Câu hỏi:
24/08/2024 71Lực F của gió khi thổi vuông góc vào cánh buồm tỉ lệ thuận với bình phương tốc độ v của gió, tức là F = av2 (a là hằng số). Biết rằng khi tốc độ gió bằng 3 m/s thì lực tác động lên cánh buồm của một chiếc thuyền bằng 270 N.
a) Tính hằng số a.
b) Hỏi khi tốc độ gió v = 10 m/s thì lực thổi F của gió bằng bao nhiêu?
c) Biết rằng cánh buồm chỉ có thể chịu được một áp lực tối đa là 10 000 N, hỏi chiếc thuyền đó có thể đi được trong gió bão với tốc độ gió 72 km/h không?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Ta sử dụng công thức F = av2.
a) Thay v = 3 m/s, F = 270 N vào F = av2, ta được 270 = a.32, suy ra a = 30.
Vậy F = 30v2 (N).
b) Khi v = 10 m/s, ta có lực thổi của gió là F = 30 . 102 = 30 . 100 = 3 000 (N).
c) Đổi: v = 72 km/h = 20 m/s.
Khi đó, lực thổi tương ứng của gió là: F = 30.202 = 12 000 (N).
Do cánh buồm chịu được áp lực tối đa là 10 000 N nên chiếc thuyền này không thể đi được trong gió bão với tốc độ gió 72 km/h.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một cổng vòm được thiết kế dạng parabol y = ax2 như hình dưới đây. Biết chiều rộng của chân cổng là AB = 6 m và chiều cao cổng là OI = 4,5 m.
a) Tìm hệ số a dựa vào các dữ kiện trên. Từ đó, tính độ dài đoạn HK biết H cách điểm chính giữa cổng I là 2 m.
b) Để vận chuyển hàng qua cổng, người ta dự định sử dụng một xe tải có chiều rộng 2 m, chiều cao 3 m. Hỏi xe tải này có thể qua được cổng vòm đó hay không?
Câu 2:
Cho hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông cạnh a (cm) và chiều cao 10 cm.
a) Viết công thức tính thể tích V của hình lăng trụ theo a và tính giá trị của V khi a = 2 cm.
b) Nếu độ dài cạnh đáy tăng lên hai lần thì thể tích của hình lăng trụ thay đổi thế nào?
Câu 3:
Diện tích toàn phần S (cm2) của hình lập phương, tức là tổng diện tích xung quanh và diện tích của hai mặt đáy, là một hàm số của độ dài cạnh a (cm).
a) Viết công thức của hàm số này.
b) Sử dụng công thức nhận được ở câu a để tính độ dài cạnh của một hình lập phương có diện tích toàn phần là 54 cm2.
Câu 4:
Biết rằng đường cong trong hình bên là một parabol y = ax2.
a) Tìm hệ số a.
b) Tìm tung độ của điểm thuộc parabol có hoành độ x = −2.
c) Tìm các điểm thuộc parabol có tung độ y = 8.
Câu 5:
Vẽ đồ thị của các hàm số sau:
a) y = 3x2;
b) \(y = - \frac{1}{3}{x^2}.\)
Câu 6:
Trong hình sau có hai đường cong là đồ thị của hai hàm số y = −3x2 và y = x2.
Hãy cho biết đường nào là đồ thị của hàm số y = −3x2.
Câu 7:
Chọn phương án đúng.
Hình bên là đồ thị của hàm số nào?
A. \(y = \frac{1}{4}{x^2}.\)
B. \(y = \frac{1}{2}{x^2}.\)
C. \(y = {x^2}.\)
D. \(y = 2{x^2}.\)
về câu hỏi!