Đề thi giữa kì 1 lớp 9 môn Ngữ Văn có đáp án (Đề 4)

  • 2231 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 60 phút

Câu 2:

Nêu vị trí của văn bản có đoạn thơ trên?

Xem đáp án

Đoạn trích nằm ở phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, nàng định tự vẫn, Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải đưa nàng ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích với lời hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế nhưng thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện và tàn bạo hơn


Câu 3:

Chỉ ra và phân tích hiệu quả của thành ngữ, điển tích được sử dụng trong đoạn thơ?

Xem đáp án

- Thành ngữ: Quạt nồng ấp lạnh

- Điển cố, điển tích: Sân Lai, gốc tử

à Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi tả đồng thời bộc lộ được lòng hiếu thảo của Kiều với cha mẹ, ngầm so sánh Kiều với những tấm gương chí hiếu xưa.


Câu 4:

Qua đoạn thơ, em hiểu được gì về vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều?

Xem đáp án

- Qua đoạn thơ em nhận thấy Thúy Kiều là một người con hiểu thảo, hết lòng yêu thương cha mẹ. Nàng cảm thấy có lỗi với cha mẹ khi mà không thể báo hiếu cho cha mẹ được khi tuổi đã già. Quả thật tấm lòng yêu thương cha mẹ của nàng là phẩm chất tốt đẹp.


Câu 5:

Từ nội dung của phần đọc – hiểu, em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng hiếu thảo.

Xem đáp án

Bài làm tham khảo

Con người Việt Nam ta rất xem trọng lòng hiếu thảo, bởi hiếu thảo là một truyền thống quý báu từ ngàn xưa của dân tộc. Ông bà, cha mẹ là người sinh thành, cho ta sự sống, được làm người. Vì vậy, phận là con cháu phải biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp lại công ơn sinh thành dưỡng dục. Bằng tấm lòng hiếu thảo, sự kính trọng, yêu thương thì những người con mới có thể phần nào đền đáp công ơn sinh thành. Lòng hiếu thảo xuất phát từ những hành động rất giản đơn, đó là yêu thương, luôn nghe lời cha mẹ, phụng dưỡng ông bà khi già yếu, chăm sóc cha mẹ khi ốm đau. Việc hiếu nghĩa phải luôn luôn ghi nhớ, thực hành hàng ngày, chứ không chờ đến lúc ốm đau mới hỏi han, chăm sóc, hay chờ đến lúc chết mới than khóc, đau buồn. Lòng hiếu thảo chính là thước đo giá trị của con người chứ không phải tiền bạc hay địa vị cao sang, ai cùng từ cha mẹ sinh ra, nếu không báo hiếu cha mẹ thì đó là người vô tâm, vô cảm, ngược lại còn ngỗ nghịch, cãi lại cha mẹ thì đó là người con bất hiếu, không xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người.


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận