Danh sách câu hỏi
Có 4,355 câu hỏi trên 88 trang
Nhận định về cách viết các kiểu bài đã học ở học kì 1 được trình bày trong bảng sau là đúng hay sai? Lí giải nếu em cho là sai.
STT
Nhận định về cách viết
các kiểu bài
Đúng
Sai
Lí giải nếu sai
1
Khi làm thơ sau chữ, bảy chữ, chỉ được sử dụng một loại vần trong số các loại vần như: vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách/ vần chéo.
2
Bố cục của đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do gồm hai phần sau: mở đoạn (giới thiệu nhan đề bài thơ tự do, tên tác giả, nêu cảm nghĩ chung về bài thơ), thân đoạn (nêu các ý thể hiện cảm xúc và suy nghĩ về toàn bộ bài thơ hoặc một vài nét độc đáo của bài thơ).
3
Đối với bài viết thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, nội dung phần giải thích cần rõ ràng, chính xác, lô-gic, chặt chẽ, thuyết phục về những nguyên nhân dẫn đến và trình tự diễn ra của hiện tượng tự nhiên.
4
Để thu thập tư liệu cho bài viết thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên, người viết chỉ cần chú ý quan sát và ghi chép lại cẩn thận cách thức diễn ra của hiện tượng tự nhiên.
5
Phần nội dung của văn bản kiến nghị gồm lí do kiến nghị, nội dung kiến nghị.
6
Đối với bài văn kể về một hoạt động xã hội, người kể có thể sắp xếp các sự kiện không theo trật tự diễn tiến của hoạt động để gây ấn tượng đặc biệt với người đọc.
7
Đối với bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống, khi bàn luận về vấn đề, người viết cần đưa ra lí lẽ từ nhiều khía cạnh, thể hiện góc nhìn đa chiều về vấn đề nghị luận.
8
Khi triển khai phần thân bài của bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống, người viết cần thực hiện hai thao tác: giải thích từ ngữ, ý kiến cần bàn luận và bàn luận về vấn đề.
Nối tên thể loại ở cột A với đặc điểm tương ứng ở cột B:
Thể loại (cột A)
Đặc điểm (cột B)
1. Thơ sáu chữ
a. Là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.
2. Văn bản thông tin
b. Là thể loại tự sự dân gian chứa đựng yếu tố gây cười, nhằm mục địch giải trí hoặc phê phán, châm biếm, đả kích những thói hư, tật xấu trong cuộc sống.
3. Hài kịch
c. Là văn bản được viết để lí giải nguyên nhân xuất hiện và cách thức diễn ra một hiện tượng tự nhiên. Kiểu văn bản này thường xuất hiện trong các tài liệu khoa học.
4. Luận điểm trong văn bản nghị luận
d. Là thể thơ mỗi dòng có sáu chữ, mỗi bài gồm nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng.
5. Truyện cười
đ. Là một thể loại kịch, dùng biện pháp gây cười để chế giễu các tính cách và hành động xấu xa, lố bịch, lỗi thời của con người.
6. Thơ bảy chữ
e. Là thể thơ mỗi dòng có bảy chữ, mỗi bài gồm nhiều khổ, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ và có cách gieo vần, ngắt nhịp đa dạng.
Bước 1: Xác định đề tài, mục đích, người nghe, thời gian và không gian nói
Để chuẩn bị trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, em hãy điền vào phiếu học tập sau:
PHIẾU TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI
- Vấn đề xã hội cần trình bày ý kiến là: ......................................................................
- Mục đích trình bày: ..................................................................................................
- Người nghe: .............................................................................................................
- Những vấn đề mà người nghe quan tâm: .................................................................
- Thời lượng bài trình bày: .........................................................................................
- Địa điểm trình bày: ..................................................................................................
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Mở đầu
Giới thiệu vấn đề sẽ trình bày:
Nêu ý kiến đồng tình hay phản đối đối với vấn đề:
Phần chính
Giải thích thuật ngữ, khái niệm liên quan đến vấn đề trình bày:
Khẳng định luận điểm đồng tình hay phản đối của người nói:
Trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ luận điểm:
Bước 3: Luyện tập và trình bày
Lời chào người nghe:
Nội dung tự giới thiệu về bản thân:
Dự kiến câu hỏi, phản hồi của người nghe và câu trả lời của tôi:
Câu hỏi, phản hồi của người nghe
Câu trả lời
Bước 4: Trao đổi và đánh giá
Sử dụng bảng kiểm bên dưới để tự đánh giá bài nói của mình và người khác:
Bảng kiểm kĩ năng trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội
Nội dung kiểm tra
Đạt
Chưa đạt
Bài trình bày có đủ các phần giới thiệu, nội dung, kết thúc.
