Câu hỏi:

13/07/2024 2,611

Cho hình bình hành ABCDO là giao điểm của hai đường chéo. Lấy các điểm M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AO, BO, CO, DO.

a) Chứng minh tứ giác MNPQ là hình bình hành.

b) Chứng minh tứ giác ANCQ là hình bình hành.

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack
Cho hình bình hành ABCD có O là giao điểm của hai đường chéo. Lấy các điểm M, N, P, Q lần lượt là trung điểm của AO, BO, CO, DO. a) Chứng minh tứ giác MNPQ là hình bình hành. b) Chứng minh tứ giác ANCQ là hình bình hành. (ảnh 1)

a) Xét ∆AOB có M, N lần lượt là trung điểm của AO, BO.

Theo bài 4, trang 63, SBT Toán 8 Tập Một, ta có: MN // AB; MN=12AB. (1)

Tương tự, xét ∆OCD ta cũng có PQ // CD;QP=12DC. (2)

Mà AB // CD; AB = CD (do ABCD là hình bình hành). (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra MN // PQ, MN = PQ.

Vậy tứ giác MNPQ là hình bình hành.

b) Xét ∆ANB và ∆CQD có:

AB = CD (ABCD là hình bình hành);

ABN^=CDQ^ (hai góc so le trong do AB // CD);

BN=DQ=14BD (vì OB = OD, NO = NB, QO = QD)

Do đó ∆ANB = ∆CQD (c.g.c). Suy ra AN = CQ. (4)

Xét ∆AQD và ∆CNB có:

AD = BC (do ABCD là hình bình hành);

ADQ^=CBN^ (hai góc so le trong do AD // BC);

DQ=BN=14BD.

Do đó ∆AQD = ∆CNB (c.g.c). Suy ra AQ = CN. (5)

Từ (4) và (5) suy ra ANCQ là hình bình hành.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Cho hình bình hành ABCD. Gọi DE, BK lần lượt là đường phân giác của hai góc ADB, DBC (E ∈ AB, K ∈ CD). a) Chứng minh DE // BK. b) Giả sử DE ⊥ AB. Chứng minh DA = DB. c) Trong trường hợp DE ⊥ AB, tìm số đo của   để tứ giác DEBK là hình vuông. (ảnh 1)

a) Ta có ABCD là hình bình hành nên AD // BC.

Suy ra ADB^=DBC^ (hai góc so le trong).

Do đó ADB^2=DBC^2

Suy ra EDB^=KBD^ (do DE, BK lần lượt là đường phân giác của ADB^ DBC^)

Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên DE // BK.

Vậy DE // BK.

b) Xét ∆DABDE vừa là đường cao vừa là đường phân giác, suy ra ∆DAB cân tại D.

Khi đó, DA = DB.

c) Xét tứ giác DEBK có: DE // BK, BE // DK.

Suy ra DEBK là hình bình hành.

E^=90° nên DEBK là hình chữ nhật.

Để tứ giác DEBK là hình vuông thì DE = EB.

Mà ∆DAB cân tại D nên DE vừa là đường cao vừa là trung tuyến của ∆DAB.

Suy ra DE=EB=AB2, suy ra ∆DAB vuông tại D hay ADB^=90°.

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP