Việc thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống giúp chúng ta có được sự thống nhất về quan điểm giữa các thành viên trong nhóm, từ đó để xuất những giải pháp, ý tưởng có ý nghĩa. Phần bài học này sẽ giúp em hình thành kĩ năng thảo luận ý kiến về một vấn đề của đời sống.
Trong buổi sinh hoạt đầu tuần, lớp của em tổ chức buổi thảo luận nhóm với chủ đề Ý nghĩa của hoạt động xã hội đối với cộng đồng và bản thân.
Em hãy thành lập nhóm thảo luận, thống nhất ý kiến về vấn đề nảy để trình bày trước lớp.
Bước 1: Chuẩn bị
Một nhóm nhỏ thảo luận nên gồm sáu thành viên. Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công công việc, theo dõi tiến độ, chuẩn bị và dẫn dắt buổi thảo luận. Thư kỉ ghi chép ý kiến của các thành viên trong buổi thảo luận.
• Để thống nhất mục tiêu, thời gian buổi thảo luận, cả nhóm cần trả lời câu hỏi: Mục đích của buổi thảo luận này là gi? Thời gian thảo luận dự kiến bao lâu? Nhóm sẽ dành bao nhiêu thời gian cho mỗi ý kiến khi thảo luận?
• Để việc thảo luận được hiệu quả, mỗi thành viên cần tự trả lời các câu hỏi: Trong buổi thảo luận nhóm, người nghe của em là ai? Với đối tượng người nghe đỏ, em sẽ chọn cách nói nào để thuyết phục?
• Nhóm trưởng thông báo cho thành viên vấn đề cần thảo luận. Mỗi thành viên về nhà tìm hiểu tư liệu, đưa ra ý kiến, lí lẽ, bằng chứng về vấn để, dự kiến các ý kiến trái chiều và cách thức phản hồi dựa vào những gợi ý sau.
– Ý kiến của em về ý nghĩa của hoạt động xã hội với cộng đồng và bản thân, lí lẽ và bằng chúng để làm sáng tỏ ý kiến.
– Những ý kiến trái chiều và phản hồi của em (dự kiến)
Bước 2: Thảo luận
• Nhóm trưởng dẫn dắt để các thành viên trình bày. Thư kí ghi chép, tổng hợp các ý kiển. Cần đảm bảo mỗi thành viên đểu trinh bảy dựa trên phẩn chuẩn bị ở nhà.
Sau khi ghi nhận ý kiến của thành viên, cả nhóm cần tập trung phản hồi các ý kiến trọng tâm, các ý kiến trái chiều được nhiều thành viên quan tâm. Các thành viên tranh luận, trả lời các câu hỏi cũng như bảo vệ ý kiến trước sự phản bác của người khác.
• Từ các ý kiến của từng thành viên, cả nhóm thống nhất những ý kiến tiêu biểu, lựa chọn những li lẽ, bằng chứng xác đáng, thuyết phục. Kết quả thảo luận nhóm có thể được trình bày dưới dạng đoạn văn, sơ đồ tư duy, in-pho-gráp-phích (infographic)...
* Sau buổi thảo luận, em hãy rút ra hai bài học kinh nghiệm cho bản thân dựa vào:
1. Những điều em và nhóm đã làm tốt, chưa tốt.
2. Giải pháp khắc phục những điều chưa tốt.