Giải SBT Toán 9 KNTT Bài 21. Giải toán bằng cách lập phương trình có đáp án
46 người thi tuần này 4.6 149 lượt thi 8 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Dạng 5: Bài toán về lãi suất ngân hàng có đáp án
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 01
Dạng 2: Kỹ thuật chọn điểm rơi trong bài toán cực trị xảy ra ở biên có đáp án
Đề thi minh họa TS vào 10 năm học 2025 - 2026_Môn Toán_Tỉnh Đắk Lắk
Dạng 6: Bài toán về tăng giá, giảm giá và tăng, giảm dân số có đáp án
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Toán 9 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề số 1)
123 bài tập Nón trụ cầu và hình khối có lời giải
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
Một bức ảnh hình chữ nhật có chiều rộng 8 cm và chiều dài 12 cm. Bức ảnh được phóng to bằng cách tăng chiều dài và chiều rộng thêm một đoạn bằng nhau để tăng gấp đôi diện tích của bức ảnh. Tìm kích thước của bức ảnh mới.
Một bức ảnh hình chữ nhật có chiều rộng 8 cm và chiều dài 12 cm. Bức ảnh được phóng to bằng cách tăng chiều dài và chiều rộng thêm một đoạn bằng nhau để tăng gấp đôi diện tích của bức ảnh. Tìm kích thước của bức ảnh mới.
Lời giải
Diện tích ban đầu của bức ảnh là: 8 . 12 = 96 (cm2)
Gọi độ dài đoạn tăng thêm của mỗi chiều là x (cm) (x > 0).
Diện tích bức ảnh sau khi phóng to là:
(8 + h)(12 + h) = h2 + 20h + 96 (cm2)
Diện tích của bức ảnh sau khi phóng to gấp đôi diện tích bức ảnh ban đầu nên ta có:
h2 + 20h + 96 = 2 . 96
h2 + 20h – 96 = 0
Ta có ∆ = 202 – 4 . 1 . (–96) = 784 > 0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt:
(thỏa mãn điều kiện);
(không thỏa mãn điều kiện).
Do đó người ta đã tăng mỗi chiều của bức ảnh thêm 4 cm.
Chiều dài bức ảnh mới là: 12 + 4 = 16 (cm)
Chiều rộng bức ảnh mới là: 8 + 4 = 12 (cm)
Vậy chiều dài và chiều rộng bức ảnh mới lần lượt là 16 cm và 12 cm.
Câu 2
Hình chữ nhật vàng là hình chữ nhật có thể chia thành một hình vuông và hình chữ nhật thứ hai có các kích thước tỉ lệ với các kích thước tương ứng của hình chữ nhật ban đầu (với cùng hệ số tỉ lệ). Tỉ số x giữa chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật vàng được gọi là tỉ lệ vàng.
a) Tìm tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ABCD và hình chữ nhật EBCF.
b) Tìm giá trị chính xác của tỉ lệ vàng bằng cách đặt hai tỉ số ở câu a bằng nhau rồi tìm x.
Hình chữ nhật vàng là hình chữ nhật có thể chia thành một hình vuông và hình chữ nhật thứ hai có các kích thước tỉ lệ với các kích thước tương ứng của hình chữ nhật ban đầu (với cùng hệ số tỉ lệ). Tỉ số x giữa chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật vàng được gọi là tỉ lệ vàng.
a) Tìm tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ABCD và hình chữ nhật EBCF.
b) Tìm giá trị chính xác của tỉ lệ vàng bằng cách đặt hai tỉ số ở câu a bằng nhau rồi tìm x.

Lời giải
a) Theo hình vẽ, ta thấy tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật ABCD là:
.
Tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật EBCF là:
.
b) Theo đề bài, ta có:
x(x – 1) = 1
x2 – x = 1
x2 – x – 1 = 0
Ta có: ∆ = (–1)2 – 4 . 1 . (–1) = 5 > 0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt:
(thỏa mãn);
(không thỏa mãn).
Vậy tỉ lệ vàng là .
Câu 3
Hai chiếc máy bay khởi hành đồng thời từ một sân bay, một chiếc bay theo hướng bắc và chiếc kia bay theo hướng đông (xem hình bên). Chiếc máy bay đi về hướng bắc đang bay nhanh hơn 50 dặm một giờ so với chiếc máy bay đi về hướng đông. Sau 3 giờ, hai máy bay cách nhau 2 440 dặm. Tìm vận tốc của mỗi máy bay.
