Bộ 15 đề thi học kì 1 Lịch sử 11 có đáp án (đề 15)

  • 3509 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Câu 1:

Ngành kinh tế nào của Nhật Bản chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng kinh tế 1929-1933?

Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 76.

Giải chi tiết:

Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) ảnh hưởng nặng nề nhất ở Nhật Bản là trong lĩnh vực nông nghiệp do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này.


Câu 2:

Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản chỉ kéo dài trong 18 tháng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 75, suy luận.

Giải chi tiết:

Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản chỉ kéo dài trong 18 tháng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất do:

- Thiếu nguyên liệu sản xuất: Nhật Bản phải nhập khẩu quá mức do khan hiếm nguyên liệu và nhiên liệu.

- Số người thất nghiệp tăng nhanh do các xi nghiệp chỉ sử dụng 20-25% công suất => sức mua của người dân cũng suy giảm làm cho thị trường trong nước ngày càng thu hẹp.

Câu 3:

Thực chất chính sách kinh tế mới là

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk trang 54.

Giải chi tiết:

Thực chất của chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều thành phần đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.


Câu 4:

Từ chính sách kinh tế mới ở nước Nga, bài học kinh nghiệm nào mà Việt Nam có thể học tập cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải:  Liên hệ.

Giải chi tiết:

Chính sách kinh tế mới của Liên Xô năm 1921 là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế nhà nước nắm đọc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự quản lí của nhà nước. Với chính sách này, nhân dân Liên Xô đã vượt qua được những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế mới

=> Chính sách này đã để lại bài học kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội cho một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam (12-1986) đến nay, Việt Nam đã chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường; phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.


Câu 5:

Ai là người đề ra và thực hiện "chính sách mới" đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933)

Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 72.

Giải chi tiết:

Người đề ra “chính sách mới” đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) là tổng thống Ru-dơ-ven.

Bài thi liên quan:

0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận