu đi qua dẫm bẹp.
Câu chuyện đã phê phán thói huênh hoang, kiêu ngạo, tầm hiểu biết hạn hẹp, không coi ai ra gì đồng thời dạy em bài học về tính khiêm nhường, không được chủ quan và luôn luôn phải tìm tòi, học hỏi, mở rộng tầm hiểu biết. Em rất thích câu chuyện này và sẽ chia sẻ nó cùng các bạn của em
Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 2)
Câu chuyện mình muốn kể với mọi người hôm nay là truyện Cô bé bán diêm của Andersen.
Truyện kể về một cô bé với số phận bất hạnh. Mẹ mất, sống với người cha chỉ biết uống rượu và luôn đánh đập cô bé. Cô bé kiếm sống bằng cách bán diêm. Đó là một đêm lạnh giá trước đên Giao thừa. Cô bé đáng thương, nghèo khổ ấy phải đi chân trần với bộ quần áo mỏng manh để đi bán diêm. Cô bé đã quyết định quẹt diêm để sưởi ấm. Que diêm thứ nhất cháy, trước mắt cô hiện lên một chiếc lò sưởi. Cô bé quẹt que diêm thứ hai, trước mắt cô là một không gian sang trọng, ấm áp với bàn ăn thịnh soạn. Cô bé quẹt que diêm thứ ba, trước mắt cô là cây thông Noel lỗng lẫy. Đến que diêm thứ tư, em nhìn thấy người bà yêu dấu của mình đang mỉm cười và dang rộng vòng tay với em. Cuối cùng cô bé đáng thương đó đã chết trong cái giá rét của đêm giao thừa và sự thờ ơ của mọi người xung quanh. Thật đáng buồn phải không, những người xung quang chẳng hề ngó ngàng đến cô bé khốn khổ ấy, sự thờ ơ, vô cảm của họ đã giết chết cô bé ấy.
Câu chuyện kết thúc bởi cái chết của cô bé và qua đó tác giả muốn phê phán sự thối nát của xã hội lúc bấy giờ và sự vô cảm của con người.
Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 3)
Tối thứ bảy hàng tuần, tôi đều được bà kể cho nghe truyện ngày xưa. Trong đó có những câu chuyện ngụ ngôn tuy ngắn nhưng thật hay và bổ ích, giúp con người thấy được nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm nay, bà đã kể cho tôi chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”.
Bà nội tôi thuộc rất nhiều ca dao, tục ngữ, thành ngữ... Vì thế khi nói chuyện bà hay chêm vào đó những câu tục ngữ lạ mà tôi không hiểu. Những lúc như thế bà lại cặn kẽ giảng giải. Hôm nay, bà nói về câu tục ngữ “Ếch ngồi đáy giếng” chỉ những kẻ dù hiểu biết rất hạn hẹp nhưng lúc nào cũng huênh hoang, tự đắc. Rồi để giải thích cho tôi hiểu hơn, bà kể lại cho tôi nguồn gốc câu thành ngữ ấy.
Ngày xưa, có một chú ếch sống trong một cái giếng nhỏ. Vì sống ở đó lâu ngày nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh nó chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên nó tưởng rằng mình là to là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình. Mỗi khi nó kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật nhỏ khác rất hoảng sợ. Ếch cứ ngỡ mình rất oai. Ngẩng mặt lên nhìn trời, nó thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể. Suy nghĩ ấy đã làm cho ếch ta coi thường mọi vật. Trong cái nhìn của ếch thì chẳng có ai bằng nó cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Quen cái nhìn cũ, quen cách nghĩ cũ, ếch huênh hoang đi lại trên đường, đi khắp nơi như chốn không người. Theo thói quen, nó cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Nó đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng nó thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa. Một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của nó. Nó đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đã bị dẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.
Nghe câu chuyện bà kể, tôi thấy chú ếch con thật đáng chê trách. Có nhiều người trẻ, ít kinh nghiệm, ít hiểu biết nhưng lại là những người có tính cách hung hăng, huênh hoang, ngông nghênh nhiều nhất. Có lẽ vì còn chưa hiểu biết nhiều nên họ mới làm những việc kém hiểu biết. Do đó, những người trẻ tuổi phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chỉ trong sách vở mà còn nhiều lĩnh vực khác, không chủ quan hay kiêu ngạo. Những tính cách đó chỉ làm hỏng một con người mà thôi, đôi khi còn làm cho người khác bị tổn thương nữa.
Bao giờ kể chuyện xong bà cũng giúp tôi rút ra những bài học quý báu, không cao sang, xa vời mà rất thực tế, gần gũi. Tôi luôn lắng nghe những điều bà dặn để áp dụng vào cuộc sống. Bản thân tôi cũng như tất cả mọi người, không ai là hoàn hảo nên luôn phải học hỏi lẫn nhau, những khiếm khuyết của mình sẽ được tri thức của người khác bổ sung và ngược lại. Do đó, không được giấu điểm yếu kém. Bà còn bảo tôi phải học thật chăm để không bị kém hiểu biết, có như thế mới không suy nghĩ hay hành động thiếu hiểu biết. Quả thực những điều bà dặn dò tôi đòi hỏi một sự cố gắng nỗ lực và tự giác rất lớn nhưng dù có thế nào thì tôi cũng không thể để mình như chú ếch ngồi đáy giếng được.
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng của ông cha ta thật sâu sắc: Nói chuyện của loài vật nhưng mục đích là nói chuyện loài người. Bất kỳ ai khi đọc truyện cũng sẽ tự rút ra được cho mình bài học cần thiết và bổ ích.
Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 4)
Truyện ngụ ngôn là kho tàng những bài học nhân sinh của dân gian truyền lại qua nhiều thế kỉ. Từ khi còn học mẫu giáo, em đã được bà kể cho nghe những câu chuyện ngụ ngôn về loài vật rất lý thú. Trong đó em nhớ nhất là bài học về tính ích kỷ trong truyện ngụ ngôn “Sư tử, báo và kền kền”.
Có một câu chuyện ngụ ngôn kể về một con sư tử nhỏ và một con báo. Cả hai bị lạc trong một khu rừng. Trời thì oi bức và cả hai đều khát nước. Do vậy, chúng không thể ngồi đó chờ chết mà quyết định phải đi tìm một nguồn nước nào đó để uống. Chúng đi mãi, đi mãi, cuối cùng cũng tìm thấy một hố nước nhỏ, nhưng khốn nỗi miệng hố lại quá nhỏ hẹp nên chúng không thể cùng uống nước một lúc được. Thế là chúng bắt đấu tranh cãi với nhau rất kịch liệt xem ai là người được uống nước trước. Cuộc tranh giành càng lúc càng gay gắt, quyết liệt, chẵng con nào chịu nhường con nào, vì con nào cũng lo rằng, nếu để cho con kia uống trước thì biết đâu nó sẽ uống hết phần của mình. Lý do thật dễ hiểu ,hố nước chỉ đủ cho mỗi con vài ngụm cho đỡ khát.
Cuộc tranh cãi inh ỏi giữa sư tử với báo bị một bầy kền kền bay qua vô tình nghe được. Bầy kền kền cũng đang rất khát nước. Chúng bèn bàn kế với nhau tìm cách lừa sư tử và báo đi chỗ khác. Bàn mưu kế xong, bầy kền kền đồng loạt kêu thất thanh: “Vùng đất này sắp bị sụt lở! Vùng đất này sắp bị sụt lở!”. Nghe tiếng kêu la khủng khiếp của bầy kền kền, sư tử và báo hoảng quá vội bỏ chạy. Thế nhưng, chỉ lát sau, cả sư tử và báo đều cay đắng nhận ra rằng, chẳng hề có chuyện sụt lở đất gì cả. Chúng vội vàng quay lại để uống nước, thì hỡi ôi hố nước đã bị bấy kền kền uống sạch! Lúc này, chúng cảm thấy ân hận vì lòng nhỏ nhen, ích kỷ của mình nhưng đã muộn.
Câu chuyện ngụ ngôn thật giản dị nhưng đã để lại cho chúng ta bài học về tính ích kỷ. Qua đó, em thấy rằng trong cuộc sống cũng như trong học tập, phải biết chia sẽ, giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ và học tốt.
Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 5)
Chó và người đầu bếp
Một người nhà giàu mở tiệc lớn, anh ta mời nhiều bạn bè và những người quen biết. Nhân dịp này con chó của anh ta cũng tự cho mình quyền được mời một con chó lạ là bạn nó, bảo với nó rằng:
– “Chủ tớ đãi tiệc, chắc chắn là sẽ có nhiều thức ăn thừa, đến ăn với tớ nhé. ”.
Con chó được mời liền đến đúng hẹn, xem thấy thức ăn bày biện thừa mứa thì rất khoái, nói rằng:
- “Ôi sung sướng làm sao khi mình đã đến đây! Đâu phải lúc nào mình cũng được như thế này. Mình sẽ ăn cho đã cho no cả hôm nay và ngày mai”.
Trong khi nó hân hoan và vẫy đuôi tỏ vẻ vui mừng với bạn thì người đầu bếp trông thấy liền tóm lấy bốn cẳng nó ném ra ngoài cửa sổ. Nó rơi đánh bịch một cái xuống đất và khệnh khạng chạy đi, tru lên đau đớn. Tiếng kêu của nó chẳng mấy chốc làm mấy con chó chạy rong trên đường chú ý, chạy lại hỏi thăm là nó đã ăn tiệc có thích không. Nó trả lời:
"Sao, à nói thật với bạn, tôi uống rượu nhiều quá nên chẳng nhớ gì cả. Tôi chẳng biết lúc mình ra khỏi nhà như thế nào nữa.
Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 6)
Suy bụng ta ra bụng người
Có con quạ tha được xác một con chuột thối về ngồi trên cây rỉa mồi. Diều từ trên cao ngó thấy liền hạ cánh xuống bảo:
– Này anh Quạ ơi, xác con chuột bị ngấm thuốc độc, đừng ăn mà chết đấy anh ạ!
Quạ chẳng nghe mà lại còn la mắng:
– Anh muốn chia phần miếng mồi ngon của tôi đấy hử, chẳng đời nào!
Nói rồi Quạ bấu lấy con mồi, quay lưng lại ăn tiếp. Diều thấy ý tốt của mình bị nghi oan liền bỏ đi không thèm nói nữa. Quạ ăn hết miếng mồi, liền bị đứt ruột chết ngay.
Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 7)
Một ngày nọ, nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói ngồi nói chuyện với nhau. Các thầy đều phàn nàn không biết hình thù con voi ra sao. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biếu người quản voi, xin cho voi dừng lại để cùng xem.
Mỗi thầy sờ một bộ phận khác nhau. Thầy thì sờ voi, thầy thì sờ ngà, thầy thì sờ tai, thầy thì sờ chân, thầy thì sờ đuôi. Rồi họ ngồi bán tán rất sôi nổi.
Đầu tiên, thầy sờ vòi hào hứng nói:
- Tưởng con voi thế nào, hoá ra nó sun sun như con đỉa.
Đến thầy sờ ngà nói:
- Nó chần chẫn như cái đòn càn.
Còn thầy sờ tai lại bảo:
- Không! Nó bè bè như cái quạt thóc.
Thầy sờ chân thì cãi:
- Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.
Cuối cùng, thầy sờ đuôi nói:
- Các thầy đều không đúng cả. Nó tun tủn như cái chổi sể cùn.
Thầy nào cũng cho rằng mình đúng, không ai nhường ai, nên đánh nhau đến toác đầu chảy máu. Truyện Thầy bói xem voi đã phê phán cái nhìn phiến diện, chủ quan của năm ông thầy bói. Từ đó ông cha ta muốn khuyên con người khi muốn hiểu biết sự vật sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 8)
Một con ếch sống trong cái giếng sâu. Xung quanh nó chỉ có vài anh nhái, chị cua và cậu ốc.
Hằng ngày, khi ếch cất tiếng kêu của mình lên là lại tạo ra âm thanh vang vọng khắp giếng. Những người bạn xung quanh nghe tiếng kêu mà cảm thấy vô cùng hoảng sợ. Nó tự cho mình là chúa tể. Mỗi khi ngước nhìn lên cao, ếch lại thấy bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung.
Một năm nọ, trời mưa tầm tã suốt mấy ngày liền. Nước mưa chảy xuống giếng, dần dần dâng cao lên đến tận miệng giếng. Ếch theo đó mà thoát ra khỏi cái giếng. Cảnh vật bên ngoài thật khác lạ. Ếch vẫn quen thói cũ, cứ bước đi huênh hoang trên đường. Nhìn lên bầu trời, nó cảm thấy ngạc nhiên vô cùng. Ở dưới miệng giếng, bầu trời chỉ bé bằng một chiếc vung. Nhưng lúc này, bầu trời rộng lớn biết bao nhiêu. Vì quá mải ngắm nhìn bầu trời mà ếch không nhìn thấy một bác trâu đi ngang qua. Bác trâu nói:
- Kìa, cậu ếch kia. Tránh đường cho ta đi!
Ếch nghe xong, liếc nhìn bác trâu, chẳng có chút sợ hãi mà cứ nghênh ngang bước tiếp. Thế rồi, nó bị bác giẫm chết lúc nào không hay.
Truyện “Ếch ngồi đáy giếng” đã gửi gắm bài học rằng chúng ta không nên chủ quan, kiêu ngạo và coi thường những người xung quanh. Mỗi người cần phải biết nhìn xa trông rộng dù hoàn cảnh và môi trường sống có giới hạn.
Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 9)
Từ xưa, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng vẫn sống hòa thuận với nhau. Một ngày nọ, cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:
- Bác Tai, hai anh và tôi đều làm việc vất vả, chỉ có lão Miệng chỉ ăn không ngồi rồi. Tôi tính, chúng ta không làm việc nữa, xem lão Miệng có sống được không.
Cậu Chân, cậu Tay thấy phải, liền nói:
- Đúng đấy! Vậy chúng ta hãy đến nói cho lão Miệng rằng lão hãy tự lo lấy thân.
Thế rồi, Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo đến lão Miệng. Ngang qua nhà bác Tai, họ thấy bác ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào và nói:
- Bác Tai ơi, chúng cháu đang định đến nhà lão Miệng. Lão cần phải biết từ nay chúng cháu sẽ không làm cho lão ăn nữa. Lâu nay, chúng cháu và bác đã vất vả rồi. Bác có đi cùng không ạ?
Bác Tai tán thành ngay:
- Phải, phải… Bác sẽ đi cùng các cháu!
Thế rồi, họ cùng đi đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ chẳng thèm chào hỏi, mà nói thẳng với lão:
- Chúng tôi đến đây không phải để chào hỏi, mà để thông báo với ông rằng: Kể từ nay, chúng tôi sẽ không làm việc nuôi ông nữa. Chúng tôi đã vất vả quá nhiều rồi.
Nghe vậy, lão Miệng ngạc nhiên lắm. Lão lựa lời nói cho họ bớt giận, và bàn bạc lại:
- Xưa này, chúng ta vẫn sống hòa thuận, vui vẻ. Sao nay mọi người lại có suy nghĩ như vậy? Nếu có điều gì không hài lòng, mọi người hãy nói ra để chúng ta cùng bàn bạc.
Nhưng cả bốn đều lắc đầu, cùng nói:
- Không cần bàn bạc gì cả. Chúng tôi đã quyết định như vậy rồi. Kể từ này, ông hãy tự lo lấy thân.
Thế rồi, họ kéo nhau ra về. Từ đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Ngày này qua ngày khác, họ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không muốn chạy nhảy như trước, cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, hai mí mặt nặng trĩu. Bác Tai lúc nào cũng thấy ù ù. Đến ngày thứ bảy, họ không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:
- Các cháu, chúng ta đã sai lầm rồi. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không làm đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng phải ăn thì chúng ta mới khỏe được.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay nghe lấy làm phải, liền cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Còn những người khác cũng thấy khỏe mạnh hơn. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân thiết như trước, không còn tị nạnh nhau.
Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 10)
Trong cái giếng nọ, có một con ếch sống đã lâu. Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc… bé nhỏ. Hằng ngày, ếch đều cất tiếng kêu khiến các con vật khác sợ hãi. Thấy vậy, ếch thích thú lắm. Nó thương nhìn lên miệng giếng, tưởng rằng bầu trời chỉ bé nhỏ bằng cái vung. Còn nó thì oai phong như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to suốt ngày này qua ngày khác. Chẳng mấy, nước trong giếng dâng cao đến tận miệng. Ếch theo dòng nước ra ngoài. Cảnh vật bên ngoài đều lạ lẫm, khác hẳn với trong giếng. Ếch quen thói cũ, đi lại nghênh ngang mà không thèm để ý xung quanh. Bỗng nhiên, một bác trâu đi ngang qua, nhưng không thấy ếch. Thế rồi, nó bị bác giẫm chết lúc nào không hay.
Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 11)
Trong một buổi bán hàng ế ẩm, năm ông thầy tướng ngồi nói chuyện, than phiền ko biết con voi trông như thế nào. Cả năm đang tán gẫu thế này, bỗng nghe người ta nói có con voi đi ngang qua. Vì vậy, năm thầy trò đã cùng nhau góp tiền cho người trông coi, điều khiển voi, đồng thời yêu cầu voi ngừng lại để được xem con vật này. Lúc nhìn một con voi, mỗi thầy cô giáo nhìn nó bằng cách chạm vào một bộ phận không giống nhau như vòi, ngà, chân, tai hoặc đuôi. Sau lúc thỏa mãn những thắc mắc của bản thân, năm thầy cô giáo đã ngồi xuống và thảo luận. Cô giáo sờ vào thân cây và nói rằng voi mặt trời giống như một con đỉa. Cô giáo sờ ngà không đồng ý, cho rằng nó giống như một cái cán. Thầy sờ tai phản bác lại ý kiến của hai thầy còn lại, khẳng định con voi như cái quạt thổi cơm. Tới lượt thầy sờ chân và nói rằng con voi như cái cột. Cuối cùng, thầy sờ đuôi tóm gọn câu trả lời của 4 thầy đều sai, con voi có tua như cái thanh hao xỉn màu. Vì cả 5 thầy cô giáo đều cho rằng mình đúng, người nào cũng nghĩ người kia sai nên cả 5 thầy cô giáo đã xô xát, đánh nhau cho tới lúc đứt lìa đầu, chảy nhiều máu.
Kể lại một truyện ngụ ngôn (mẫu 12)
Tập thể bác Tai, lão Miệng cùng cô Mắt, cậu Chân và cậu Tay vẫn hưởng thụ cuộc sống yên bình với nhau từ trước đến nay. Bỗng nhiên, có một ngày cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay về việc tất cả đều làm việc mệt nhọc từ ngày này qua ngày khác, chỉ có lão Miệng không làm gì mà ngồi ăn không. Vì vậy cô đã rủ cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa để xem lão Miệng có sống được hay không. Nghe vậy, cậu Chân, cậu Tay cùng đồng thanh lên tiếng, nói rằng cả ba phải đi gặp lão để nói ra quyết định này. Trên đường tìm đến nhà lão Miệng, cả ba đi qua nhà bác Tai nên đã dừng lại và nói cho bác nghe việc mọi người sẽ không làm để cho lão ăn nữa. Cuối cùng, bác Tai đồng ý cùng cô Mắt, cậu Chân, cậu tay tới nhà lão Miệng. Đến nơi, họ không nói lời chào hỏi mà đã thẳng thắn nói ra quyết định từ này sẽ không làm bất cứ việc gì để nuôi lão nữa. Trước những lời nói bất ngờ ấy, lão Miệng rất ngạc nhiên và mong muốn cùng nhau bàn bạc để đưa ra ý kiến chung nhưng không ai đồng ý. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân cùng cậu Tay kiên quyết không bàn bạc thêm gì nữa. Nói xong, tất cả kéo nhau ra về. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, cả bốn đều không chạm vào bất cứ việc gì. Cứ tưởng làm vậy sẽ trở nên nhẹ nhàng thoải mái nhưng sau đó, tất cả trở nên mệt mỏi. Cô Mắt lúc nào cũng lờ đờ, hai mí nặng trĩu như buồn ngủ mà không thể ngủ được. Bác Tai thì trở nên ù ù như có lúa xay ở bên trong. Cậu Chân, cậu Tay đều mệt mỏi nên không muốn cất mình lên chạy nhảy, vui đùa nữa. Nhận ra sai lầm, Bác Tai đã giải thích cho cô Mắt, cậu Chân và cậu tay nghe. Hiểu rõ mọi chuyện, cả bốn đã gượng dậy đi đến nhà lão Miệng. Tới nơi, tình hình lão Miệng cũng không khả quan hơn là bao khi cả hai môi lão nhợt nhạt, hàm răng khô khốc. Thấy vậy, bác Tai và cô Mắt đã vực lão dậy, cậu Chân cùng cậu Tay thì đi kiếm thức ăn. Sau khi lão Miệng được ăn uống bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tất cả bọn đều trở nên tỉnh táo và khoan khoái trở lại. Từ đó về sau, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt cùng cậu Chân và cậu Tay lại sống hòa thuận và yêu thương nhau, mỗi người đều chăm chỉ làm việc của mình mà không ai tị nạnh ai.
Lời giải
Mẫu 1
Truyện ngụ ngôn Hai người bạn đồng hành và con gấu của Ê-dốp là câu chuyện rất hay và ý nghĩa.
Chuyện kể về hai người bạn cùng nhau đi dạo trong rừng. Khi cả hai đang vui vẻ tận hưởng phong cảnh và bầu không khí trong lành, thì từ xa xuất hiện một con gấu lớn chạy lại. Đối mặt với nguy hiểm, người đi phía trước nhanh chóng túm được một cành cây lớn mọc thấp và ẩn mình vào đám lá. Bỏ mặc bạn mình bơ vơ đối mặt với con thú dữ.
Người bạn bị bỏ lại không biết làm sao, chợt nhớ đến thông tin đã từng đọc, vội nằm bẹp xuống đất, vùi mặt vào cát giả vờ chết. Gấu tiến đến gần, dí mõm ngửi mãi vẫn không thấy anh ta nhúc nhích gì, đành bỏ đi.
Lúc này, người bạn đã trốn đi một mình kia mới chạy lại, giả vờ quan tâm và hỏi thăm bạn. Anh ta thắc mắc rằng con gấu đã nói gì với bạn mình lúc nãy. Nhìn người bạn tồi trước mắt, anh chàng bị bỏ lại đã nói rằng: “Ông gấu bảo tớ không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”.
Kết thúc ấy của câu chuyện cũng chính là bài học mà Ê-dốp muốn gửi đến chúng ta qua câu chuyện ngụ ngôn. Rằng bạn bè thì phải giúp đỡ nhau khi nguy khó, chứ không phải là những kẻ bỏ mặc mình trong cơn hoạn nạn.
Mẫu 2
Hai người bạn đồng hành và con gấu là câu chuyện ngụ ngon rất nổi tiếng của Ê-dốp.
Truyện kể về hai người bạn đang cùng nhau đi dạo trong rừng. Bỗng họ gặp một con gấu lớn đang chạy lại. Trước nguy hiểm bất ngờ, một người đã vội túm lấy cành cây rồi leo lên cao thật nhanh, núp trong khóm lá. Người bạn bị bỏ lại rất hoảng sợ và bất lực, nên đành nằm úp xuống, vùi mặt vào cát giả chết. Thấy người đó nằm im dưới đất, gấu lấy mũi ngửi và đẩy anh ta vài lần vẫn chẳng thấy cựa quậy gì, nên lững thững bỏ đi.
Nguy hiểm trôi qua, người bạn trên cành cây mới trèo xuống, chạy lại tỏ vẻ quan tâm. Hắn ta còn thắc mắc về hành động của con gấu lúc nãy với bạn mình. Liệu có phải nó đã nói về điều gì đấy không? Đối diện thắc mắc của bạn mình, anh chàng vừa may mắn thoát nạn nói rằng “Ông gấu bảo tớ đừng tin những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”.
Lời anh chàng ấy nói cũng chính là bài học mà câu chuyện ngụ ngôn muốn truyền tải. Rằng chúng ta không nên tin những kẻ sẵn sàng bỏ mặC ta lúc nguy khó. Kẻ đó không bao giờ là bạn bè của chúng ta được.
Mẫu 3
Một hôm nọ, có hai người bạn đang dạo bước trong khu rừng thì bất chợt gặp một chú gấu. Chú gấu đột ngột nhảy vồ ra, làm cả hai giật mình và hoảng sợ. Thấy vậy, người đi trước đã nhanh nhẹn túm một cành cây và ẩn mình trong đám lá xanh. Người bạn đi sau vì tình huống xảy ra bất ngờ nên không kịp lẩn trốn. Đứng trước sự nguy hiểm, người này đành nằm bẹp xuống mặt đất, vùi mặt vào trong cát. Con gấu thấy có người nằm ở lối đi, nó tiến đến rồi dùng mõm dí vào tai để ngửi mùi. Nhưng cuối cùng không ngửi được thứ gì, nó tưởng người nằm trên đất đã chết nên hú lên một tiếng rồi lắc đầu bỏ đi. Sau khi con gấu đi xa, người trên cây mới từ từ trèo xuống và tiến đến chỗ người bạn của mình thắc mắc "Ông gấu thì thầm với cậu điều gì đó?" Vì quá thất vọng về người bạn của mình, người nằm trên đất đã đáp lại "Ông ấy bảo tớ rằng, không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn".
Mẫu 4
Một ngày nọ, khi hai người bạn đang cùng nhau bước đi trong rừng xanh thì bất chợt gặp một chú gấu lớn. Chú gấu nọ đột ngột từ nơi nào đó nhảy vồ ra làm cả hai người hốt hoảng, lo sợ. Quan sát xung quanh, người đi trước đã phát hiện ra một cành cây nên đã nhanh chóng túm lấy và ẩn mình trong đám lá cây. Còn người bạn đi phía sau không kịp phản ứng trước tình huống đột ngột này nên đành phải nằm xuống mặt đất. Người này nằm im trên lối đi, mặt vùi vào trong cát. Con gấu trông thấy có người nằm trên lối đi nên đã tiến sát gần cậu bé và dùng mõm dí vào tai để ngửi mùi. Nó ngửi, ngửi mãi nhưng không đánh hơi được thứ gì nên tưởng người nằm trên đất đã chết. Nó thất vọng mà hú lên một tiếng rồi lắc đầu bỏ đi. Thấy con gấu lớn kia đã đi xa, người bạn nấp trên cây mới từ từ trèo xuống, đi về phía người bạn của mình và hỏi rằng "Ông gấu thì thầm với cậu điều gì đó?". Người bạn nằm trên mặt đất rất thất vọng về hành động khi nãy của bạn mình nên đã đáp trả "Ông ấy bảo tớ rằng, không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn".
Mẫu 5
Văn bản nói về hai người bạn và một con gấu. Khi con gấu xuất hiện thì người thứ nhất đã bỏ bạn của mình và trèo lên cây. Người còn lại thì giả vờ chết. Con gấu đã không ăn anh ta. Khi nó đã bỏ đi thì người bạn trên cây trèo xuống đùa: " Nó đã nói gì với anh vậy ?" Thì người kia trả lời : Nó nói với tôi rằng "Đừng bao giờ đồng hành với một kẻ sẵn sàng bỏ rơi bạn lúc gặp hoạn nạn."
Một hôm đang đi loanh quanh trong rừng tha thấy có hai con người ở phía trướn nên đã nhào tới định ăn thịt chúng.
Khi ta nhảy vồ ra trước mặt chúng thì có một kẻ đã trốn đi mất và còn một kẻ mặt trên mặt đất. Kẻ này dấu mặt ở trong cát khi mà ta đến gần để ngửi thì không thấy mùi của người sống. Thật là tưc giận gấu ta không bao giờ ăn những con vật chết nên ta đã bỏ mặc con người kia nằm ở đó.
Rõ ràng là có hai con người nhưng khi ta đến một tên đã trốn mất thật là đồ phản bội. Không nên tin tưởng những kẻ phản bội bạn bè trong lúc hoạn nạn.
Mẫu 6
Có hai người bạn đường! đi trong rừng thì một chú gấu nhảy ra vô. Tình cờ, người đi trước tủm được một cảnh cây và ẩn mình trong đám lá. Người kia không biết trông cậy vào đâu, đành nằm bẹp xuống đất, mặt vùi trong cát. Gấu đền gần di mõm vào tai người này ngửi, ngửi mãi,... Nhưng cuối cùng, gấu hú lên một tiếng, lắc đầu rồi lững thững bỏ đi, vì gấu không ăn những con vật chết giờ, người trên cây trèo xuống gặp bạn cười và nói rằng: “Ông Gấu thì thầm với câu điều gì đó?”
“Ông ấy bảo tớ rằng”, người kia nói, “không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn "
Mẫu 7
Văn bản “Hai người bạn đồng hành và con gấu” phê phán kẻ bỏ rơi bạn mình lúc hoạn nạn. Chuyện xoay quanh hai người bạn và một con gấu. Khi con gấu xuất hiện thì người thứ nhất đã trèo lên cây và bỏ mặc bạn của mình. Qua truyện ngụ ngôn này ta học được bài học là những người bạn thật sự là người luôn kề vai sát cánh với ta kể cả lúc khó khăn.
Mẫu 8
Câu chuyện “Hai người bạn đồng hành và con gấu” là truyện ngụ ngôn nổi tiếng, thể hiện sự mưu trí và phê phán những người bỏ mặc bạn bè trong những lúc khó khăn.
Mẫu 9
Hai người bạn đang đi trong rừng thì gặp gấu. Người bạn đi trước tìm được một cành cây và ẩn nấp, bỏ mặc người bạn còn lại. Người kia đành nằm bẹp xuống đất giả chết. Gấu ngửi tai anh này mãi thì hú lên một tiếng rồi bỏ đi. Khi được hỏi gấu đã nói gì thì anh này trả lời: “không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn bè trong cơn hoạn nạn”.
Mẫu 10
“Hai người bạn đồng hành và con gấu” là văn bản xoay quanh câu chuyện về hai người bạn và con gấu. Khi con gấu xuất hiện thì người thứ nhất đã bỏ bạn của mình và trèo lên cây. Người còn lại thì giả vờ chết. Con gấu đã không ăn anh ta. Câu chuyện thể hiện sự mưu trí và phê phán những người bỏ mặc bạn bè trong những lúc khó khăn.
Lời giải
Lập dàn ý Kể lại một truyện ngụ ngôn
a. Mở bài: giới thiệu câu chuyện, nhân vật và nêu câu hỏi để người nghe có thể dự đoán về bài học sau khi nghe kể
b. Thân bài:
· Kể theo diễn biến câu chuyện (từ sự kiện đầu tiên đến sự kiện cuối cùng)
· Giọng điệu thay đổi phù hợp, thể hiện tính hài hước ở các thời điểm cần thiết
· Có thể xen vào một số câu văn miêu tả dáng vẻ, điệu bộ của nhân vật
c. Kết bài: Nêu nhận xét, đánh giá chung về câu chuyện vừa kể
Mẫu 1
Chó sói và chiên con là một câu chuyện ngụ ngôn được trình bày dưới thể truyện thơ hết sức đặc sắc.
Truyện kể về một chú chiên con xấu số. Một ngày nọ, khi chú ta đang uống nước ở dòng suối, thì từ xa xuất hiện một con sói đói. Con sói thấy chiên con thì lập tức vồ lại, thét vang lên rằng tại sao chiên con dám vục mõm làm đục nước uống của nó. Thế nhưng, chiên con tuy sửng sốt, vẫn kịp thời biện minh cho mình. Nó khẳng định rằng mình uống nước ở phần cuối của dòng suối, nên không thể làm đục nước nguồn trên của sói được. Nghe vậy, sói lại tiếp tục gầm gào để vu oan cho chiên con. Nó bảo chiên con năm ngoái đã nói xấu nó, thì chiên con phân bua năm ngoái mình chưa ra đời. Nhưng con sói gian ác lại khăng khăng không phải chiên con thì là anh chị của chiên con. Chiên con lập tức phân bua mình là con một. Đến vậy, sói vẫn chưa chịu dừng lại. Gào lên không phải anh chị chiên con thì là họ nhà chiên, là chó, là người, tất cả cùng một hội nói xấu nhà sói. Chao ôi, lúc này con sói đói đã chẳng nghĩ ngợi được gì nữa rồi. Cứ thế nó bất chấp lí lẽ, vồ lên và ăn thịt chiên con.