Hai chiếc máy bay khởi hành đồng thời từ một sân bay, một chiếc bay theo hướng bắc và chiếc kia bay theo hướng đông (xem hình bên). Chiếc máy bay đi về hướng bắc đang bay nhanh hơn 50 dặm một giờ so với chiếc máy bay đi về hướng đông. Sau 3 giờ, hai máy bay cách nhau 2 440 dặm. Tìm vận tốc của mỗi máy bay.

Lời giải
Gọi vận tốc chiếc máy bay đang bay về hướng đông là x (dặm/giờ) (x > 0).
Do đó vận tốc chiếc máy bay đang bay về hướng bắc là x + 50 (dặm/giờ).
Sau 3 giờ hai chiếc máy bay cách nhau 2 440 dặm nên ta có:
(3x)2 + [3(x + 50)]2 = 2 4402
18x2 + 900x – 22 500 = 5 953 600
18x2 + 900x – 5 931 100 = 0
9x2 + 450x – 2 965 550 = 0
Ta có: ∆ = 4502 – 4 . 9 . (–2 965 550) = 106 962 300 > 0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt:
(thỏa mãn điều kiện)
(không thỏa mãn điều kiện)
Do đó vận tốc của chiếc máy bay đang bay về hướng đông xấp xỉ bằng 549,57 dặm/giờ.
Vận tốc của chiếc máy bay đang bay về hướng bắc xấp xỉ bằng:
549,57 + 50 = 599,57 (dặm/giờ).
Vậy vận tốc của chiếc máy bay đang bay về hướng đông xấp xỉ bằng 549,57 dặm/giờ và vận tốc của chiếc máy bay đang bay về hướng bắc xấp xỉ bằng 599,57 dặm/giờ.
Câu 4
Một phòng họp lúc đầu có một số dãy ghế với tổng cộng 40 chỗ ngồi. Do phải sắp xếp 55 chỗ ngồi cho một cuộc họp nên người ta kê thêm một dãy ghế và mỗi dãy ghế xếp thêm một chỗ ngồi. Hỏi lúc đầu có mấy dãy ghế trong phòng họp đó?
Một phòng họp lúc đầu có một số dãy ghế với tổng cộng 40 chỗ ngồi. Do phải sắp xếp 55 chỗ ngồi cho một cuộc họp nên người ta kê thêm một dãy ghế và mỗi dãy ghế xếp thêm một chỗ ngồi. Hỏi lúc đầu có mấy dãy ghế trong phòng họp đó?
Lời giải
Gọi số dãy ghế trong phòng họp lúc đầu là x (dãy) ().
Số chỗ ngồi ở mỗi dãy ghế lúc đầu là (chỗ).
Số chỗ ngồi ở mỗi dãy ghế sau khi xếp thêm là (chỗ).
Mỗi dãy ghế tăng thêm 1 chỗ ngồi nên ta có phương trình:
55x – 40(x + 1) = x(x + 1)
15x – 40 = x2 + x
x2 – 14x + 40 = 0
Ta có ∆ = (–14)2 – 4 . 1 . 40 = 36 > 0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt:
(thỏa mãn);
(thỏa mãn).
Vậy có 2 trường hợp cho phòng họp lúc đầu là có 4 dãy ghế, mỗi dãy có 10 chỗ ngồi và có 10 dãy ghế, mỗi dãy có 4 chỗ ngồi.
Câu 5
Hai anh em Hùng và Nam được mẹ giao nhiệm vụ dọn nhà. Nếu cả hai anh em cùng làm thì mất giờ để dọn xong nhà. Nếu làm một mình thì tổng 5 cộng thời gian của cả hai anh em để dọn xong là 10 giờ. Hỏi mỗi người cần bao nhiêu thời gian để dọn xong nhà khi làm một mình? (Biết rằng Hùng làm nhanh hơn Nam).
Hai anh em Hùng và Nam được mẹ giao nhiệm vụ dọn nhà. Nếu cả hai anh em cùng làm thì mất giờ để dọn xong nhà. Nếu làm một mình thì tổng 5 cộng thời gian của cả hai anh em để dọn xong là 10 giờ. Hỏi mỗi người cần bao nhiêu thời gian để dọn xong nhà khi làm một mình? (Biết rằng Hùng làm nhanh hơn Nam).
Lời giải


Câu 6
Một cái hộp không có nắp được làm từ mảnh bìa hình chữ nhật có kích thước 30 cm × 40 cm bằng cách cắt ở bốn góc của mảnh bìa bốn hình vuông bằng nhau. Diện tích phần đáy hộp là 336 cm2. Tính độ dài mỗi cạnh hình vuông cắt ra ở bốn góc.
Lời giải
Gọi độ dài cạnh hình vuông là x (cm) (0 < x < 15).
Sau khi cắt thì chiều rộng của hình chữ nhật là 30 – 2x (cm).
Sau khi cắt thì chiều dài của hình chữ nhật là 40 – 2x (cm).
Diện tích phần đáy hộp là (30 – 2x)(40 – 2x) (cm2).
Mà diện tích phần đáy hộp là 336 cm2 nên ta có:
(30 – 2x)(40 – 2x) = 336
1200 –140x + 4x2 = 336
4x2 – 140x + 864 = 0
x2 – 35x + 216 = 0
Ta có: ∆ = (–35)2 – 4 . 1 . 216 = 361 > 0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt:
(không thỏa mãn điều kiện);
(thỏa mãn điều kiện).
Vậy cạnh của 4 hình vuông cắt ra là 8 cm.
Câu 7
Một người đi xe máy từ tỉnh A đến tỉnh B. Sau đó 16 phút có một ô tô đi từ B về A với vận tốc lớn hơn vận tốc của xe máy là 15 km/h. Xe máy gặp ô tô ở một địa điểm cách B 24 km. Tính vận tốc của ô tô, biết rằng quãng đường AB dài 54 km.
Lời giải
Đổi 16 phút = giờ.
Gọi vận tốc của xe máy đi từ A đến B là x (km/h) (x > 0).
Vận tốc của ô tô đi từ B về A là x + 15 (km/h).
Hai xe gặp nhau ở địa điểm cách B 24 km nên ô tô đã đi được 24 km.
Quãng đường xe máy đã đi được là: 54 – 24 = 30 (km)
Thời gian ô tô đã đi là giờ.
Thời gian xe máy đã đi là giờ.
Xe máy đi nhiều hơn ô tô 16 phút ( giờ) nên ta có phương trình:
15(6x + 450) = 4x(x + 15)
90x + 6 750 = 4x2 + 60x
4x2 – 30x – 6 750 = 0
2x2 – 15x – 3 375 = 0
Ta có: ∆ = (–15)2 – 4 . 2 . (–3 375) = 27 225 > 0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt:
(thỏa mãn điều kiện);
(không thỏa mãn điều kiện)
Vậy vận tốc của xe máy là 45 km/h và vận tốc của ô tô là 45 + 15 = 60 (km/h).
Câu 8
Khi pha 8 gam chất lỏng thứ nhất với 6 gam chất lỏng thứ hai thì được một dung dịch có khối lượng riêng là 0,7 g/cm. Biết rằng chất lỏng thứ nhất có khối lượng riêng nặng hơn 0,2 g/cm so với khối lượng riêng của chất lỏng thứ hai. Hãy tính khối lượng riêng của mỗi chất lỏng ban đầu.
Khi pha 8 gam chất lỏng thứ nhất với 6 gam chất lỏng thứ hai thì được một dung dịch có khối lượng riêng là 0,7 g/cm. Biết rằng chất lỏng thứ nhất có khối lượng riêng nặng hơn 0,2 g/cm so với khối lượng riêng của chất lỏng thứ hai. Hãy tính khối lượng riêng của mỗi chất lỏng ban đầu.
Lời giải
Gọi khối lượng riêng của chất lỏng thứ hai là x (g/cm3) (x > 0).
Khối lượng riêng của chất lỏng thứ nhất là x + 0,2 (g/cm3).
Thể tích của chất lỏng thứ nhất là (cm3).
Thể tích của chất lỏng thứ hai là (cm3).
Thể tích của hỗn hợp là: 14 : 0,7 = 20 (cm3)
Do đó ta có phương trình:
14x + 1,2 = 20x(x + 0,2)
14x + 1,2 = 20x2 + 4x
20x2 – 10x – 1,2 = 0
Ta có ∆ = (–10)2 – 4 . 20 . (–1,2) = 196 > 0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt:
(thỏa mãn điều kiện);
(không thỏa mãn điều kiện).
Vậy khối lượng riêng của chất lỏng thứ hai là 0,6 g/cm3 và khối lượng riêng của chất lỏng thứ nhất là 0,6 + 0,2 = 0,8 (g/cm3).
30 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%