Câu hỏi:

28/08/2024 282

Chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a), b), c), d).

Cho bốn điểm A, B, C, D trên đường tròn (O) như Hình 7.

Cho bốn điểm A, B, C, D trên đường tròn (O) như Hình 7.  a) góc BOC là góc nội tiếp chắn cung  của đường tròn (O).  b) góc OBC = 40o (ảnh 1)

a) \(\widehat {BOC}\) là góc nội tiếp chắn cung  của đường tròn (O).

b) \(\widehat {OBC} = 40^\circ .\)

c) \(\widehat {BAC} = \widehat {BDC}.\)

d) \(\widehat {BAC} = 70^\circ .\)

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Xét đường tròn (O), ta có: \(\widehat {BOC}\) là góc ở tâm chắn cung  \(\widehat {BAC},\,\,\widehat {BDC}\) là hai góc nội tiếp chắn cung

Do đó \(\widehat {BAC} = \widehat {BDC} = \frac{1}{2}\widehat {BOC} = \frac{1}{2} \cdot 140^\circ = 70^\circ .\)

Xét ∆OBC cân tại O (do OB = OC) nên

\(\widehat {OBC} = \widehat {OCB} = \frac{{180^\circ - \widehat {BOC}}}{2} = \frac{{180^\circ - 140^\circ }}{2} = 20^\circ .\)

Vậy:

a) S.

b) S.

c) Đ.

d) Đ.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Cho tam giác ABC cân tại A, góc A < 90o Vẽ đường tròn đường kính AB cắt BC và AC lần lượt tại D và E. Chứng minh rằng: a) ∆DBE là tam giác cân.  (ảnh 1)

a) Ta có D, E cùng nằm trên đường tròn đường kính AB nên \(\widehat {ADB} = \widehat {AEB} = 90^\circ \) hay AD BC và BE AC.

Xét ∆ABC cân tại A có AD là đường cao nên đồng thời là đường trung tuyến của tam giác, do đó D là trung điểm BC, suy ra \(DB = DC = \frac{1}{2}BC.\)

Xét ∆BEC vuông tại E có ED là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC nên \(ED = \frac{1}{2}BC.\)

Do đó DE = DB = DC.

Vậy ∆BDE cân tại D.

b) Xét ∆ABC cân tại A có AD là đường cao nên đồng thời là tia phân giác của \(\widehat {BAC},\) do đó \(\widehat {BAD} = \frac{1}{2}\widehat {BAC}.\)

Ta có \(\widehat {DBE} = \widehat {DEB}\) (do ∆BDE cân tại D) và \(\widehat {BAD} = \widehat {BED}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung BD).

Suy ra \[\widehat {DBE} = \frac{1}{2}\widehat {BAC}\] hay \[\widehat {CBE} = \frac{1}{2}\widehat {BAC}.\]

Lời giải

Cho đường tròn (O; R) và một điểm M bên trong đường tròn đó. Qua M kẻ hai dây cung AB và CD vuông góc với nhau (D thuộc cung nhỏ AB). Vẽ đường kính DE. Chứng minh rằng: (ảnh 1)

Do AB CD nên \(\widehat {AMC} = \widehat {DMB} = 90^\circ .\)

a) Xét đường tròn (O) có \(\widehat {ACD} = \widehat {ABD}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AD).

Xét ∆MAC và ∆MDB, có:

\(\widehat {AMC} = \widehat {DMB} = 90^\circ ,\,\,\widehat {ACM} = \widehat {DBM}\)

Do đó ∆MAC ∆MDB (g.g).

Suy ra \(\frac{{MA}}{{MD}} = \frac{{MC}}{{MB}}\) hay MA.MB = MC.MD.

b) Vì DE là đường kính của đường tròn (O) nên \(\widehat {ECD} = \widehat {EBD} = 90^\circ .\)

Suy ra CE CD.

Mà AB CD nên AB // CE, do đó tứ giác ABEC là hình thang.

Mặt khác, \(\widehat {CAB} + \widehat {ACM} = 90^\circ \) (tổng hai góc nhọn trong ∆ACM vuông tại M);

                 \(\widehat {EBA} + \widehat {MBD} = \widehat {EBD} = 90^\circ ;\)

                 \(\widehat {ACM} = \widehat {DBM}\)

Suy ra \(\widehat {EBA} = \widehat {CAB}.\)

Hình thang ABEC có \(\widehat {EBA} = \widehat {CAB}\) nên ABEC là hình thang cân.

c) Xét ∆ACM vuông tại M, theo định lí Pythagore, ta có:

AC2 = MA2 + MC2.

Xét ∆BDM vuông tại M, theo định lí Pythagore, ta có:

BD2 = MB2 + MD2.

Do đó MA2 + MB2 + MC2 + MD2 = AC2 + BD2.

Lại có AC = BE (vì ABEC là hình thang cân) nên:

MA2 + MB2 + MC2 + MD2 = AC2 + BD2 = BE2 + BD2.

Xét ∆BDE vuông tại B, theo định lí Pythagore, ta có:

DE2 = BD2 + BE2.

Do đó MA2 + MB2 + MC2 + MD2 = BE2 + BD2 = DE2 = (2R)2 = 4R2, đây là giá trị không đổi do R không đổi.ở

Vậy tổng MA2 + MB2 + MC2 + MD2 có giá trị không đổi.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP