Danh sách câu hỏi
Có 25,984 câu hỏi trên 520 trang
Nội dung. Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế.
Điều 47 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định”. Người dân có nghĩa vụ đăng kí thuế, khai thuế, nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn theo quy định của pháp luật.
Khi nộp thuế, người dân được cung cấp thông tin, tài liệu để thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi về thuế; được giữ bí mật thông tin, trừ những thông tin phải cung cấp cho cơ quan thuế được hưởng các ưu đãi về thuế, hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế; được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện việc nộp thuế...
Trường hợp 1. Ông Q là Giám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn ở tỉnh H. Thời gian vừa qua, ông Q đã thu mua một khối lượng lớn đất, cát không rõ nguồn gốc xuất xứ để bán cho các công trình, dự án trên địa bàn. Sau đó, ông Q chỉ đạo kế toán của công ty là chị T mua 8 hoá đơn giá trị gia tăng của các công ty khác với tổng giá trị tiền hàng ghi trên các hoá đơn hơn 2,3 tỉ đồng, để sử dụng
Trường hợp 2. Mấy năm nay, chị G kinh doanh trên mạng xã hội và các nền tảng bán hàng trực tuyến với doanh thu hơn 147 tỉ đồng. Tuy nhiên, chị G không thực hiện đăng kí, kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật.
a) Em hãy nêu quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế. Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế?
b) Trong các trường hợp 1 và 2, các chủ thể đã vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế như thế nào? Các hành vi vi phạm đó có thể dẫn đến những hậu quả gì?
Nội dung. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
Điều 33 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Điều này có nghĩa là
Mọi người có quyền tự do lựa chọn những ngành nghề kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Mọi người có quyền tự do lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với nhu cầu, điều kiện, khả năng của bản thân; tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Mọi người có quyền lựa chọn quy mô kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
Khi thực hiện quyền tự do kinh doanh, người dân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về kinh doanh; tôn trọng và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và người lao động trong các cơ sở kinh doanh; chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an sinh xã hội...
Trường hợp 1. Anh T (29 tuổi) có ý định buôn bán các loại thực phẩm chức năng và thuốc tân dược giả để kiếm lời. Thông qua mạng xã hội, anh T đặt ông A sản xuất 2.500 hộp nhựa không nhãn mác, mỗi hộp chứa 60 viên nang thảo dược và đặt anh H sản xuất một lượng lớn vỏ hộp giấy, nhãn mác, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc,... sao chép từ sản phẩm của các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới. Sau đó, anh T cùng vợ dán các loại tem, nhãn lên hộp nhựa chứa các viên nang rồi đóng hộp, dán tem chống hàng giả lên nắp hộp và dùng nhiều kênh bán hàng để bán ra thị trường.
Trường hợp 2. Nhận thấy lợi nhuận từ việc mua bán pháo nổ nên anh B (25 tuổi) và anh C (31 tuổi) đã bàn nhau mua nguyên liệu, phương tiện về sản xuất pháo hoa nổ tại nhà rồi bán kiếm lời. Hai người đặt mua nguyên liệu, phương tiện trên mạng, sau đó liên tục thử nghiệm đến khi thành công thì sản xuất hàng loạt rồi tìm cách bán ra ngoài thị trường. Chỉ trong vòng 3 tháng, anh B và anh C đã sản xuất được hơn 1 tấn pháo nổ thành phẩm mang bán và thu về một khoản tiền lớn.
a) Em hãy nêu các quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân. Công dân có trách nhiệm gì khi thực hiện quyền tự do kinh doanh?
b) Theo em, trong các trường hợp 1 và 2, chủ thể nào đã vi phạm quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh? Các hành vi vi phạm đó có thể dẫn đến những hậu quả gì? Vì sao?
Em hãy phân tích, đánh giá các hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể trong những tình huống sau để xác định loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí tương ứng.
a) Anh V (26 tuổi) quen chị D (18 tuổi) và biết chị đang có nhu cầu tìm việc làm nên đã rủ chị sang nước ngoài làm thuê nhưng mục đích là để lừa bán. Chị D nghe theo và bị anh V đưa ra nước ngoài bán. Hơn một năm sau, chị D bỏ trốn về Việt Nam và tố cáo hành vi của anh V với cơ quan chức năng.
b) Tan học, anh Q (16 tuổi) thấy một chiếc ví của ai đó rơi trên đường nên dừng xe kiểm tra và phát hiện trong ví có gần 6 triệu đồng cùng một số giấy tờ cá nhân. Quan sát xung quanh thấy vắng vẻ, anh Q quyết định giữ lại khoản tiền và chiếc ví để sử dụng, còn những giấy tờ cá nhân kia thì vứt xuống mương nước ven đường.
c) Khi li hôn, ông H đồng ý để bà N nuôi hai con nhỏ, còn mình sẽ có trách nhiệm chu cấp tiền nuôi con hằng tháng. Tuy nhiên, sau đó ông không chịu đóng góp chi phí cấp dưỡng cho con như đã thoả thuận khiến bà N và các con gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Không đồng tình với hành vi của ông H bà N đã làm đơn khởi kiện gửi Toà án đề nghị xem xét giải quyết.
d) Công ty chế biến thực phẩm A quy định tất cả các công nhân phải đeo găng tay, sử dụng mũ trùm đầu, đeo khẩu trang trong quá trình làm việc để đảm bảo vệ sinh. Tuy nhiên, chị P (công nhân của công ty) cho rằng đeo khẩu trang vướng víu, khó thở nên thường kéo khẩu trang xuống dưới cằm, không che miệng và mũi.
Trường hợp 1. T rất đau buồn vì sự ra đi đột ngột của bà nội. Từ nhỏ, T được bà chăm sóc, chỉ bảo. Lớn lên, bạn vẫn rất gần gũi và thường hay chia sẻ, tâm sự với bà. Giờ không còn bà ở bên cạnh, T không chấp nhận được sự thật này, bạn thường nhốt mình trong phòng, khóc và chìm đắm trong sự đau buồn.
Thông tin 2. Do hậu quả của trận lũ quét khiến gia đình V phải sơ tán đến nơi ở tạm. Mặc dù được chính quyền hỗ trợ nhưng cuộc sống của gia đình V vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề, giao thông gián đoạn, tài sản bị cuốn đi, việc học tập và sinh hoạt đều gặp nhiều khó khăn.
Trường hợp 3. Anh K ước mơ trở thành nghệ sĩ piano và đã đạt được nhiều giải thưởng. Nhưng không may, một tai nạn xảy ra khiến anh bị chấn thương ở tay và không thể chơi đàn được nữa. Anh K rất buồn và lo lắng cho tương lai của mình.
a) Em hãy nêu những thay đổi đã xảy ra và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của các nhân vật trong những trường hợp trên.
b) Em hãy nêu thêm những thay đổi khác có thể xảy ra trong cuộc sống.
Trường hợp 1. Năm nay lên lớp 9, K có nhiều công việc cần phải thực hiện như học tập để chuẩn bị cho kì thi chuyển cấp, các hoạt động ngoại khoá, câu lạc bộ,... Nhưng K thường không có kế hoạch cho các việc phải làm, có bạn đến rủ đi chơi là K đi luôn. Buổi tối, K thường mải xem các trận đấu bóng đá hay chương trình ti vi nên không kịp làm hết bài tập.
Trường hợp 2. Mặc dù đã lên kế hoạch công việc và dự định sẽ đi ngủ lúc 10h tối hằng ngày nhưng H thường phải thức rất khuya mới hoàn thành được hết các công việc. Khi học bài, bạn thường sao nhãng, lúc thì nói chuyện điện thoại với bạn rất lâu, lúc thì xem mạng xã hội hoặc chơi các thiết bị điện tử. Tình trạng này kéo dài khiến bạn thường bị thiếu ngủ, mất tập trung trên lớp học.
Trường hợp 3. M thường xây dựng kế hoạch và đặt thời hạn cho các công việc cần hoàn thành. Hằng ngày, bạn thường làm hết bài tập của ngày hôm đó, không để bị dồn lại hôm sau. Bạn cũng ưu tiên làm những việc quan trọng và tập trung hoàn thành công việc đã đề ra.
a) Trong các trường hợp trên, bạn nào quản lí thời gian hiệu quả không hiệu quả? Vì sao?
b) Em hãy nêu ví dụ về việc quản lí thời gian hiệu quả và cho biết quản lí thời gian hiệu quả mang lại những lợi ích gì.
