Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
6444 lượt thi 19 câu hỏi 30 phút
Câu 1:
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(b) Axit flohiđric là axit yếu.
(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5 và +7.
(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F–, Cl–, Br–, I–.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 2:
Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất nào sau đây?
A. Ozon trơ về mặt hóa học .
B. Ozon là chất khí có mùi đặc trưng.
C. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh.
D. Ozon không tác dụng được với nước .
Câu 3:
Trong phòng thí nghiệm, người ta thường điều chế clo bằng cách:
A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. cho dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
C. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
D. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dung dịch NaCl.
Câu 4:
Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxi bằng cách
A. điện phân nước.
B. nhiệt phân Cu(NO3)2.
C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2.
D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Câu 5:
Cho cân bằng hoá học:
2SO2 (k) + O2 (k) → 2SO3 (k); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt.
Phát biểu đúng là:
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.
D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.
Câu 6:
Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học?
A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
B. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.
C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.
D. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.
Câu 7:
Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là?
A. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS.
B. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO.
C. FeS, BaSO4, KOH.
D. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3.
Câu 8:
Cho cân bằng sau trong bình kín:
2NO2 ⇌ N2O4 (k).
(nâu đỏ) (không màu)
Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:
A. ∆H < 0, phản ứng thu nhiệt
B. ∆H > 0, phản ứng tỏa nhiệt
C. ∆H > 0, phản ứng thu nhiệt
D. ∆H < 0, phản ứng tỏa nhiệt
Câu 9:
Cho cân bằng: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k).
Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là:
A. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
B. Phản ứng thuận toả nhiệt,cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.
C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ
Câu 10:
Phát biểu không đúng là
A. Hiđro sunfua bị oxi hoá bởi nước clo ở nhiệt độ thường.
B. Kim cương, than chì, fuleren là các dạng thù hình của cacbon.
C. Tất cả các nguyên tố halogen đều có các số oxi hoá: -1, +1, +3, +5 và +7 trong các hợp chất.
D. Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc ở 1200oC trong lò điện.
Câu 11:
Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là:
A. CuO, Al, Mg.
B. Zn, Cu, Fe.
C. MgO, Na, Ba.
D. Zn, Ni, Sn.
Câu 12:
Xét cân bằng: N2O4 (k) ⇄ 2NO2 (k) ở 25oC.
Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu nồng độ của N2O4 tăng lên 9 lần thì nồng độ của NO2
A. tăng 9 lần.
B. tăng 3 lần.
C. tăng 4,5 lần.
D. giảm 3 lần.
Câu 13:
Cho cân bằng hóa học:
H2 (k) + I2 (k) 2HI (k) ; DH > 0.
Cân bằng không bị chuyển dịch khi
A. giảm áp suất chung của hệ.
B. giảm nồng độ HI.
C. tăng nhiệt độ của hệ.
D. tăng nồng độ H2.
Câu 14:
Dãy chất nào sau đây đều thể hiện tính oxi hóa khi phản ứng với SO2?
A. H2S, O2, nước brom.
B. O2, nước brom, dung dịch KMnO4.
C. Dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
D. Dung dịch BaCl2, CaO, nước brom.
Câu 15:
Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau
(a) 2H2SO4 + C → 2SO2 + CO2 + 2H2O
(b) H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O
(c) 4H2SO4 + 2FeO → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
(d) 6H2SO4 + 2Fe → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là
A. (a)
B. (c)
C. (b)
D. (d)
Câu 16:
Cho các cân bằng hóa học sau:
(a) H2 (k) + I2 (k) ⇄ 2HI (k).
(b) 2NO2 (k) ⇄ N2O4 (k).
(c) 3H2 (k) + N2 (k) ⇄ 2NH3 (k).
(d) 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k).
Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của mỗi hệ cân bằng, cân bằng hóa học nào ở trên không bị chuyển dịch?
A. (a).
B. (c).
C. (b).
D. (d).
Câu 17:
Cho phản ứng :
NaX(rắn) + H2SO4 (đặc) →to NaHSO4 + HX (khí)
Các hiđro halogenua (HX) có thể điều chế theo phản ứng trên là
A. HCl, HBr và HI.
B. HF và HCl
C. HBr và HI
D. HF, HCl, HBr và HI
Câu 18:
Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín:
CO(k) + H2O(k) ⇌ CO2(k) + H2(k); ∆H<0
Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. cho chất xúc tác vào hệ
B. thêm khí H2 vào hệ
C. giảm nhiệt độ của hệ
D. tăng áp suất chung của hệ
Câu 19:
Cho ba mẫu đá vô (100% CaCO3) có cùng khối lượng: mẫu 1 dạng khối, mẫu 2 dạng viên nhỏ, mẫu 3 dạng bột mịn vào ba cốc đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường) . Thời gian để đá vôi tan hết trong ba cốc tương ứng là t1, t2, t3 giây. So sánh nào sau đây đúng?
A. t1 > t2 > t3
B. t2 < t1 < t3
C. t1< t2 < t3
D. t1= t2= t3
1289 Đánh giá
50%
40%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com