Mở đầu và kết thúc ấn tượng, thu hút.
Nêu rõ vấn đề trình bày.
Trình bày trực tiếp, rõ ràng ý kiến đồng tình hoặc phản đối với vấn đề được trình bày.
Đưa ra lí lẽ, bằng chứng thuyết phục.
Kết hợp sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ và ngôn ngữ.
Các phương tiện phi ngôn ngữ phù hợp với nội dung trình bày.
Ghi nhận và phản hồi lịch sự, thỏa đáng những câu hỏi hoặc phản bác người nghe.
Tự tin, nói năng lưu loát
Đảm bảo thời gian quy định.
Những điều cần bổ sung, chỉnh sửa về nội dung bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội:
..........................................................................................................................
Đề bài: Giả sử em được tập thể lớp giao nhiệm vụ kiến nghị với Ban Giám hiệu nhà trường về việc tổ chức một hoạt động ngoại khóa để nâng cao kĩ năng sống cho học sinh hoặc có giải pháp xây dựng môi trường học tập tốt hơn. Em hãy thay mặt lớp viết bản kiến nghị đó.
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết:
- Nội dung kiến nghị là:
.........................................................................................................................
- Mục đích viết bản kiến nghị là:
.........................................................................................................................
- Cá nhân hoặc tổ chức có trách nhiệm nhận và giải quyết kiến nghị là:
.........................................................................................................................
- Với mục đích, đối tượng như thế, nội dung và hình thức của bản kiến nghị là:
.........................................................................................................................
- Tư liệu cần thu thập:
STT
Loại tư liệu
Cách thức thu thập
1
2
3
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
PHIẾU TÌM Ý CHO BẢN KIẾN NGHỊ
Trường hoặc lớp em đang tồn tại vấn đề:
Nội dung cụ thể của vấn đề cần kiến nghị là:
Những giải pháp có thể giải quyết vấn đề là:
Người hoặc tổ chức có thể giải quyết vấn đề là:
Thông tin liên quan đến nội dung cần kiến nghị có thể thu thập thêm là:
PHIẾU LẬP DÀN Ý BẢN KIẾN NGHỊ VỀ MỘT VẤN ĐỀ CỦA ĐỜI SỐNG
Phần mở đầu
- Tên cơ quan, tổ chức (nếu có)
- Quốc hiệu
- Tiêu ngữ
- Địa điểm
- Thời gian viết kiến nghị
- Người/ tổ chức nhận
- Thông tin cơ bản về người viết
Phần nội dung
Lí do kiến nghị
Nội dung kiến nghị
Đề xuất các hướng giải pháp liên quan đến vấn đề kiến nghị
Phần kết thúc
- Lời cảm ơn
- Chữ kí
- Họ và tên của người viết kiến nghị
Bước 3: Viết bài
Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
Đọc và kiểm tra bài văn em đã viết dựa vào bảng kiểm sau:
Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn phân tích một tác phẩm thơ: chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
Tiêu chí
Đạt
Chưa đạt
Bố cục
Đủ 3 phần: mở đầu, nội dung kiến nghị, kết thúc.
Phần mở đầu
Tên cơ quan chủ quản, quốc hiệu: viết in hoa, ở trên cùng văn bản.
Tiêu ngữ: viết chữ thường, cách giữ, dưới quốc hiệu, chữ cái đầu của các cụm từ được viết hoa, giữa các cụm từ có gạch nối (-)
Điạ điểm, thời gian viết văn bản: đặt dưới quốc hiệu, tiêu ngữ và lùi sang bên phải văn bản.
Tên văn bản: viết chữ in hoa, cỡ chữ lớn hơn các chữ khác trong văn bản, ở giữa văn bản.
Dòng tóm tắt nội dung kiến nghị: viết chữ thường, đặt dưới tên văn bản, đặt ở giữa văn bản.
Trình bày đầy đủ thông tin về người nhận/ tổ chức nhận.
Trình bày tóm tắt các thông tin về người kiến nghị.
Phần nội dung
Trình bày rõ lí do kiến nghị.
Trình bày chính xác, rõ ràng nội dung cần kiến nghị.
Đề xuất hướng giải quyết hợp lí
Phần kết thúc
Khẳng định lại lí do kiến nghị hoặc cam đoan những nội dung kiến nghị là đúng sự thật.
Có lời cảm ơn.
Có chữ kí và họ tên của người viết.
Diễn đạt
Ngôn ngữ của văn bản chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu.
Những nội dung cần bổ sung, chỉnh sửa:
.........................................................................................................................
Một số điểm cần lưu ý khi viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống: .........................................................................................................................