Thông tin 1. Trong lịch sử nhân loại, đã có nhiều cuộc chiến tranh xâm lược huỷ diệt và tàn phá sự sống của loài người như Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và Chiến tranh thế giới hai (1939 - 1945). Riêng Chiến tranh thế giới thứ hai, đã khiến cho 76 nước bị đưa vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 4.000 tỉ đô la (tính theo giá đương thời). Nền văn minh vật chất và tinh thần của nhân loại bị tàn phá nặng nề.
Ngày nay, hoà bình, hợp tác phát triển là xu thế lớn song các điểm nóng cạnh tranh, xung đột vẫn rất phức tạp, đặc biệt là xung đột sắc tộc, tôn giáo trở thành nhân tố gây mất ổn định ở một số vùng, lãnh thổ,... khiến cho dân thường vô tội nơi đây phải sống trong tình trạng căng thẳng, lo âu và sợ hãi.
(Theo Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2016), Lịch sử thế giới cận đại, tập II, NXB Đại học Sư phạm, trang 72)
Thông tin 2. Mọi dân tộc, quốc gia trên thế giới đều có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, gìn giữ hoà bình, giải quyết các cuộc xung đột quốc tế bằng biện pháp hoà bình, tránh sử dụng vũ lực, ngăn chặn, xoá bỏ những mối đe doạ chiến tranh.
Là một quốc gia đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên hoà bình luôn là mong ước, khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Bảo vệ Tổ quốc, gìn giữ hoà bình luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã xác định rõ mục tiêu xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; Xác định nhiệm vụ chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; Tiếp tục xây dựng quân đội nhân dân - công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững chắc là nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
(Theo Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, trang 35, 48, 49, 50)
a) Từ các thông tin và hình ảnh trên, em hãy giải thích vì sao cần phải bảo vệ hoà bình và cho biết các biện pháp góp phần thúc đẩy và bảo vệ hoà bình.
b) Từ thực tiễn cuộc sống, em hãy lấy ví dụ về xung đột sắc tộc, chiến tranh phi nghĩa trên thế giới và bày tỏ quan điểm của mình về những sự kiện đó.
c) Theo em, bảo vệ hoà bình là gì? Hãy kể thêm những biện pháp thúc đẩy và bảo vệ hoà bình mà em biết.
a) Từ thông tin và các hình ảnh trên, em hãy cho biết cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra hậu quả gì với Thủ đô Hà Nội? Cuộc sống của người dân và sự phát triển của Hà Nội trong chiến tranh và trong hoà bình có sự khác nhau như thế nào?
b) Theo em, hoà bình là gì? Hãy nêu các biểu hiện của hoà bình.
Thông tin. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã giội hàng triệu tấn bom đạn xuống làng mạc, trường học, bệnh viện,... gây biết bao đau thương tang tóc trên khắp đất nước ta, trong đó có cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm bằng không quân với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh vào Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng, từ ngày 18 đến 29 tháng 12 năm 1972.
Riêng tại khu vực Hà Nội, Mỹ đã sử dụng 444 lần chiếc máy bay chiến lược B52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật chiến đấu với số lượng bom đạn là 4 vạn tấn. Nhờ chuẩn bị tốt cả về tư tưởng và tổ chức, lực lượng và phương tiện, quân dân Hà Nội đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích của đế quốc Mỹ. Ngày 27 - 1 - 1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí kết. Sau Hiệp định, nhân dân Hà Nội đã tranh thủ điều kiện hoà bình để hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, ổn định đời sống, cùng nhân dân miền Bắc làm hậu phương lớn, góp phần chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Ngày nay, Hà Nội đang từng bước đổi mới, phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, đời sống của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Hà Nội thực sự đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của cả nước. Ngày 16 - 7 - 1999, Hà Nội được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hoà bình”. Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những thành tựu trong quá trình đổi mới cũng như khát vọng hoà bình của người dân Việt Nam.
(Theo Lê Mậu Hãn (Chủ biên) (2001), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, trang 243, 244, 248)