Qua câu chuyện đó, em hiểu được rằng với những kẻ độc ác và xấu xa thì mọi lí lẽ đều sẽ bị chúng bẻ cong nhằm có lợi cho bản thân mình. Thật đáng ghét và lên án thay.
Mẫu 2
Truyện ngụ ngôn Chó sói và chiên con của La Phông-ten là câu chuyện mà em thích nhất.
Truyện kể về một cuộc đối thoại giữa con sói đói và chú chiên con tội nghiệp bên bờ suối. Sẵn cơn đói bụng, chó sói tìm mọi cách để buộc tội chiên con, nhằm hợp lí việc mình ăn thịt con vật nhỏ bé kia. Đầu tiên, nó buộc tội chiên con làm đục nước uống cùng mình. Nhưng than ôi, rõ ràng là sói uống nước ở nguồn trên, cách chỗ chiên con uống nước hơn hai chục bước. Nghe chiên con giải thích. Sói lại tiếp tục gợi chuyện. Nó bảo rằng năm ngoái, đã nghe thấy chiên con nói xấu về mình. Chiên con vội phân bua: Năm ngoái tôi còn chưa ra đời, bây giờ vẫn còn đang bú sữa mẹ. Sói lại tiếp tục đổ tội rằng thế thì chính là anh chị của chiên con. Lần này, chiên con lại giải thích: Mẹ chỉ sinh mỗi tôi thôi, nên tôi chẳng có anh chị em nào cả. Đến mức này, sói chẳng thể chịu được nữa. Cơn đói bụng cồn cào khiến nó quên hết mọi chuyện, không thể bịa đặt được gì để vu oan cho chiên con nữa. Nó gào lên chiên con với chó và người là một hội cùng nhau nói xấu về nó. Nói xong nó lao lên ăn thịt chiên con tội nghiệp.
Kết thúc của câu chuyện cho chúng ta thấy được sự vô lý và xấu xa của kẻ ác trong xã hội. Mọi lí lẽ chỉ để phục vụ cho thú tính của chúng mà thôi. Chúng ta cần phải tránh thói xấu đó, không được bịa đặt, nói dối, vu oan cho người khác để bảo vệ bản thân mình.
Mẫu 3
Một hôm, ở trong khu rừng nọ, chú chiên con đang đứng bên dòng suối trong uống từng ngụm nước nhỏ để giải khát thì bất ngờ gặp chó sói. Con chó sói với cái bụng đói rỗng tuếch đang lảng vảng đi kiếm mồi. Từ xa, nó nhìn thấy chiên con nên đã lấy cớ chiên làm đục nước và lớn tiếng thét vang "Sao mày dám cả gan vục mõm/ Làm đục ngầu nước uống của ta? Tội mày phải trị không tha!". Trước lời buộc tội vô lý ấy, chiên con đã dũng cảm phân trần rằng nước nơi chiên và sói uống nước cách nhau hơn hai chục bước. Sói tiếp tục kết tội chiên nói xấu sói vào năm ngoái. Một lần nữa đứng trước lời bịa đặt, chiên đáp lại rằng khi đó chiên chưa ra đời và bây giờ còn đang bú sữa mẹ. Không từ bỏ dã tâm ăn thịt chú chiên con, sói lại tiếp tục vu khống anh của chiên nói xấu sói. Chiên lại tiếp tục phản bác rằng nó không có anh em. Cuối cùng, sói lại gia tăng những lí sự cùn để đổ tội cho cả mống nhà chiên, chó, người và nói rằng phải báo thù, sau đó thì tha chiên vào tận rừng sâu để ăn thịt.
Mẫu 4
Một ngày nọ, trong khu rừng sâu, chú chiên con khát nước nên tìm đến dòng suối. Chú chiên đang uống từng ngụm nước suối mát lành thì bất ngờ gặp phải chó sói. Con chó sói này lang thang trong rừng với cái bụng trống không. Vì quá đói nên nó lảng vảng quanh dòng suối với hy vọng sẽ tìm được con mồi. Và rồi, chó sói trông thấy bóng dáng chú chiên nhỏ. Nó bắt đầu dùng lời lẽ vô lí để buộc tội chiên làm đục nước và lớn tiếng thét vang:
- Con chiên kia, sao mày dám cả gan vục mõm xuống dòng nước? Mày có biết vì thế mà nước uống của ta trở nên đực ngầu hay không? Tao sẽ trừng trị tội này của mày, nhất định không tha!
Đứng trước những lời lẽ hống hách và bản chất độc ác của chó sói, chiên con đã thưa rằng:
- Xin bệ hạ hãy nguôi cơn giận mà xem xét lại. Nơi tôi uống cách phía trên nguồn của ngài tận hơn hai chục bước. Sao kẻ hèn này có thể làm đục nước của ngài được!
Nhưng với bản tính xấu xa của mình, sói tiếp tục buộc tội chiên đã nói xấu nó vào năm ngoái:
- Chắc chắn là mày đã khuấy nước. Ta còn chưa quên là này đã nói xấu ta vào năm ngoái đâu.
Nghe thấy lời bịa đặt vô lí như vậy, chiên con đã dũng cảm đáp rằng khi đó chiên chưa ra đời và hiện tại còn bú sữa mẹ:
- Nói xấu ngài ư? Tôi làm gì có nói xấu ai? Vì khi đó tôi còn chưa ra đời mà. Hiện tại tôi đang bú sữa mẹ tôi rành rành.
Cậy mình là kẻ mạnh, sói lại dùng lí lẽ cùn để vu khống anh của chiên tội nói xấu:
- Nếu không phải mày thì chính là anh mày đó!
Một lần nữa bị kết tội, chiên mạnh mẽ phản bác mình không có anh em nào hết:
- Thưa ngài, quả thật tôi không có anh em.
Đứng trước sự gan dạ và dũng cảm của chiên con, chó sói không thể nói lí lẽ nên phải gia tăng các lời vu khống tội lỗi cho chiên, chó và người:
- Thế thì một mống nhà chiên đã nói xấu ta. Chúng bay có đứa nào kiêng nể sói như ta đâu! Chiên, chó, người, tất cả đều cùng nhau một thói nói xấu ta.
Sau khi đổ lỗi xong, chó sói vẫn không quên từ bỏ mục đích ban đầu của mình. Nó lợi dụng việc báo thù để thỏa mãn mong muốn được ăn thịt chiên con: "Chính tai ta nghe bọn họ mách vậy, nên hôm nay ta có thù tất báo". Thật tội nghiệp, chú chiên nhỏ bị chó sói tham lam, ác độc tha vào tận rừng sâu để ăn thịt.
Từ xưa đến nay trong rừng già này kẻ mạnh chính là kẻ có lí lẽ. Sói ta chính là vua nơi đây.
Mẫu 5
Một hôm đang đói, ta đi kiếm ăn quanh bờ suối và đã thấy một con chiên con. Để có lí lẽ làm thịt chiên con ta đã đổ cho nó tội khuấy đục nước ta uống nhưng kẻ này lại lí lẽ giải thích rằng hắn không thể khuấy nước nguồn trên của ta. Ta bèn nói hắn đã nói xấu ta vào năm ngoài nhưng tên này lại lí lẽ nói năm ngoái hắn chưa ra đời làm sao có thể nói xấu ta.
Trước lí lẽ của chiên con ta không nói nhiều nữa bèn tha hắn vào tận rừng sâu và làm thịt hắn.
Mẫu 6
Tôi là một chú chiên nhỏ đã bị chết oan trong rừng vào ngày nọ.
Hôm đó tôi đang uống nước bên bờ suối thì tên sói từ đâu lao ra và thét rằng tôi đã khuấy đục nước của hắn. Vốn kẻ hèn này uống nước ở dưới hắn ở phía cao cách đến hai chục bước chân sao tôi có thể khuấy đục nước của hắn. Vậy mà hắn không tin còn quát tôi năm ngoái nói xấu hắn. Khi này tôi còn đang bú sữa mẹ sao năm ngoài có thể nói xấu hắn, chó sói kia không nghe lí lẽ bèn đổ rằng do anh em dòng họ nhà chiên tôi nói xấu hắn.
Không nói lí lẽ nữa hắn trược tiếp lôi tôi vào trong rừng sâu mà làm thịt tôi.
Lời giải
Dàn ý kể lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
1. Mở bài
Giới thiệu các nhân vật trong truyện: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
2. Thân bài
Từ rất lâu, cô Mắt cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng vẫn sống với nhau rất thân thiết.
Nhưng vì Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai vì ghen tị với lão Miệng chỉ ăn mà không làm gì cả nên bàn nhau để mặc lão Miệng, không cho lão ăn gì nữa.
Mặc cho lão Miệng rất lấy làm ngạc nhiên và sửng sốt, cả bọn vẫn kéo nhau ra về.
Từ đó, cô Mắt cậu Chân, cậu Tay, bác Tai không lầm gì cả.
Chỉ vài ngày sau, cả bọn đã thấy mệt mỏi rã rời, không ai làm được việc gì nữa.
Đến ngày thứ bảy thì không ai còn chịu nổi.
Bác Tai là người nhận ra sai lầm đầu tiên: lão Miệng không đi làm nhưng lão có công việc là nhai. Bác yêu cầu tất cả đến nói chuyện lại với lão Miệng.
Sau khi lão Miệng ăn xong ai nấy đều khỏe trở lại.
3. Kết bài
Kết quả: Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai lại sống hoà thuận, ai làm việc nấy, không ai còn ghen tị với ai nữa.
Kể lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - Mẫu 1
Từ xưa, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng vẫn sống hòa thuận với nhau. Một ngày nọ, cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng:
- Bác Tai, hai anh và tôi đều làm việc vất vả, chỉ có lão Miệng chỉ ăn không ngồi rồi. Tôi tính, chúng ta không làm việc nữa, xem lão Miệng có sống được không.
Cậu Chân, cậu Tay thấy phải, liền nói:
- Đúng đấy! Vậy chúng ta hãy đến nói cho lão Miệng rằng lão hãy tự lo lấy thân.
Thế rồi, Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng kéo đến lão Miệng. Ngang qua nhà bác Tai, họ thấy bác ngồi im lặng như nghe ngóng điều gì. Cả ba cùng chạy vào và nói:
- Bác Tai ơi, chúng cháu đang định đến nhà lão Miệng. Lão cần phải biết từ nay chúng cháu sẽ không làm cho lão ăn nữa. Lâu nay, chúng cháu và bác đã vất vả rồi. Bác có đi cùng không ạ?
Bác Tai tán thành ngay:
- Phải, phải… Bác sẽ đi cùng các cháu!
Thế rồi, họ cùng đi đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ chẳng thèm chào hỏi, mà nói thẳng với lão:
- Chúng tôi đến đây không phải để chào hỏi, mà để thông báo với ông rằng: Kể từ nay, chúng tôi sẽ không làm việc nuôi ông nữa. Chúng tôi đã vất vả quá nhiều rồi.
