Câu hỏi:
22/08/2024 4,972Cho hàm số \(y = \frac{{x + 1}}{{x - 1}}\) có đồ thị (C).
Tính tích khoảng cách từ một điểm tùy ý thuộc (C) đến hai đường tiệm cận của nó.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Ta có: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \frac{{x + 1}}{{x - 1}} = 1\);
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } y = \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \frac{{x + 1}}{{x - 1}} = 1\).
Do đó, đường thẳng y = 1 là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ + }} \frac{{x + 1}}{{x - 1}} = + \infty \);
\(\mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} y = \mathop {\lim }\limits_{x \to {1^ - }} \frac{{x + 1}}{{x - 1}} = - \infty \).
Do đó đường thẳng x = 1 là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.
Vậy đồ thị hàm số đã cho có đường tiệm cận đứng là đường thẳng x = 1 và tiệm cận ngang
y = 1.
Lấy M(x0; y0) ∈ (C) với \({y_0} = \frac{{{x_0} + 1}}{{{x_0} - 1}}\).
Ta có: khoảng cách từ M đến đường tiệm cận đứng là d1 = | x0 – 1|, khoảng cách từ M đến tiệm cận ngang là d2 = \(\left| {\frac{{{x_0} + 1}}{{{x_0} - 1}} - 1} \right| = \frac{2}{{\left| {{x_0} - 1} \right|}}\).
Vậy tích khoảng cách là:d1d2 = \(\left| {{x_0}--1} \right|\). \(\frac{2}{{\left| {{x_0} - 1} \right|}}\) = 2.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tìm tiệm cận đứng và tiệm cận xiên của đồ thị hàm số sau:
a) \(y = \frac{{{x^2} - x - 5}}{{x - 2}};\)
b) y = \(\frac{{3{x^2} + 8x - 2}}{{x + 3}}.\)
Câu 2:
Một bình chứa 200 ml dung dịch muối với nồng độ 5 mg/ml.
a) Tính nồng độ dung dịch muối trong bình sau khi thêm vào x ml dung dịch muối với nồng độ 10 mg/ml.
b) Phải thêm bao nhiêu mililít vào bình để có dung dịch muối với nồng độ 9 mg/ml? Nồng độ muối trong bình có thể đạt đến 10 mg/ml được không?
Câu 3:
Cho hàm số \(y = f(x) = \frac{{x + 2}}{{x - 3}}\) có đồ thị (C). Gọi tổng khoảng cách từ một điểm (x; y) ∈ (C), với x > 3, tới hai đường tiệm cận của (C) là g(x). Tìm các đường tiệm cận của đồ thị hàm số y = g(x).
Câu 4:
Cho hàm số y = f(x) có bảng biến thiên như sau:
Tìm các đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = g(x) = \frac{1}{{2 + f(x)}}.\)
Câu 5:
Gọi I là giao điểm giữa tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = \frac{{2x + 3}}{{x - 2}}\). Cho điểm K(3; 5), tính hệ số góc của đường thẳng qua I và K.
Câu 6:
Tìm các đường tiệm cận của đồ thị các hàm số sau:
a) y = \(\frac{{x + 1}}{{2x - 3}};\)
b) y = \(\frac{{3x - 1}}{{x + 2}}.\)
về câu hỏi!