Danh sách câu hỏi
Có 23,312 câu hỏi trên 467 trang
Đọc đoạn thông tin dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam (đầu năm 1930) do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo (về sau trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam). Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng đã xác định những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam: làm cuộc “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đồ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do. Lực lượng cách mạng toàn dân tộc (nòng cốt là công - nông). Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh là “Độc lập, tự do".
A. Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản của Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.
B. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kì khủng hoảng con đường cứu nước.
C. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng có tư tưởng cốt lõi là “Dộc lập, tự do”.
D. Dảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính quyết định cho các bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử Việt Nam.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
"Đầu năm 1927, một cuốn sách mỏng với nhan đề là “Đường Kách mệnh” được “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông" xuất bản, ... Cuốn sách tóm tắt những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc về chủ nghĩa Mác - Lê-nin và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam ... Nếu trong cuốn “Bản ản chế độ thực dân Pháp", Nguyễn Ái Quốc thằng tay vạch trần những tội ác của để quốc Pháp trong những lãnh thổ thuộc địa bao la của chúng thì trong cuốn "Đường Kách mệnh", Nguyễn Ái Quốc vạch ra con đường cụ thể giải phóng dân tộc".
(E. Cô-bê-lép, Đồng chí Hồ Chi Minh, NXB Tiến bộ, Mát-xcơ-va, 1985, tr.142)
A. Cuốn Đường Kách mệnh là tập hợp các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu (Trung Quốc).
B. Cùng với báo Thanh niên, cuốn sách Đường Kách mệnh về sau trở thành Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.
C. Tác phẩm Bản ản chế độ thực dân Pháp và cuốn Đường Kách mệnh đều do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, phục vụ cho hoạt động cách mạng.
D. Trong cuốn Đường Kách mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu vạch ra phương hướng, con đường cụ thể để giải phóng dân tộc Việt Nam.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“ .. Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phẩn khởi, sảng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cải cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta! Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba".
(Hồ Chí Minh, "Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Mác - Lê-nin", trích trong: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.562)
A. Lúc đầu, chính là chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải là chủ nghĩa cộng sản đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba.
B. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc “hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba” đã đánh dấu cuộc hành trình tìm đường cứu nước được kết thúc.
C. Trước khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã đọc nhiều cuốn sách của Lê-nin.
D. Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lê-nin, tin theo Quốc tế thứ ba vì đó là con đường cứu nước gắn giải phóng dân tộc với tiến bộ xã hội.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã trở thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cuộc sống lầm than, tiếp thu truyền thống yêu nước của dân tộc, gia đình và quê hương, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chi đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Tuy rất khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng Người không tán thành những con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường cứu nước mởi. Nguyễn Tất Thành hướng tới phương Tây, nơi có khoa học kĩ thuật phát triển và những tư tưởng dân chủ tự do, để tìm hiểu xem nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi trở về giúp đồng bào"
(Vũ Quang Hiển (Chủ biên), Tuyên ngồn Độc lập: Những khát vọng về quyền dân tộc và quyền con người, NXB Dại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr. 108)
A. Chứng kiến cảnh đất nước bị mất độc lập, được kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quê hương và gia đình, Nguyễn Tất Thành sớm có ý chí cứu nước, giải phóng dân tộc.
B. Kế thừa tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, giữa năm 1911, Nguyễn Tất Thành rời Bến cảng Nhà Rồng, hướng sang phương Đông để bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.
C. Điểm mới và độc đáo trong quyết định ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911) là việc xác định mục đích và lựa chọn hướng đi.
D. Việc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước (1911) đã bước đầu giải quyết được sự khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc Việt Nam.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN đánh dấu một bước phát triển mởi trong toàn bộ lịch sử quan hệ giữa nước ta với các nước ASEAN, là sự kiện quan trọng cả đổi với nước Việt Nam lẫn đổi với khu vực, tạo thêm thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam trong sự phát triển chung của toàn khu vực. Điều này càng có ý nghĩa vì Việt Nam nằm trong khu vực châu Á - Thải Bình Dương, một khu vực phát triển năng động nhất và đầy hứa hẹn sẽ trở thành trung tâm kinh tế, thương mại của thế giới vào thế kỉ tới".
(Lưu Văn Lợi, Ngoại giao Việt Nam (1945 - 1995), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr.549)
A. Gia nhập ASEAN sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam.
B. Châu Á - Thái Bình Dương là trung tâm kinh tế, thương mại của thế giới vào thế kỉ tới.
C. Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN là một sự kiện quan trọng của Việt Nam và của ASEAN.
D. Việt Nam gia nhập ASEAN là sự kiện quan trọng nhất của ASEAN.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“ ... Ngày 3-2-1994, Chính phủ Mỹ tuyên bổ bãi bỏ cẩm vận đổi với Việt Nam và hai bên mở cửa cơ quan đại diện của nhau. Đây là bước ngoặt quan trọng trong việc điều chính chính sách của Hoa Kỳ đổi với Việt Nam, và là bước ngoặt phát triển quan hệ Việt - Mỹ.
Sự kiện quan trọng nhất, mở ra một chương mới trong quan hệ Mỹ - Việt là ngày 11-7-1995, Tổng thống Mỹ tuyên bổ chính thức bình thường hoa quan hệ với Việt Nam. Như vậy, cho đến thời điểm này, Mỹ là nước lớn cuổi cùng trên thể giới đã bình thường hoa quan hệ với Việt Nam”.
(Đinh Xuân Lý, Đồi ngoại Việt Nam qua các thời kì lịch sử (1945 - 2012), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr.254)
A. Sau sự kiện ngày 11-7-1995, Việt Nam đã có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn trên thế giới.
B. Việc Chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam là một bước ngoặt trong quan hệ Việt - Mỹ.
C. Mỹ và Việt Nam trở thành đối tác toàn diện và tin cậy từ sau năm 1995.
D. Việc Mỹ và Việt Nam mở cửa cơ quan đại diện của nhau đã chính thức đưa quan hệ hai nước bước vào thời kì thân thiện, hợp tác.
Tính đến năm 2023, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các nước
A. Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
B. Lào, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
C. Cu-ba, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
D. Lào, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Cu-ba, Nhật Bản.