Danh sách câu hỏi
Có 24,380 câu hỏi trên 488 trang
Đọc đoạn thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) có diện tích khoảng 9,97 km, cách đất liền 15 hải lí. Lý Sơn nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam và ở vị trí cửa ngõ của Khu kinh tế Dung Quất. Đây là huyện đảo tiền tiêu của đất nước, có vai trò bảo đảm an ninh chủ quyền quốc gia trên biển, đồng thời có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên, di tích lịch sử – văn hoá,...
Huyện đảo Lý Sơn tập trung đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hoá công trình, sản phẩm du lịch như Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, khôi phục và trưng bày bộ xương cá Ông Lăng Tân,... Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch diễn ra với nhiều sự kiện lớn được tổ chức trên đảo như giải marathon, dù lượn, bóng chuyền trên bãi biển, đua thuyền tứ linh,... thu hút đông đảo khách du lịch.
Ngành du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, là nền tảng đưa huyện đảo Lý Sơn trở thành trung tâm du lịch biển, đảo của nước ta. Sự phát triển nhanh chóng của du lịch biển, đảo giúp tốc độ tăng trưởng du lịch ở huyện Lý Sơn trong giai đoạn 2017 – 2020 đạt 23,31%; tỉ trọng ngành du lịch chiếm gần 50% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện, tác động đáng kể đến sự phát triển kinh tế – xã hội.
(Nguồn: nhandan.vn, 2022)
1. Từ đoạn thông tin trên và hiểu biết của bản thân, hãy cho biết những tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch văn hoá của huyện đảo Lý Sơn.
2.Viết một đoạn văn ngắn trình bày ý nghĩa của phát triển du lịch ở huyện đảo Lý Sơn đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở nước ta.
3. Nêu một số hoạt động mà em có thể thực hiện để góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
4. Các huyện đảo thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ là
A. Hoàng Sa, Phú Quốc, Côn Đảo, Lý Sơn.
B. Hoàng Sa, Trường Sa, Lý Sơn, Phú Quý.
C. Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quý, Phú Quốc.
D. Lý Sơn, Cồn Cỏ, Trường Sa, Côn Đảo.
Điền các từ hoặc cụm từ thích hợp cho sẵn vào chỗ trống (.....) để hoàn thành đoạn thông tin về ngành thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ.
Nghệ An định vị ngành thuỷ sản suy giảm
gió mùa Đông Bắc mặt biển Quảng Trị biển
đánh bắt xa bờ ngư trường lớn đóng mới Thanh Hoá
Bắc Trung Bộ có thế mạnh phát triển ............. với trữ lượng thuỷ sản và diện tích nuôi trồng lớn. Các tỉnh của Bắc Trung Bộ đều có .............. với tính đa dạng sinh học cao. Các phương tiện khai thác được ngư dân đầu nâng cấp, tạo thuận lợi cho .............. Bắc Trung Bộ phát triển nuôi thuỷ sản như nuôi trên cát, hồ chứa, đầm, phá,...; nuôi tôm hùm, nhuyễn thể, rong biển; sản xuất giống. Tuy nhiên, Bắc Trung Bộ còn một số hạn chế như nguồn lợi thuỷ sản ven bờ ..............; vùng biển không có nhiều .............; bão và ............ ảnh hưởng đến số ngày ra khơi, gây khó khăn trong đánh bắt xa bờ. ............., ............... là các tỉnh trọng điểm nghề cá của Bắc Trung Bộ.
4. Thứ tự các tỉnh của Bắc Trung Bộ từ Bắc xuống Nam là
A. Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.
B. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
C. Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá.
D.Thanh Hoá, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị.
Cho bảng số liệu sau:
Năng suất lúa phân theo vùng kinh tế ở nước ta, năm 2010 và 2021
(Đơn vị: tạ/ha)
Năm
Vùng
2010
2021
Trung du và miền núi Bắc Bộ
46,3
51,7
Đồng bằng sông Hồng
59,2
62,0
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
50,7
60,1
Tây Nguyên
47,8
58,6
Đông Nam Bộ
44,8
54,5
Đồng bằng sông Cửu Long
54,7
62,4
Cả nước
53,4
60,6
(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2011 và 2022)
Dựa vào bảng số liệu, hãy:
1. Nhận xét năng suất lúa phân theo vùng kinh tế ở nước ta, năm 2010 và 2021. Rút ra kết luận về tình hình sản xuất lúa ở vùng Đồng bằng sông Hồng.
2. Cho biết Đồng bằng sông Hồng có những thế mạnh nào để trở thành một trong những vùng sản xuất lương thực hàng đầu cả nước.
Đọc đoạn thông tin dưới đây và thực hiện các yêu cầu.
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – chính trị, văn hoá – xã hội và an ninh quốc phòng của cả nước. Vùng có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản, thuỷ điện, du lịch, kinh tế biển mậu; là “phên dậu” của Tổ quốc; có vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường sinh thái.
Theo định hướng của Chính phủ, phấn đấu đến năm 2045, Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện, là hình mẫu phát triển xanh của cả nước, trong đó có khoảng 50% số tỉnh nằm trong nhóm các tỉnh phát triển khá; bản sắc văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao; an ninh quốc phòng được bảo đảm vững chắc; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường. Các tỉnh trong vùng đẩy mạnh phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, vật chất – kĩ thuật; ứng phó với biến đổi khí hậu; ưu tiên đầu tư xây dựng, hoàn thành các tuyến cao tốc liên kết vùng, kết nối cảng biển, cảng hàng không, các cửa khẩu quốc tế chính; hình thành một số cực tăng trưởng, trung tâm kinh tế của vùng;...
(Nguồn: dangcongsan.vn, 2022)
1. Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
2. Kể tên một số thế mạnh của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
3. Cho biết định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2045.
Đọc đoạn thông tin về định hướng phát triển nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, giai đoạn 2021 – 2025, hãy thực hiện các yêu cầu.
Trong giai đoạn 2021 – 2025, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ hướng đến xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá theo hướng hiện đại, sản xuất an toàn, hữu cơ, hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị bền vững. Trong đó, vùng chú trọng phát triển các cây trồng có lợi thế, tổ chức sản xuất hàng hoá gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm tạo ra sản phẩm có thương hiệu, giá trị và sức cạnh tranh cao trên thị trường. Đặc biệt, vùng tiếp tục tập trung phát triển các cây ăn quả chủ lực, cây công nghiệp có lợi thế, cây dược liệu, lúa bản địa có giá trị kinh tế cao, ứng dụng tiến bộ kĩ thuật mới, lựa chọn các giống chất lượng, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,..
Để mang lại giá trị cao cho các sản phẩm, vùng cần tập trung sản xuất theo hình thức hợp tác liên kết với quy mô lớn theo chuỗi giá trị giữa nông dân, doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác; tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại đối với sản phẩm chủ lực, sản phẩm mới, sản phẩm giá trị gia tăng mang thương hiệu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến các nhà phân phối lớn, hệ thống siêu thị, người tiêu dùng; chú trọng đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, phát triển các thị trường tiềm năng, đặc biệt cần quan tâm đến các thị trường trọng điểm như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,... Ngoài ra, Trung du và miền núi Bắc Bộ cần ưu tiên đầu tư các dự án nghiên cứu ứng dụng khoa học – công nghệ cho các sản phẩm chủ lực; hỗ trợ cho việc xây dựng thương hiệu, đăng kí chỉ dẫn địa lí, tem nhãn nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm,... nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới.
(Nguồn: dangcongsan.vn, 2020)
1. Nêu định hướng chung trong phát triển nông nghiệp của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, giai đoạn 2021 – 2025.
2. Trình bày các định hướng cụ thể của vùng về sản phẩm, khâu sản xuất, thị trường và ứng dụng khoa học – công nghệ để đạt được định hướng chung đã đặt ra.
- Sản phẩm
- Khâu sản xuất
- Thị trường
- Ứng dụng khoa học – công nghệ
Dựa vào kiến thức đã học, viết vào chỗ trống (......) trên Bản đồ Kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ, năm 2021 tên của:
1. Các con sông thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ: sông Hồng, sông Đà, sông Chảy, sông Gâm.
2. Các nhà máy thuỷ điện thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ: Thác Bà, Sơn La, Hoà Bình, Huội Quảng, Tuyên Quang, Lai Châu.