Giải SBT KHTN 9 KNTT Bài 29. Carbohydrate. Glucose và saccharose

81 lượt thi 14 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 5:

Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Glucose và saccharose có công thức phân tử lần lượt là C12H22O11 và C6H12O6.

b) Glucose dùng trong công nghiệp tráng gương do phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành một lớp bạc mỏng trên bề mặt có khả năng phản xạ ánh sáng hoàn toàn.

c) Glucose dùng trong công nghiệp sản xuất rượu do có phản ứng lên men tạo thành ethylic alcohol.

d) Thuỷ phân saccharose bằng enzyme hoặc acid tạo hai chất có cùng công thức phân tử.


Câu 6:

Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Tiến hành phản ứng tráng gương 1 mol glucose tạo 3 mol Ag.

b) Lên men rượu 1 mol glucose tạo thành 3 mol ethylic alcohol.

c) Thuỷ phân 1 mol saccharose tạo 1 mol glucose và 1 mol fructose.

d) Đốt cháy 1 mol glucose tạo 6 mol carbon dioxide.


Câu 7:

Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Bản chất quá trình lên men nho tạo rượu vang là phản ứng lên men rượu của glucose.

b) Dịch truyền tĩnh mạch glucose 5% được dùng để bổ sung năng lượng cho cơ thể.

c) Saccharose dễ sản xuất, có vị ngọt nên được dùng trong công nghiệp sản xuất bánh kẹo.

d) Tiêu thụ quá nhiều glucose hay saccharose trong thời gian dài không có nguy cơ mắc bệnh.


Câu 8:

Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Carbohydrate chủ yếu được tạo thành từ carbon, hydrogen và oxygen. Glucose và saccharose đều ở trạng thái rắn ở nhiệt độ phòng.

b) Trong thí nghiệm phản ứng tráng bạc, glucose tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo thành kim loại bạc màu trắng sáng.

c) Glucose là thành phần chính của đường máu, đóng vai trò quan trọng như một nguồn năng lượng cho cơ thể.

d) Các loại thực phẩm như kẹo, đường trắng,... thường chứa nhiều saccharose, trong khi trái cây chín như nho, xoài, vải,... thường giàu glucose.


Câu 9:

Viết các PTHH minh hoạ các quá trình:

a) Chuyển hoá glucose thành ethylic alcohol.

b) Chuyển hoá saccharose thành glucose và fructose.


Câu 11:

Trả lời từ câu 1 đến câu 4: Glucose, một loại đường đơn, là nguồn năng lượng chính cho các tế bào của cơ thể người và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất. Glucose được hấp thụ từ thức ăn mà chúng ta tiêu thụ hằng ngày và sau đó được vận chuyển trong máu đến các tế bào cần năng lượng.Trong tế bào, glucose phân huỷ để tạo ra ATP (adenosine triphosphate), dạng năng lượng mà tế bào có thể sử dụng để thực hiện các hoạt động sống.

Mức độ glucose trong máu được điều chỉnh bởi hai hormone chính là insulin và glucagon, được sản xuất bởi tuyến tụy. Khi mức đường trong máu tăng lên sau bữa ăn, insulin được tiết ra để giúp glucose đi vào các tế bào, giảm mức đường huyết. Ngược lại, khi mức đường huyết thấp, glucagon được tiết ra để thúc đẩy gan chuyển hoá glycogen thành glucose, tăng mức đường huyết.

Glucose không chỉ quan trọng đối với việc cung cấp năng lượng mà còn đối với việc duy trì các chức năng não bộ. Não chỉ sử dụng glucose làm nguồn năng lượng chính và sự thiếu hụt glucose có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung, nhận thức và thực hiện các nhiệm vụ.

Câu 1. Glucose có vai trò gì trong cơ thể người?

A. Là nguồn năng lượng chính cho tế bào.

B. Giúp tăng cân nhanh chóng.

C. Làm giảm mức năng lượng của tế bào.

D. Ngăn chặn sản xuất ATP trong tế bào.


Câu 12:

Câu 2. Insulin và glucagon có vai trò như thế nào trong việc điều chỉnh mức độ glucose trong máu?

A. Cả hai đều giúp tăng mức glucose trong máu.                                       

B. Insulin giúp tăng và glucagon giúp giảm mức glucose trong máu.

C. Insulin giúp giảm và glucagon giúp tăng mức glucose trong máu.

D. Cả hai đều không ảnh hưởng đến mức glucose trong máu.


Câu 13:

So sánh với các loại đường khác, glucose có điểm gì khác biệt chính?

A. Không cung cấp năng lượng cho tế bào.

B. Không thể chuyển hoá thành ATP.

C. Là nguồn năng lượng chính và dễ dàng được tế bào sử dụng.

D. Chỉ được sản xuất bởi tuyến tụy.


Câu 14:

Câu 4. Nếu một người có mức đường huyết thấp, cơ thể họ sẽ phản ứng như thế nào để cân bằng lại mức đường huyết?

A. Tăng sản xuất insulin.

B. Giảm sản xuất glucagon.

C. Tăng sản xuất glucagon để thúc đẩy gan chuyển hoá glycogen thành glucose.

D. Tăng tiêu thụ ATP.


4.6

16 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%