Trắc nghiệm Các dạng toán về phép nhân và phép chia hết hai số nguyên (tiếp) (có đáp án)

  • 933 lượt thi

  • 14 câu hỏi

  • 30 phút

Câu 1:

Chọn câu sai.

Xem đáp án

Đáp án A: (−19).(−7) >0  đúng vì tích hai số nguyên cùng dấu là một số nguyên dương.

Đáp án B: 3.(−121) < 0 đúng vì tích hai số nguyên khác dấu là một số nguyên âm.

Đáp án C: 45.(−11) = −495 >−500 nên C sai.

Đáp án D: 46.(−11) = −506 < −500 nên D đúng.

Đáp án cần chọn là: C


Câu 2:

Có bao nhiêu số nguyên x thỏa mãn (x − 7)(x + 5) < 0?

Xem đáp án

(x − 7)(x + 5) < 0 nên x − 7 và x + 5 khác dấu.

Mà x + 5 >x − 7 nên x + 5 >0 và x – 7 < 0

Suy ra x >−5 và x < 7

Do đó x∈{−4,−3,−2,−1,0,1,2,3,4,5,6}

Vậy có 11 giá trị nguyên của x thỏa mãn bài toán.

Đáp án cần chọn là: B


Câu 3:

Tập hợp các ước của −8 là:

Xem đáp án

Ta có: −8 = −1.8 = 1.(−8) = −2.4 = 2.(−4)

Tập hợp các ước của −8 là: A = {1; −1; 2; −2; 4; −4; 8; −8}                    

Đáp án cần chọn là: A


Câu 4:

Có bao nhiêu ước của −24.

Xem đáp án

Có 8 ước tự nhiên của 24 là: 1; 2; 3; 4; 6; 8; 12; 24

Có 8 ước nguyên âm của 24 là: −1; −2; −3; −4; −6; −8; −12; −24

Vậy có 8.2 = 16 ước của 24 nên cũng có 16 ước của −24.

Đáp án cần chọn là: D


Câu 5:

Giá trị lớn nhất của a thỏa mãn a + 4 là ước của 9 là:

Xem đáp án

a + 4 là ước của 9⇒ (a + 4)∈U(9) = {±1; ±3; ±9}Ta có bảng giá trị như sau:

Vậy giá trị lớn nhất của aa là a = 5

Đáp án cần chọn là: A


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận