Danh sách câu hỏi
Có 306,011 câu hỏi trên 6,121 trang
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức ASEAN đánh dấu một bước phát triển mởi trong toàn bộ lịch sử quan hệ giữa nước ta với các nước ASEAN, là sự kiện quan trọng cả đổi với nước Việt Nam lẫn đổi với khu vực, tạo thêm thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam trong sự phát triển chung của toàn khu vực. Điều này càng có ý nghĩa vì Việt Nam nằm trong khu vực châu Á - Thải Bình Dương, một khu vực phát triển năng động nhất và đầy hứa hẹn sẽ trở thành trung tâm kinh tế, thương mại của thế giới vào thế kỉ tới".
(Lưu Văn Lợi, Ngoại giao Việt Nam (1945 - 1995), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2004, tr.549)
A. Gia nhập ASEAN sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam.
B. Châu Á - Thái Bình Dương là trung tâm kinh tế, thương mại của thế giới vào thế kỉ tới.
C. Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN là một sự kiện quan trọng của Việt Nam và của ASEAN.
D. Việt Nam gia nhập ASEAN là sự kiện quan trọng nhất của ASEAN.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“ ... Ngày 3-2-1994, Chính phủ Mỹ tuyên bổ bãi bỏ cẩm vận đổi với Việt Nam và hai bên mở cửa cơ quan đại diện của nhau. Đây là bước ngoặt quan trọng trong việc điều chính chính sách của Hoa Kỳ đổi với Việt Nam, và là bước ngoặt phát triển quan hệ Việt - Mỹ.
Sự kiện quan trọng nhất, mở ra một chương mới trong quan hệ Mỹ - Việt là ngày 11-7-1995, Tổng thống Mỹ tuyên bổ chính thức bình thường hoa quan hệ với Việt Nam. Như vậy, cho đến thời điểm này, Mỹ là nước lớn cuổi cùng trên thể giới đã bình thường hoa quan hệ với Việt Nam”.
(Đinh Xuân Lý, Đồi ngoại Việt Nam qua các thời kì lịch sử (1945 - 2012), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013, tr.254)
A. Sau sự kiện ngày 11-7-1995, Việt Nam đã có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn trên thế giới.
B. Việc Chính phủ Mỹ tuyên bố bãi bỏ cấm vận đối với Việt Nam là một bước ngoặt trong quan hệ Việt - Mỹ.
C. Mỹ và Việt Nam trở thành đối tác toàn diện và tin cậy từ sau năm 1995.
D. Việc Mỹ và Việt Nam mở cửa cơ quan đại diện của nhau đã chính thức đưa quan hệ hai nước bước vào thời kì thân thiện, hợp tác.
Tính đến năm 2023, Việt Nam đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các nước
A. Trung Quốc, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
B. Lào, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
C. Cu-ba, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản.
D. Lào, Liên bang Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Cu-ba, Nhật Bản.
Đọc đoạn thông tin dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
Mỹ đã huy động tới 6 triệu lượt binh sĩ (riêng lính Mỹ chiếm khoảng 3 triệu), chiếm 68 % bộ binh, 60 % lính thuỷ đánh bộ, 32 % không quân chiến thuật, 50 % không quân chiến lược, 40 % hải quân chỉ để phục vụ cho cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Riêng năm 1968, mỗi ngày chi phí cho chiến tranh ở Việt Nam lên đến khoảng 100 triệu USD. Chi phí cho chiến tranh ở Việt Nam gấp 2,5 lần tiền Mỹ viện trợ cho tất cả các nước kém phát triển trong 25 năm, ngốn 70 % tiền chuẩn chi cho quốc phòng Mỹ từ năm 1967 đến năm 1972.
A. Chiến tranh ở Việt Nam đã khiến Mỹ thiệt hại nặng nề chưa từng có.
B. Chiến tranh ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh gây tốn kém đối với Mỹ.
C. Chiến tranh ở Việt Nam đã tiêu tốn hầu hết khoản chỉ cho quân sự của Mỹ.
D. Chiến tranh ở Việt Nam huy động một lực lượng lớn quân đội Mỹ ở hầu hết các quân binh chúng.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Sau Cách mạng tháng Tám 1945, chưa có quốc gia nào trên thế giới công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 được ki kết giữa Chính phủ ta với đại diện Chính phủ Pháp ở Việt Nam mởi là sự “thừa nhận trên thực tế", sự cỏ mặt của đại diện các phải bộ Đồng minh trong lễ ki tại Hà Nội cũng mang ý nghĩa đó. Nhưng đến Hội nghị Giơ-ne-vơ, với bản tham dự của năm cường quốc, bản tuyên bố cuổi cùng đã ghi nhận nền độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia".
(Vũ Dương Ninh, Lịch sử quan hệ đổi ngoại Việt Nam 1940 - 2010, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.143 - 144)
A. Với Hiệp định Giơ-ne-vơ, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được công nhận bởi các nước trên thế giới.
B. Từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, các nước lớn không còn can thiệp vào Việt Nam.
C. Từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, các nước Đồng minh đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
D. Với Hiệp định Giơ-ne-vơ, vị thế quốc tế của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã được nâng cao.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn dúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Tàn sát người dân chịu sưu dịch, trấn áp nho sĩ, phả các trường học và các hội buôn được thành lập theo đúng lời chỉ dẫn của Chính phủ, đó là những biện pháp mà Nhà nước Đông Dương đã thực hiện sau các cuộc biểu tình khẩn nài của dân Nam chống lại sưu cao dịch nặng đã đẩy họ vào cảnh nghèo khổ và chết đói .... ".
(Phan Châu Trinh, Điều trần gửi Hội nhân quyền (Pa-ri, 1912): Những cuộc biểu tình năm 1908 của dân Trung Kì, trích trong: Phan Châu Trinh, Toàn tập, Tập 2, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2005, tr.161)
A. Chính quyền Pháp ở Đông Dương đã thi hành những chính sách không phù hợp sau cuộc biểu tình của nhân dân Trung Kì.
B. Chính quyền Pháp ở Đông Dương đã có dấu hiệu đi ngược lại với chính sách của Chính phủ Pháp.
C. Chính phủ Pháp đã chỉ đạo đàn áp các cuộc biểu tình của người dân Việt Nam.
D. Chính phủ Pháp đã chỉ đạo phá các trường học và hội buôn ở Đông Dương.
Năm 1973, Việt Nam thiết lập, mở rộng quan hệ ngoại giao với những quốc gia nào sau đây?
A. Pháp, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a.
B. Cu-ba, Ni-giê-ri-a, Hà Lan.
C. Hà Lan, Pháp, Cu-ba.
D. Cu-ba, Ca-mơ-run, Pháp.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“ ... Chúng ta đã mở rộng hợp tác về chính trị, quốc phòng, an ninh và các lĩnh vực khác; từng bước khẳng định được hình ảnh và vị thể của một quốc gia tích cực và có trách nhiệm; tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng quốc tế về văn hóa, con người và đất nước Việt Nam; đóng góp tích cực cho việc duy trì, bảo vệ nền hoà bình chung thông qua các cơ chế, diễn đàn an ninh quốc tế và khu vực, thông qua xây dựng các chuẩn mực, quy tắc ứng xử chung quốc tế và khu vực”.
(Vũ Văn Phúc, “Hội nhập kinh tế quốc tế 30 năm nhìn lại", in trong: Vũ Văn Phúc, Phạm Minh Chính (Đồng Chủ biên), Hội nhập kinh tế quốc tế 30 năm nhìn lại, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.16)
A. Đoạn tư liệu trên đề cập đến thành tựu của công cuộc Đổi mới về hội nhập quốc tế của Việt Nam.
B. Việt Nam đạt được những thành tựu về hội nhập quốc tế trên nhiều phương diện.
C. Quá trình hội nhập quốc tế làm cho Việt Nam mất dần bản sắc văn hoa dân tộc.
D. Muốn hội nhập quốc tế, Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị.
Đọc đoạn tư liệu dưới đây, chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D.
“Dân chủ trong lĩnh vực chính trị, xã hội có những bước tiến mởi. Dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức nhà nước, đoàn thể và xã hội, trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan dân cử được mở rộng và có những bước tiến mới. Việc bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của công dân, xử li các hành vi vi phạm quyền dân chủ được chủ trọng hơn".
(Phùng Hữu Phú và các tác giả, 30 năm đổi mởi và phát triển ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr.244)
A. Đoạn tư liệu đề cập đến thành tựu của công cuộc Đổi mới trên lĩnh vực chính trị.
B. Trong thời ki Đổi mới, nền dân chủ được thực hiện và phát huy một cách rộng rãi.
C. Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa sẽ hạn chế các quyền dân chủ.
D. Chính sách, pháp luật của Nhà nước phải dựa trên cơ sở bảo đảm lợi ích của người dân.