Nghe vậy, lão Miệng ngạc nhiên lắm. Lão lựa lời nói cho họ bớt giận, và bàn bạc lại:
- Xưa này, chúng ta vẫn sống hòa thuận, vui vẻ. Sao nay mọi người lại có suy nghĩ như vậy? Nếu có điều gì không hài lòng, mọi người hãy nói ra để chúng ta cùng bàn bạc.
Nhưng cả bốn đều lắc đầu, cùng nói:
- Không cần bàn bạc gì cả. Chúng tôi đã quyết định như vậy rồi. Kể từ này, ông hãy tự lo lấy thân.
Thế rồi, họ kéo nhau ra về. Từ đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. Ngày này qua ngày khác, họ bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay không muốn chạy nhảy như trước, cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, hai mí mặt nặng trĩu. Bác Tai lúc nào cũng thấy ù ù. Đến ngày thứ bảy, họ không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay:
- Các cháu, chúng ta đã sai lầm rồi. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không làm đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng phải ăn thì chúng ta mới khỏe được.
Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay nghe lấy làm phải, liền cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Đến nơi, họ thấy lão Miệng cũng nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm khô như rang, không buồn nhếch mép. Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi tìm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Còn những người khác cũng thấy khỏe mạnh hơn. Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân thiết như trước, không còn tị nạnh nhau.
Kể lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - Mẫu 2
Chuyện kể rằng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng từ xưa vẫn chung sống với nhau thân thiết. Chẳng biết nghĩ thế nào mà một hôm, cô Mắt than thở với cậu Chân, cậu Tay rằng :
- Các anh ạ! Càng nghĩ tôi càng tức. Bác Tai với hai anh và tôi quần quật làm việc, mệt nhọc quanh năm. Trong khi đó, lão Miệng lại chẳng làm gì cả. Từ nay, chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão ấy có sống được không!
Cậu Chân, cậu Tay gật gù đồng tình :
- Cô Mắt nói chí phải ! Chúng ta đi gặp lão Miệng, nói cho lão biết hãy tự lo thân. Nay đã đến lúc lão phải tự đi kiếm thức ăn, xem lão có làm nổi không nào ?
Cả ba kéo nhau đến nhà lão Miệng. Ngang qua nhà bác Tai, thấy bác ngồi im lặng nhưng đang nghe ngóng, suy nghĩ điều gì, họ chạy vào nói :
- Bác Tai ơi, bác có đi cùng chúng cháu đến nhà lão Miệng không ? Chúng cháu định nói cho lão biết là từ nay mọi người sẽ không làm để nuôi lão nữa. Bác cháu mình vất vả nhiều rồi, tới lúc phải nghỉ ngơi thôi !
Bác Tai nghe xong, gật đầu lia lịa:
- Phải đấy ! Phải đấy ! Bác sẽ đi cùng các cháu !
Bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng. Chẳng chào chẳng hỏi gì cả, cậu Chân, cậu Tay nói thẳng :
- Chúng tôi hôm nay đến đây không phải để thăm hỏi, trò chuyện gì với ông đâu mà nói thẳng cho ông biết : Từ nay, chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Bấy lâu nay, chúng tôi cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi !
Chẳng hiểu đầu đuôi ra sao, lão Miệng ngạc nhiên lắm. Lão bảo :
- Ấy, có chuyện chi thì mọi người hãy vào nhà đã, làm gì mà nóng nảy thế ?
Bốn người kia lắc đầu cả quyết :
- Không, không bàn bạc gì nữa ! Từ nay trở đi, ông phải tự lo lấy mà sống. Còn chúng tôi có biết cái gì là ngọt bùi ngon lành đâu, làm chi cho cực !
Nói rồi, họ kéo nhau về và hả hê nghĩ rằng phen này thì lão Miệng cứ là chết đói !
Một ngày, hai ngày trôi qua, Chân, Tay, Tai, Mắt chẳng làm gì cả. Nhưng lạ thay, họ không thấy vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mi nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ cứ sống trong tình trạng như thế cho tới ngày thứ bảy thì không thể chịu đựng được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố cất tiếng :
- Chúng ta suy nghĩ và hành động sai lầm rồi các cháu ạ ! Chúng ta không làm để kiếm thức ăn nuôi lão Miệng thì chúng ta cũng tê liệt cả. Lão Miệng tuy không làm nhưng lão có công việc là nhai. Như thế cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Từ trước đến nay, chúng ta sống gắn bó thân thiết với nhau, nay tự dưng lại gây nên chuyện. Lão Miệng có cái ăn thì chúng ta mới khỏe khoắn lên được. Theo ý bác, chúng ta nên đến nói lại với lão Miệng, các cháu có đi không ?
Cậu Chân, cậu Tay, cô Mắt cố gượng dậy theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Khốn khổ cho lão, lão cũng sống dở chết dở. Môi thì nhợt nhạt, hai hàm khô cứng, không buồn nhếch mép. Bốn người kia thành thật xin lỗi lão về sự hiểu lầm vừa qua. Thế rồi bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay vội vã đi kiếm thức ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Lạ thay ! Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cũng thấy đỡ mệt và tinh thần sảng khoái hẳn ra. Họ nhận thấy là mình đã nghĩ sai cho lão Miệng. Từ đấy, năm người lại chung sống thuận hòa, thân thiết như xưa.
Kể lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - Mẫu 3
Chân, Tay, Tai, Miệng và tôi - Mắt, từ xưa vẫn sống chung hoà thuận với nhau, không bao giờ tranh cãi hay tị nạnh điều gì. Chúng tôi lúc nào cũng vui vẻ và sống có ích. Nhưng có một chuyện xảy ra làm tôi vô cùng ân hận.
Là cô gái duy nhất trong nhà, tôi cũng hay đỏm dáng với hàng mi cong nên được nhiều người khen ngợi. Nhưng phải hiểu công việc tôi làm mới thấy hết được nỗi vất vả. Tôi thường được gọi là cửa sổ tâm hồn, là nơi con người thu nhận mọi hình ảnh của thế giới. Một ngày, ngoài những giây phút ngắn ngủi được nghỉ ngơi, tôi lúc nào cũng chăm chỉ làm việc. Có nhiều lúc tôi cảm thấy căng thẳng. Tôi vốn là cô bé mỏng manh, dễ bị tổn thương nên khi có hạt bụi nhỏ bay vào cũng làm tôi đau. Có vật gì cứng rơi vào thì ngay lập tức tôi bị ốm. Tôi tự nhủ công việc của mình thật nặng nhọc. Mà không chỉ tôi, cậu Tay, cậu Chân cũng vậy. Ngày nào hai cậu cũng hoạt động hết công suất. Công việc cứ nối tiếp công việc, đến cuối ngày hai cậu mỏi nhừ. Với những người làm công sở thì Tay và Chân đỡ vất vả. Nhưng với những ai lao động lam lũ suốt ngày không quản nắng mưa như bác nông dân, chú thợ xây hay chị lao công thì hai cậu cứ quần quật từ mờ sáng đến tối mịt luôn. Thỉnh thoảng tối tối, chúng tôi có đến thăm nhau nhưng mới nói được mấy câu, Mắt tôi đã muốn khép lại, hai cậu Tay, Chân cũng muốn duỗi ra chẳng buồn trò chuyện. Hàng xóm của chúng tôi là bác Tai điềm tĩnh. Cả ngày bác không nói câu gì, chỉ chăm chú vào công việc. Bởi công việc của bác cũng rất vất vả. Tuy không hoạt động nhiều như tôi, mất sức như cậu Tay, cậu Chân nhưng có khi bác đau hết mình mẩy vì phải nghe những lời lẽ không hay, thô tục... Những lúc như thế bác mệt mỏi, nằm nghỉ ở nhà không thiết tha nghe hát nữa...
Bỗng một ngày tôi nhận thấy, chúng tôi làm việc quá nhiều mà lão Miệng thì quá an nhàn. Suốt ngày lão chỉ chơi thong dong, chờ chúng tôi làm việc, đến giờ cơm lão lại là người hưởng thụ. Cực nhọc là thế mà chúng tôi đâu được biết đến thứ ngon của lạ nào, đâu biết cái gì ngọt bùi ngon lành. Tất cả mọi thứ làm ra lão hưởng hết. Tôi tức giận lắm, rủ cậu Tay cậu Chân, bác Tai đến nhà lão Miệng, nói cho lão biết rằng từ nay chúng tôi sẽ không làm gì nữa, lão tự làm tự sống Lão Miệng bất ngờ lắm. Nói xong chúng tôi bỏ ra về, để lại mình lão thơ thẩn như vẫn không tin vào những điều chúng tôi vừa tuyên bố.
Từ hôm đó, chúng tôi không làm gì nữa. Tôi chỉ ngồi chơi mà không hoạt động. Cậu Tay, cậu Chân cũng không buồn làm việc. Bác Tai ngày cũng như đêm chỉ nằm yên trên giường nghe nhạc mà bác thích.... Cứ như thế được một hôm, hai hôm rồi ba hôm chúng tôi bỗng thấy mỏi mệt rã rời. Ai cũng thấy trong người không được khoẻ, như muốn lăn đùng ra ốm vậy. Tôi không còn làm điệu hay duyên dáng nữa, ngày hay đêm đều thấy lờ đờ không rõ. Hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà không ngủ được. Cậu Tay, cậu Chân không hoạt bát nhanh nhẹn, chạy nhảy như thường ngày mà lừ đừ không buồn cất mình lên. Bác Tai đến lúc này cũng không nghe hò hát nữa bởi nghe gì cũng không rõ, lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong. Chúng tôi ở trong hoàn cảnh éo le ấy suốt một tuần. Đến ngày thứ bảy, chúng tôi thấy không thể kéo dài tình trạng này thêm nữa, phải chấm dứt ngay nếu không cả bọn sẽ chết. Tôi tìm đến cậu Tay, cậu Chân, bác Tai bàn cách. Tôi nhận ra là mình đã sai. Chính tôi là kẻ đã gây ra chuyện này, tự dưng bắt bẻ lão Miệng. Tôi không biết rằng lão cũng có công việc của mình, tuy đơn giản là nhai thôi nhưng quan trọng không kém công việc của chúng tôi. Không có lão chúng tôi không thể có năng lượng để làm việc. Thế là cả bọn chạy vội đến nhà lão Miệng. Lão cũng như chúng tôi, nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang không buồn nhếch mép. Thấy chúng tôi đến, lão mừng lắm. Có lẽ lão đợi chúng tôi từ lâu lắm rồi. Hai cậu Tay và Chân vội vàng tìm thức ăn cho lão. Lão ăn xong, dần dần tỉnh lại. Chúng tôi cũng thấy sảng khoái trong người, sung sướng như sắp bị tử thần mang đi nhưng vì còn luyến tiếc trần gian mà được ở lại. Mọi người lại thân thiện với nhau, sống hòa hợp như ngày nào. Riêng tôi vì xấu hổ với bác Tai, cậu Tay cậu Chân và nhất là với lão Miệng mà từ đó trở đi càng chăm chỉ làm việc hơn.
Qua chuyện này tôi thấy mình lớn hơn và bớt đỏm dáng. Cũng từ chuyện này tôi tự rút ra cho mình bài học. Trong cuộc sống, không ai có thể tồn tại được một mình mà phải nương tựa vào nhau mà sống. Không ai là thừa hay vô ích cả, tùy theo năng lực bản thân mà họ làm những công việc thích hợp. Nếu hiểu nhau, biết đoàn kết bên nhau, tôn trọng nhau thì công sức của mọi người sẽ được góp lại thành sức mạnh to lớn.
Câu chuyện của cô Mắt tôi là như vậy đấy. Các bạn đừng bao giờ như tôi nhé. Vì ích kỉ, các bạn sẽ chẳng bao giờ được thanh thản mà đôi khi còn làm cho người xung quanh bị tổn thương nữa.
Kể lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - Mẫu 4
Trong kho tàng truyện ngụ ngôn nước ta, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là một truyện độc đáo. Nhân vật không là loài vật, cũng không phải con người, mà là những bộ phận trên thân thể con người. Tác giả dân gian mượn một mẩu chuyện về mấy cơ quan của thân thể người để nói chuyện con người. Câu chuyện vui vui, hóm hỉnh, nhưng lại hàm chứa một ý nghĩa triết lí sâu xa và một bài học thấm thía.
Năm cơ quan của thân thể người đã được ngụ ngôn hoá thành những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng với những quan hệ nương tựa vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau. Từ xưa họ sống với nhau thân thiết nhưng “vấn đề” đã nảy sinh khi bốn người (cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai) cảm thấy mình làm việc mệt nhọc quanh năm chỉ để lão Miệng ngồi ăn không. Thế là họ quyết định nghỉ ngơi không làm nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
Truyện kể lại khá sinh động cảnh bốn người hăm hở đến nhà lão Miệng để nói thẳng với lão như trút tất cả nỗi bất bình lên đầu lão. Nhưng điều họ “cảm thấy” dựa trên cơ sở nào và việc họ “quyết định” như vậy là đúng hay sai? Điều họ cảm thấy là có thực: Đúng là Tay, Chân, Tai, Mắt phải làm việc để Miệng ngồi ăn không. Nhưng việc họ quyết định nghỉ ngơi thì lại sai, và hậu quả đã đến sau mấy ngày họ không làm việc.
Thật là trớ trêu, nghỉ ngơi mà cả bọn lại thấy mệt mỏi, rã rời: “Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước nữa; Cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai thấy lúc nào cũng ù như xay lúa ở trong”. Vì sao vậy? Chính bác Tai đã kịp nhận ra sai lầm để nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay: Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải là ăn không ngồi rồi. [...]. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn được”.
Họ đến nhà lão Miệng thì thấy lão cũng “nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, không buồn nhếch mép”. Nhưng khi cậu Chân, cậu Tay đi tìm thức ăn về, lão Miệng ăn xong thì dần dần tỉnh lại. Rồi bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên cũng thấy đỡ mệt nhọc và thấy mình lại khoan khoái như trước.
Đó chính là quan hệ nương tựa vào nhau, phụ thuộc lẫn nhau của những cá nhân trong một tổ chức, một cộng đồng mà truyện ngụ ngôn này đã thu nhỏ lại trong mấy cơ quan của thân thể con người một cách cụ thể, dễ hiểu nhưng cũng thật sâu sắc. Và bài học thấm thía đã được tác giả dân gian kết luận như là cách vận dụng tốt nhất mối quan hệ đó trong cuộc sống: “Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc không ai tị ai cả”.
Kể lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - Mẫu 5
Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng đã nhân hoá năm bộ phận của thân thể con người tạo cho mỗi bộ phận một vị thế rất hóm hĩnh: cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão miệng.
Trước kia, họ vẫn dựa vào nhau mà cùng tồn tại. Nhưng rồi cô Mắt đã khởi xướng một cuộc tẩy chay bất hợp tác với lão Miệng. Cô đã vận động được cậu Chân, cậu Tay và bác Tai kéo đến "nhà" lão Miệng, nói cho lão ta biết phải lo lấy mà sống; chúng tôi vất vả lam lũ xưa này mà nào co biết cái gì ngọt bùi ngon lành nào đâu!
Cuộc tẩy chay bắt đầu. Chỉ mấy ngày sau, cô Mắt thì lờ đờ, cậu Chân, cậu Tay thì không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa. Bác Tai thì ù ù như xay lúa ở trong, ... Tất cả đều lừ đừ mệt mỏi; đến ngày thứ bảy thì không thể chịu được nữa. Còn lão Miệng trong thời gian ấy cũng nhợt nhạt cả hai môi, hàm răng thì khô như rang, không buồn nhếch mép. Cái "sáng kiến!' của cô Mắt thế là hoàn toàn thất bại, gây tác hại cho cả người lẫn mình!
Anh em ta cùng nhau hân hoan: cậu Tay kiếm thức ăn bỏ vào mồm lão Miệng. Lão nhai và nuốt vào họng, cụ Bụng căng tròn (có một dị bản nói thế), tức thì ai cũng thấy "đỡ mệt nhọc", dần dần thấy "khoan khoái" như trước. Từ đó, họ bảo nhau thăn mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả. Từ thực tế mà họ thấm thìa lẽ đời. Lẽ đời không đơn giản! Bài học luân lí hàm chứa trong truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng khá sâu sắc:
Trong cuộc sống đừng a dua, đừng nghe người ta xui dại, làm bậy mà thiệt hại đến mình. Con người không thể sống riêng biệt một mình mà tồn tại, mà được hạnh phúc. Mỗi người, mỗi bộ phận, mọi tổ chức đều gắn bó trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau như các bộ phận trong cơ thể. Cũng đừng cho mình là quan trọng nhất mà coi thường người khác, hoặc suy bì tị nạnh bon chen trong cuộc sống. Cùng sống, cùng hoà hợp và tồn tại để mưu cầu hạnh phúc là bài học sâu sắc nhất được rút ra từ truyện ngụ ngôn này.
Ả Kể lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - Mẫu 6
Trong kho tàng truyện ngụ ngôn của Việt Nam ta có rất nhiều những câu chuyện ý nghĩa, trong đó không thể không kể tới truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”. Đây là một câu chuyện rất độc đáo, mượn hình ảnh các bộ phận trên cơ thể con người để nói về chuyện của con người. Đây là một câu chuyện vui và hóm hỉnh nhưng lại chứa đựng những hàm ý triết lí sâu xa và bài học thấm thía.
“Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là năm cơ quan của cơ thể người đã được ngụ ngôn nhân hóa thành những cá nhân trong một tổ chức, cộng đồng và đặt trong một mối quan hệ thống nhất, tương trợ và phụ thuộc lẫn nhau. Từ xa xưa, năm người họ đã sống với nhau rất thân thiết, nhưng đã nảy sinh ra vấn đề bốn người là cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay và bác Tai đều cảm thấy mình phải làm việc nặng nhọc quanh năm chỉ để cho lão Miệng ngồi ăn không.
Nghĩ như vậy xong họ đã quyết định nghỉ ngơi không làm nữa, để xem lão Miệng lấy gì mà ăn, thử xem lão ấy có sống được không. Câu chuyện đã miêu tả rất sinh động cảnh bốn người họ kéo nhau tới nhà lão Miệng nói lão như trút hết những nỗi bất bình lên đầu lão. Nhưng liệu họ làm như vậy có đúng hay sai, liệu bốn người họ đã suy xét kĩ càng hay chưa? Trên thực tế đúng là lão Miệng không hề làm gì, chỉ việc ăn,còn cả Chân, Tay, Tai, Mắt lúc nào cũng phải làm việc. Nhưng thật trớ trêu khi họ quyết định nghỉ ngơi không làm gì để cho lão Miệng có cái ăn thì họ lại rất mệt mỏi, rã rời: “Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy, vui đùa như trước nữa; Cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà không ngủ được. Bác Tai thấy lúc nào cũng ù ù như lúa ở trong”.
Tất cả mọi người đều phải chịu sự mệt mỏi ấy, riêng chỉ có bác Tai là nhận ra sai lầm và đến nói với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay. Bởi chính việc ăn của lão miệng là nuôi sống chúng ta, nếu lão không được ăn thì chúng ta cũng sẽ bị tê liệt, lão tuy không đi làm nhưng có công việc là nhai, đó cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi “Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khỏe khoắn được”. Nói rồi mọi người đã hiểu ra sự tình rồi cùng nhau đi tới nhà lão Miệng, nhìn thấy lão cũng đang trong tình trạng “nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm khô như rang, không buồn nhếch mép”. Khi cậu Chân và Tay đi tìm thức ăn cho lão ăn thì lão dần tỉnh lại, ngay lúc đó cả bốn người Tai, Mắt, Chân, Tay cũng đều cảm thấy đỡ mệt nhọc và khoan khoái hơn trước.
Câu chuyện đã nhắc nhở chúng ta về mối quan hệ nương tựa và phụ thuộc lẫn nhau giữa những cá nhân trong một tổ chức, tập thể. Con người không thể tách mình sống riêng biệt mà tồn tại được, mỗi người, như một bộ phận trong một cỗ máy tập thể, thiếu đi một bộ phận dù nhỏ cũng không thể hoàn thành cỗ máy hoàn chỉnh. Bài học sâu sắc của câu chuyện chính là cùng sống, cùng hòa hợp để có thể tồn tại và mưu cầu hạnh phúc.
Kể lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - Mẫu 7
Từ thuở xa xưa, tổ tiên chúng ta đã nhận thức rất đúng về vai trò của đoàn kết và mối quan hệ chặt chẽ giữa cá nhân với cộng đồng. Nhận thức đó đã được đúc kết thành bài học bổ ích gửi gắm trong tục ngữ, ca dao và truyện cổ dân gian. Một trong những truyện mang ý nghĩa giáo dục thấm thìa, sâu sắc dưới một hình thức ngụ ngôn dí dỏm, thú vị là truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Truyện kể về hành động dại dột của Chân, Tay, Tai, Mắt vì suy bì, ganh tị với Miệng mà bảo nhau đồng loạt không làm việc, để cho lão Miệng tự kiếm lấy miếng ăn. Hành động nông nổi thiếu suy nghĩ ấy khiến cho cả bọn mệt mỏi, rã rời. Hiểu ra sai lầm, tất cả kéo nhau đến giảng hoà với lão Miệng. Rồi ai làm việc nấy, mọi người lại sống hoà thuận như xưa.
Trong truyện ngụ ngôn này, nhân vật là những bộ phận của cơ thể con người đã được nhân hoá. Thông qua truyện, người xưa muốn khẳng định: Trong xã hội, trong một tập thể, tất cả mọi người đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Không ai có thể tách rời khỏi cộng đồng và chỉ có đoàn kết, gắn bó, nương tựa lẫn nhau mới có thể tạo ra sức mạnh. Nếu chia rẽ sẽ dẫn tới suy thoái, diệt vong. Do đó mọi người phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.
