Danh sách câu hỏi
Có 22,399 câu hỏi trên 448 trang
Em hãy đọc trường hợp, quan sát tranh và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Trường hợp. Tuấn có nhiều công việc cá nhân cần thực hiện như dọn dẹp nhà cửa, học tập, chơi thể thao, bồi dưỡng năng khiếu hội hoạ,... Cách lập kế hoạch cá nhân của Tuấn bao gồm: đặt mục tiêu, phân loại công việc, lập thời gian biểu, các bước thực hiện, thực hiện và kiểm tra tiến độ.
a. Tuấn đã lập kế hoạch cá nhân như thế nào?
b. Theo em, cần lưu ý điều gì khi lập kế hoạch cá nhân?
Em hãy đọc các thông tin dưới đây và gọi tên các loại môi trường sống.
Thông tin
Tên gọi của môi trường sống
A. Tôi được tạo nên từ đất, cát, sỏi, đá. Tôi là môi trường sống của giun đất, chuột chũi,...
B. Tuỳ theo nồng độ muối cao hay thấp mà có thể gọi tôi là mặn, ngọt hay lợ. Tôi là môi trường sống của cá, rùa, san hô,...
C. Tôi bao gồm mặt đất, khí quyển. Tôi là môi trường sống của nhiều loại sinh vật nhất, bao gồm con người, thực vật, động vật.
Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
Tình huống 1. Trên đường đi học về, Nam và Hà phát hiện một nhóm người đang lấy cắp nhiều đoạn rào chắn bằng sắt. Nam rất bất bình, nhưng Hà nói: “Thôi kệ đi, việc này không liên quan đến mình!”.
- Nếu là Nam, em sẽ làm gì?
Tình huống 2. Trong tiết sinh hoạt lớp, Lan nói với Hiền: “Tuần này, lớp mình có một số thành viên vi phạm nội quy. Mình muốn có ý kiến, nhưng lại sợ các bạn không vui và ghét mình”.
- Nếu là Hiền, em sẽ khuyên Lan điều gì? Vì sao?
Tình huống 3. Hoa bị khuyết tật ở chân nên gặp khó khăn khi đi lại. Huyền đã tình nguyện đèo Hoa tới trường mỗi ngày, dù trời nắng hay mưa. Biết hành động cao đẹp của Huyền, Nga băn khoăn không biết mình nên làm gì để lan toả câu chuyện đẹp của Huyền đến mọi người.
- Nếu là Nga, em sẽ làm gì? Vì sao?
Tình huống 4. Trong giờ thảo luận nhóm, Ân không làm các nhiệm vụ được phân công mà ngồi làm việc riêng. Kết thúc thảo luận, cô giáo đề nghị đánh giá mức độ tham gia của các thành viên. Thuỳ nói: “Hôm nay, Ân không tích cực thực hiện nhiệm vụ”. Ân phản ứng và cho rằng Thuỳ không thích mình nên đánh giá như vậy.
- Nếu là thành viên của nhóm, em sẽ làm gì? Vì sao?
Em hãy đánh dấu X vào ô trống đồng tình hoặc không đồng tình với các ý kiến dưới đây và giải thích vì sao.
a. Những việc làm sai trái mà không liên quan đến mình thì không cần lên tiếng, bảo vệ.
Đồng tình
Không đồng tình
Vì: …………………………………………………………………………………...
b. Đấu tranh, bảo vệ cái đúng, cái tốt sẽ được mọi người yêu quý và kính trọng.
Đồng tình
Không đồng tình
Vì: …………………………………………………………………………………...
c. Bảo vệ cái đúng, cái tốt làm cho xã hội tiến bộ và văn minh hơn.
Đồng tình
Không đồng tình
Vì: …………………………………………………………………………………...
d. Sự thờ ơ, vô cảm tạo điều kiện cho cái xấu, cái ác lây lan trong xã hội.
Đồng tình
Không đồng tình
Vì: …………………………………………………………………………………...
e. Bảo vệ cái đúng, cái tốt chỉ là việc làm của người lớn.
Đồng tình
Không đồng tình
Vì: …………………………………………………………………………………...
g. Đấu tranh, bảo vệ cái đúng, cái tốt giúp rèn luyện đức tính dũng cảm, sống có trách nhiệm.
Đồng tình
Không đồng tình
Vì: …………………………………………………………………………………...
Em hãy xử lí các tình huống dưới đây:
Tình huống 1. Tối nay có một trận bóng đá mà Tiến rất yêu thích. Trận bóng sắp bắt đầu, nhưng Tiến chưa ôn bài xong. Tiến rất phân vân.
- Nếu là Tiến, em sẽ làm gì?
Tình huống 2. Hoa xin bố mẹ đi học đàn ghi-ta (guitar) vì rất thích bộ môn này. Tuy nhiên, sau một thời gian luyện tập, cảm thấy không tiến bộ, các ngón tay bị đau nhức, nên Hoa rất chán nản và muốn bỏ học.
- Nếu là Hoa, em sẽ vượt qua khó khăn trên như thế nào?
Tình huống 3. Để chuẩn bị ngày hội thể thao của trường, thấy A Lử có năng khiếu thể thao nên cô giáo đề xuất em tham gia môn chạy. Tuy nhiên, A Lử lại thích tham gia môn nhảy cao hơn. Bạn muốn bày tỏ nguyện vọng của mình, nhưng lại ngại ngùng mỗi khi giao tiếp với cô.
- Nếu là A Lử, em sẽ vượt qua khó khăn trên như thế nào?