20 bài tập Bảng tuần hoàn nâng cao cực hay có lời giải chi tiết

  • 6126 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 40 phút

Câu 1:

Hai nguyên tố X và Y thuộc hai nhóm chính kế tiếp nhau trong một chu kỳ có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 51. Số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án B

TH1: X, Y đứng cạnh nhau trong bảng tuần hoàn
Giả sử số hiệu của nguyên tử X là Z → số hiệu của Y là Z + 1.
Tống số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 51 → Z + Z + 1 = 51 → Z = 25.
Vậy số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là X (Z = 25), Y (Z = 26) → loại vì Z = 25, Z = 26 thuộc phân nhóm phụ.
• TH2: X, Y không đứng cạnh nhau trong bảng tuần hoàn
Giả sử số hiệu nguyên tử của X là Z → số hiệu nguyên tử của Y là Z + 11
Tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 51 → Z + Z + 11 = 51 → Z = 20
Vậy số hiệu nguyên tử của X, Y lần lượt là X (Z = 20), Y (Z = 31) → thỏa mãn.


Câu 2:

Cho các thông tin sau:

Ion X2- có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6.

Nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 40. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12.

Ion Z2+ có tổng số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân bằng 29.

Vị trí của X, Y, Z trong bảng tuần hoàn lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án A

•Ion X2- có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p6
X + 2e → X2-
Vậy cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p4
 → X thuộc ô thứ 16 (do có 16 electron); chu kì 3 (do có 3 lớp electron); nhóm VIA (do 6e hóa trị, nguyên tố p).
• Nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử là 40. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12.
Giả sử số hiệu nguyên tử, số nơtron của Y lần lượt là Z, N
Ta có hpt:

Cấu hình electron của Y là 13Y: 1s22s22p63s23p1
→ Y thuộc ô thứ 13 (do có 13e); chu kỳ 3 (do có 3 lớp electron); nhóm IIIA (do có 3e hóa trị, nguyên tố p).
• Ion Z2+ có tổng số hạt mang điện tích dương trong hạt nhân bằng 29 → số hiệu nguyên tử Z là 29.
Cấu hình electron của Z là 29Z: 1s22s22p63s23p63d104s1
→ Z thuộc ô 29 (do Z = 29); chu kỳ 4 (do có 4 lớp e); nhóm IB (do 1 e hóa trị, nguyên tố d).



Câu 5:

Hai nguyên tử của nguyên tố X và Y có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 4pa và 4sb. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Biết X không phải là khí hiếm. Vậy Y và X lần lượt là:

Xem đáp án

Đáp án B

X và Y có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 4pa và 4sb

Theo bài ra: a + b = 7.
Mà X không phải là khí hiếm → a = 5, b = 2.
Cấu hình electron của X là 1s22s22p63s23p63d104s24p5
→ X có số hiệu nguyên tử = số electron = 35 → X là Br.
Cấu hình electron của Y là 1s22s22p63s23p64s2
→ Y có số hiệu nguyên tử = số electron = 20 → Y là Ca.



Các bài thi hot trong chương:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận

Luohg Ikenak
11:59 - 15/11/2020

Câu 1: Đáp án là B