Kết cấu truyện ngắn gọn. bố cục rõ ràng và có đầy đủ nhân vật, tình tiết, mâu thuẫn như một màn kịch nhỏ và hoàn cảnh nảy sinh mâu thuẫn chính là cuộc trao đổi giữa Chân, Tay, Tai, Mắt về sự cống hiến và hưởng thụ. Truyện kể rằng: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm, cô Mắt cho rằng lão Miệng quanh năm không phải làm việc mà lại được hưởng tất cả những miếng ngon miếng lành ; còn mọi người suốt ngày quần quật mà chẳng được gì.
Ý kiến của cô Mắt nêu ra nhanh chóng được cậu Chân, cậu Tay và bác Tai ủng hộ. Cả bọn hăm hở đến gặp lão Miệng để nói thẳng với lão rằng: … Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay, chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi. Câu nói ấy chứa đựng sự bất bình mà mọi người cố chịu đựng bấy lâu. Chẳng thèm nghe lão Miệng phân trần phải trái.
Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng: Không, không phải bàn bạc gì nữa, từ nay trở đi, ông phải lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay, chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực! Nếu mới nghe qua thì lí sự của chúng có vẻ đúng, bởi thực tế là Mắt nhìn, Tai nghe, Tay làm, Chân đi… để kiếm sống, chứ còn Miệng thi chỉ có ăn uống, hưởng thụ, nào có phải vất vả, mệt nhọc gì đâu? Kẻ làm nhiều mà không được hưởng thụ gì, còn kẻ không làm lại được hưởng tất.
Chúng bất bình, giận dữ, tẩy chay lão Miệng để cho lão biết thân. Chúng không hiểu rằng việc nhai nuốt của lảo Miệng cũng là làm. việc, biến thức ăn thành chất bổ dưỡng nuôi cơ thể, trong đó có Chân, Tay, Tai, Mắt… Người có khỏe thì Mắt mới tinh, Tai mới thính, Chân, Tay mới nhanh nhẹn được. Trong cơ thể con người, mỗi bộ phận có một chức náng riêng nhưng tất cả phối hợp chặt chẽ với nhau để duy trì sự sống. Nếu một bộ phận suy yếu hoặc ngừng hoạt động, con người sẽ bị bệnh hoặc có thể chết.
Suy nghĩ nông nổi của Chân, Tay, Tai, Mắt đã phải trả giá. Chúng bảo nhau đồng loạt nghỉ việc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, cả bọn thấy mệt mỏi, rả rời. Cậu Chân, cậu Tay không còn muốn cất mình lên để chạy nhảy vui đùa như trước nữa. Cô Mắt thì ngày cũng như đêm, lúc nào cũng lờ đờ, hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà ngủ không được. Bác Tai trước kia hay đi nghe hò nghe hát, nghe tiếng gì cũng rõ, nay bỗng thấy lúc nào cũng ù ù như xay lúa ở trong, cả bọn lừ đừ, mệt mỏi như thế cho đến ngày thứ bảy thì không thể chịu được nữa, đành họp nhau lại để bàn…
May mắn là trong bọn họ, bác Tai đã hiểu ra nguyên nhân của tình cảnh đáng sợ ấy nên giải thích cho cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay: Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có cái ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải là ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết như thế, nay tự dưng chúng ta gây nên chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn được. Chúng ta nên đến nói lại với lão, các cháu có đi không?
Trước lời nói có tình có lí của bác Tai, cả bọn đã nghe ra và cố gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Suốt bảy ngày không có cái ăn, lão Miệng cũng rơi vào cảnh sống dở chết dở: nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, khônq buồn nhếch mép. Tất cả mọi người vội vàng ai vào việc nấy: Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn cho lão Miệng ăn. Lão Miệng ăn xong, dần dần tỉnh lại. Và như có phép lạ, lập tức bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay tự nhiên thấy đỡ mệt nhọc, rồi thấy trong mình khoan khoái như trước. Từ một sự hiểu lầm dẫn đến hành động không đúng, nay hiểu ra, may mà còn cứu kịp.
Kết thúc câu chuyện là cảnh: lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại thân mật, hòa thuận, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.Như vậy rõ ràng là Chân, Tay, Tai, Mắt và Miệng có liên quan mật thiết với nhau. Mỗi bộ phận tuy có chức năng riêng nhưng có cùng một nhiệm vụ chung là duy trì và phát triển sự sống của cơ thể. Không thể nói bộ phận nào quan trọng hơn cả. Sự khiếm khuyết bất cứ bộ phận nào cũng gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ hoạt động của con người.
Tử quan hệ không thể tách rời giữa các nhân vật, truyện ngụ ngôn này đã Khéo léo đặt ra bài học cho con người. Trong cuộc sống, một cá nhân không thể tồn tại nếu tách khỏi cộng đồng. Mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng là hết sức quan trọng. Truyện tuy ngắn gọn nhưng là lời khuyên khéo léo và thiết thực: Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người. Bởi vì suy nghĩ, hành động, cách ứng xử của cá nhân không chỉ tác động đến bản thân mà còn ảnh hưởng chung đến cả cộng đổng, tập thể.
Điều thú vị là qua truyện ngụ ngôn này, ông cha ta đã khẳng định: Trong xã hội, mỗi người có một năng lực, một trình độ khác nhau, do đó sự phân công công việc và cách thức đóng góp cũng khác nhau. Không nên suy bì, tị nạnh một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ dẫn đến hậu quả xấu, ảnh hưởng đến lợi ích chung. Bên cạnh việc đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau, mỗi thành viên phải tự giác làm việc theo sự phân công của xã hội. Khi làm việc phải cống hiến hết sức mình cho cả cộng đồng. Có Kể lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - Mẫu 8
Truyện ngụ ngôn tạo cho người đọc những tiếng cười thoải mái sau những giờ làm việc mệt mỏi, nhưng những câu chuyện đó còn làm cho người đọc có 1 thái độ nhận thức đúng về vai trò của đoàn kết và vai trò của cá nhân với cộng đồng, tiêu biểu cho những câu chuyện đó là Truyện ngụ ngôn chân tay tai mắt miệng.
Truyện chân tay tai mắt miệng kể về những hành đông sai lầm của Chân tay tai mắt vì sự ganh tị mà họ đã bảo nhau không chịu làm việc để lão miệng tự kiếm ăn, nhưng học lại không hiểu được những sai lầm của học gây ra, khiến cho mấy ngày học mệt dã dời và cuối cùng phải quay lại làm hòa với Miệng để khỏi sự dã dời mệt nhọc. Hiểu được tất cả mọi việc Chân tay tai mắt đã quay laị làm việc như ban đầu, và chúng sống với nhau hòa thuận như xưa.
Những nhân vật trong câu chuyện này là những bộ phận trong cơ thể con người và đã được tác giả nhân hóa lên để làm nên 1 nhân vật trong câu chuyện. Những bộ phận chân tay tai mắt miệng đều cùng nằm trên 1 cơ thể con người chúng phải cùng đồng hành cùng tồn tai không có sự tách rời của bộ phận nào hết. Tác giả cũng dựng lên những tình huống như này nhằm để giáo dục con người trong xã hội cần đoàn kết đùm bọc lấy nhau không lên chia bè kéo cánh gây mất tình đoàn kết trong 1 tập thể cộng đồng.
Nếu tách rời khỏi cộng đồng con người sẽ không thể tồn tại được, xã hội là môi trường để con người hình thành nhân cách của mình. Con người có sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong công việc của mình mới là điều kiện để học học hỏi kinh nghiệm từ xã hội, rút ra những bài học cho bản thân. Đây là nền tảng để con người tự đánh giá về bản thân mình những điểm đã được và những điểm chưa làm được trong cuộc sống. Sống trong 1 xã hội cần có sự hòa đồng giữa các thành viên trong xã hội.
Trong câu chuyện nổi lên với tình huống rất đặc sắc khi cuộc trò chuyện của: Cô mắt cậu chân, cậu tay, Bác tai,lão miệng từ xưa tới nay vẫn chung sống hòa bình nhưng bỗng một hôm cô Mắt cho rằng Lão Miệng quanh năm không phải làm việc vất vả những những điều ngon, lạ hắn đều được hưởng còn ta thì lao động vất vả cả năm nhưng không được hưởng thụ gì. Ý kiến của cô nhanh chóng được cậu chan cậu tay và Bác tai ủng hộ. Họ khéo nhau đến gặp Lão miệng mà nói rằng từ nay chúng tôi sẽ không làm việc cho ông hưởng thụ nữa ông tự kiếm sống mà ăn, chúng tôi bấy lâu nay đã vất vả rồi. Chẳng thèm nghe Lão Miệng phân lẽ đúng sai Bác Tai, Cô Mái Cậu Chân, Cậu Tay đều lắc đầu cho rằng từ nay chúng tôi sẽ không làm gì nữa.
Chỉ với sự ganh đua ghen ghét giữa các bộ phận mà đã đưa ra những hành động sai lầm họ chia bè kép cánh gây mất đoàn kết trong cộng đồng xã hội. Khi mới nghe thì tưởng rằng như những lý lẽ của các bộ phận đó đúng, nhưng họ lại không hiểu được những hậu quả sau này, họ bảo nhau đồng loạt không làm việc, một ngày 2 ngày rồi 3 ngày cả bọn thấy mệt mỏi rã rời. Cậu chân thì không còn vui đùa như trước nữa, Cô mắt thì ngày cũng như đêm lờ mờ ….
Cho đến ngày thứ 7 khi họ không thể chịu được nữa họ mới gọi nhau hội chung lại bàn bạc. May mắn là trọng bọn họ có bác tai đã hiểu ra nguyên nhân của tình cảnh đáng sợ ấy nên lần lượt mới giải thích cho chân tay mắt nghe. Bác nói chúng ta đã lầm rồi các cháu ạ chúng ta có đi làm việc cho lão miệng ăn chúng ta mới khỏi bị tê liệt. Lão miệng không đi làm nhưng lão có nhiệm vụ là nhai chứ không phải là Lão chỉ ăn không ngồi rồi. Bác đã đến tìm lão miệng các cháu có đi không. Khi nghe lời giải thích của Bác Tai họ hiểu được và đã đi đến tìm Lão miệng, Lão không có cái gì ăn nên 2 môi cũng nhợt nhạt, hai hàm thì khô như rang, không buồn nhếch mép. Tất cả các bộ phận đã ra đỡ và nâng lão miệng dậy và cho ăn kịp thời may mắn vẫn cứu thoát được, khi ăn xong các bộ phận đều trở nên tươi tỉnh.
Kết thúc câu chuyện đó là cuộc sống hòa thuận giữa các bộ phận, mỗi bộ phận tuy có chức năng riêng nhưng đều có chung 1 nhiệm vụ đó là suy trì sự sống cho con người. Bởi lẽ qua cau chuyện này muốn giáo dục con người trong xã hội không nên ghen ghét và ganh tị lẫn nhau mỗi người có 1 trình độ khác nhau nên sẽ được phân công ở 1 trình độ khác nhau vì vậy cần phải có sự đoàn kết để hoàn thành được công việc chứ không nên gây mất đoàn kết cộng đồng, làm giảm tính hiệu quả của công việc.
Truyện đã lại lại cho người đọc 1 bài học về sự đoàn kết giữa những cá nhân với những tập thể cộng đồng, không thể tác cá nhân ra khỏi môi trường xã hội cộng đồng được vì khi đó con người sẽ không phát triển toàn diện cả về trí lực và thể lực.
Kể lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - Mẫu 9
Trong những bài học mà cha ông ta vẫn truyền lại cho thế hệ trẻ có bài học về sự đoàn kết giữa cá nhân và tập thể. Không có cá nhân tách biệt, cũng không có tập thể mà chỉ có một người. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể vẫn biểu hiện rất rõ trong cuộc sống của mỗi người. Câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” đã phản ánh được đúng đắn mối quan hệ gắn bó ấy. Cha ông ta đã kín đáo gửi gắm quan niệm sống cũng như bài học qua câu chuyện dân gian hàm chứa ý nghĩa sâu sắc này.
“Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là câu chuyện hài hước, dí dỏm kể về cuộc sống của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Chỉ vì sự ganh ghét, đố kị của cô Mắt đã dẫn đến tình huống cả bọn cùng tẩy chay lão Miệng, vì nghĩ rằng lão Miệng không phải làm gì nhưng cũng được hưởng thụ mọi miếng ngon ở trên đời. Suy nghĩ của cô Mắt đã khiến cho cậu Chân, cậu Tay và bác Tai cùng đồng tình ủng hộ.
Và diễn biến câu chuyện cứ thế trở nên phức tạp hơn. Khi nghe sự giải thích của cô Mắt thì tất cả mọi người đều tìm đến lão Miệng và nói “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi”. Mặc dù câu nói thể hiện sự tức giận, bực mình, bức bội bấy lâu nay nhưng suy nghĩ của cô Mắt không phải là không có lí. Vì cô Mắt chỉ nghĩ rằng lão Miệng không phải làm việc vất vả gì, chỉ việc ăn nên gây ra sự ghen ăn tức ở là đúng. Nhưng cô Mắt đã không biết rằng lão Miệng cũng làm, việc mà lão làm hằng ngày chính là nhai thức ăn, giúp nuôi sống cơ thể, để cho các bộ phận khác trên cơ thể có thể khỏe mạnh để hoạt động được.
Tuy nhiên lời giải thích của lão Miệng không được ai lắng nghe và đồng cảm. Sự rạn nứt, tan vỡ của các bộ phận trên cơ thể người cũng từ đó mà hình thành. Một tập thể từng hòa thuận, đoàn kết với nhau giờ bị tách biệt, chia bè kéo cánh. Và chính suy nghĩ phiến diện của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đã dẫn đến nhiều hậu quả tai hại, và cái giá mà họ phải trả cũng rất đắt. Vì không phải làm việc để nuôi lão Miệng nên các bộ phận đó trở nên uể oải, mệt nhọc, không có động lực và tinh thần làm việc. Cậu Chân, cậu Tay cũng không vận động, chạy nhảy nhiều như trước nữa. Cô Mắt không còn tinh anh, suốt ngày mệt mỏi. Tất cả mọi người đều rơi vào trạng thái mệt mỏi, không thiết tha làm việc. Đây chính là hậu quả mà cả bọn phải trả giá, và việc họp nhau bàn lại mọi chuyện cũng xuất phát từ đây.
Bác Tai là người lớn tuổi nhất, đã ngộ ra điều mà bấy lâu nay mọi người vẫn nghĩ không đúng. Bác đã giải thích cho mọi người “Chúng ta lầm rồi các cháu ạ….” Chính lời nói chí lí như thế này đã thuyết phục được cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng đi đến nói chuyện với lão Miệng. Những ngày cô Mắt, cậu Chân, cậu tay và bác Tai không làm việc, không có gì để ăn nên lão Miệng cũng trở nên mệt mỏi và không còn sức sống.
Như vậy qua chi tiết này có thể thấy được nếu như trong một tập thể không có sự đồng lòng và hợp sức của tất cả mọi người thì tập thể đó sẽ rơi vào bệ rạc và không còn một thể thống nhất. Bởi vậy trách nhiệm của mỗi cá nhân là phải cố gắng vì tập thể chứ không phải vì chính bản thân mình. Câu chuyện kết thúc trong sự hòa thuận, vui vẻ của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Sự hòa thuận này xuất phát từ sự thấu hiểu cho nhau, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.
Từ câu chuyện hài hước, dí dỏm trên mà chúng ta mới ý thức được mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa cá nhân và tập thể, cách ứng xử của từng cá nhân trong một tập thể cũng hoàn toàn quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của tập thể đó.
Kể lại truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng - Mẫu 10
Từ xưa cha ông ta đã có câu:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chùm lại nên hòn núi cao”
Từ thủa ban đầu cha ông ta đã đề cao tinh thần đoàn kết đối với cộng đồng dân tộc ta. Nhận thức đó đã được đúc kết thành những bài ca dao, tục ngữ để truyền lại cho con cháu đời sau. Một trong những truyện mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, dưới hình thức ngụ ngôn dí dỏm là truyện Chân, tay, tai, mắt, miệng.
Truyện kể về hành động dại dột của Chân, Tay, Tai, Mắt vì suy bì, ghen tỵ với Miệng mà bảo nhau đồng loạt không làm gì, để lão Miệng tự kiếm lấy miếng ăn. Hành động dại dột thiếu suy nghĩ ấy đã làm cho cả đồng bọn mệt mỏi, rã rời. Nhận ra sai lầm tất cả kéo nhau đến lão Miệng giảng hòa. Rồi ai làm việc đấy mọi người lại sống hòa thuận như xưa.
Thông qua truyện người xưa muốn khẳng định: trong xã hội, trong một tập thể, tất cả mọi người đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Không có ai có thể tách rời cộng đồng chỉ có đoàn kết với nhau, yêu thương, gắn bó, nương tựa lẫn nhau mới tạo ra sức mạnh. Nếu chia rẽ sẽ dẫn tới suy thoái diệt vong. Do đó mọi người phải biết hợp tác với nhau tôn trọng công sức của nhau.
Kết cấu truyện ngắn gọn, bố cục rõ rằng và đầy đủ các nhân vật, tình tiết, mâu thẫn như một màn kịch nhỏ và hoàn cảnh xảy ra mâu thuẫn chính là cuộc trao đổi giữa Chân, Tay, Tai, Mắt về sự cống hiến và hưởng thụ.
Truyện kể rằng: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai và lão Miệng từ xưa vẫn sống với nhau rất thân thiết. Bỗng một hôm cô Mắt cho rằng lão Miệng quanh năm không phải làm việc mà lại được hưởng tất cả những miếng ngon, miếng lành; còn mọi người suốt ngày quần quật mà chẳng được miếng gì. Ys kiến của cô Mắt đưa ra nhanh chóng được cậu Chân, cậu Tay và bác Tai ủng hộ. Cả bọn hăm hở đến gặp lão Miệng và tuyên bố rằng: Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi đã cực khổ vất vả vì ông nhiều rồi. Câu nói ấy chứa đựng sự bất bình mà mọi người đã chịu đựng bấy lâu nay. Chẳng thèm nghe lão Miệng phân trần phải trái. Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay đều lắc đầu mà rằng: không, không phải bàn bạc gì nữa từ nay trở đi ông phải lo lấy mà sống. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ không làm gì cả. Xưa nay chúng tôi có biết cái gì ngọt bùi ngon lành mà làm cho cực!
Nếu mới nghe qua thì lí sự của chúng có vẻ đúng, bởi thực tế là Mắt nhìn, Tay làm, Tai nghe và Chân đi…để kiếm sống chứ còn Miệng chỉ có ăn uống, hưởng thụ nào có mệt nhọc gì đâu? Kẻ làm nhiều mà không được hưởng thụ gì, còn kẻ không làm lại được hưởng tất. Chúng bất bình, tẩy chay lão Miệng để lão biết thân. Chúng nào biết rằng việc nhai nuốt của lão Miệng cũng là một việc làm rồi. Việc biến thức ăn thành chất bổ dưỡng để nuôi cơ thể trong đó có Chân, Tay, Tai, Mắt…. Người có khỏe thì mắt mới tinh, tai mới thính, chân, tay mới nhanh nhẹn được. Trong cơ thể con người mỗi bộ phận đều có chức năng riêng nhưng tất cả phối hợp chặt chẽ với nhau để duy trì sự sống. Nếu một bộ phận suy yếu và ngừng hoạt động con người sẽ bị bệnh hoặc có thể chết.
May mắn là trong bọn họ bác Tai đã hiểu ra nguyên nhân của tình cảnh đáng sợ ấy nên giải thích cho cô Mắt cậu Chân cậu Tay: Chúng ta lầm rồi các cháu ạ. Chúng ta nếu không làm cho lão Miệng có ăn thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả. Lão Miệng không đi làm nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Trước kia sống với nhau thân thiết thế nay tự dưng chúng ta gây chuyện. Lão Miệng có ăn thì chúng ta mới khỏe khoắn được. Chúng ta nên nói lại với lão các cháu có đi không?
Trước lời nói có tình có nghĩa của bác Tai, cả bọn đã nghe ra và gắng gượng dậy đi theo bác Tai đến nhà lão Miệng. Suốt bảy ngày không có cái ăn lão Miệng cũng rơi vào tình trạng sống dở chết dở: nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm thì khô như rang, không buồn nhếch mép. Tất cả mọi người vội vàng ai vào việc nấy: Bác Tai, cô Mắt vực lão Miệng dậy. Còn cậu Chân, cậu Tay thì đi tìm thức ăn cho lão Miệng. Lão Miệng ăn xong dần dần hồi phục lại. Và như phép lạ lập tức Bác tai, Mắt, Tay, Chân tự nhiên đỡ mệt nhọc và thấy trong mình khoai khoái như trước.
Kết thúc câu truyện bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, lão Miệng sống hòa thuận với nhau như lúc trước. Mỗi người một việc không ai tị ai cả. Từ câu truyện trên mượn các bộ phận trong cơ thể để nói từng còn người. Tác giả muốn gửi gắm chúng ta một bài học.
Trong xã hội chúng ta mỗi người có một kiến thức khác nhau một trình độ khác nhau, một công việc khác nhau chúng ta không nên so bì tị nạnh nhau. Mà phải biết đoàn kết tôn trọng lẫn nhau. Sống trong cùng một cộng đồng thì không thể tách rời nhau được. Phải biết yêu thương đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển. Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người.
139 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%