Giải VTH Toán 9 KNTT Bài 12. Một số hệ thức giữa cạnh, góc trong tam giác vuông và ứng dụng có đáp án
23 người thi tuần này 4.6 228 lượt thi 13 câu hỏi
🔥 Đề thi HOT:
Dạng 5: Bài toán về lãi suất ngân hàng có đáp án
Bộ 10 đề thi cuối kì 1 Toán 9 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 01
Dạng 2: Kỹ thuật chọn điểm rơi trong bài toán cực trị xảy ra ở biên có đáp án
Đề thi minh họa TS vào 10 năm học 2025 - 2026_Môn Toán_Tỉnh Đắk Lắk
Bộ 10 đề thi cuối kì 2 Toán 9 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề số 1)
Dạng 6: Bài toán về tăng giá, giảm giá và tăng, giảm dân số có đáp án
123 bài tập Nón trụ cầu và hình khối có lời giải
Nội dung liên quan:
Danh sách câu hỏi:
Câu 1
Chọn phương án đúng.
Cho tam giác PQR như Hình 4.12. Khi đó ta có:
A. \[PQ = PR.\sin P.\]
B. \(PQ = PR.\cos R.\)
C. \(QR = PR.\cos P.\)
D. \(QR = PR.\cos R.\)
Chọn phương án đúng.
Cho tam giác PQR như Hình 4.12. Khi đó ta có:
![Chọn phương án đúng. Cho tam giác PQR như Hình 4.12. Khi đó ta có: A. \[PQ = PR.\sin P.\] B. \(PQ = PR.\cos R.\) C. \(QR = PR.\cos P.\) D. \(QR = PR.\cos R.\) (ảnh 1)](https://video.vietjack.com/upload2/quiz_source1/2024/09/blobid1-1726368799.png)
A. \[PQ = PR.\sin P.\]
B. \(PQ = PR.\cos R.\)
C. \(QR = PR.\cos P.\)
D. \(QR = PR.\cos R.\)
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Xét tam giác PQR vuông tại Q, ta có:
\(PQ = PR.\sin R = PR.\cos P,\) \(QR = PR.\sin P = PR.\cos R.\)
Câu 2
Chọn phương án đúng.
Cho tam giác PQR như HÌnh 4.12. Khi đó
A. \(PQ = QR.\tan P.\)
B. \(PQ = QR.\cot R.\)
C. \(QR = PQ.\tan P.\)
D. \(QR = PQ.\cot P.\)
Chọn phương án đúng.
Cho tam giác PQR như HÌnh 4.12. Khi đó

A. \(PQ = QR.\tan P.\)
B. \(PQ = QR.\cot R.\)
C. \(QR = PQ.\tan P.\)
D. \(QR = PQ.\cot P.\)
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Xét tam giác PQR vuông tại Q, ta có:
\(QR = PQ.\tan P = PQ.\cot R,\) \(PQ = QR.\tan R = QR.\cot P.\)
Câu 3
Chọn phương án đúng.
Cho tam giác vuông MNP như Hình 4.13. Khi đó
A. \(MN = \frac{5}{2}.\)
B. \(MN = \frac{{5\sqrt 3 }}{3}.\)
C. \(MN = 5\sqrt 3 .\)
D. \(MN = \frac{{5\sqrt 3 }}{2}.\)
Chọn phương án đúng.
Cho tam giác vuông MNP như Hình 4.13. Khi đó

A. \(MN = \frac{5}{2}.\)
B. \(MN = \frac{{5\sqrt 3 }}{3}.\)
C. \(MN = 5\sqrt 3 .\)
D. \(MN = \frac{{5\sqrt 3 }}{2}.\)
Lời giải
Đáp án đúng là: D
Xét tam giác MNP vuông tại N, ta có:
\(MN = MP.\cos M = 5.\cos 30^\circ = 5.\frac{{\sqrt 3 }}{2} = \frac{{5\sqrt 3 }}{2}.\)
Vậy \(MN = \frac{{5\sqrt 3 }}{2}.\)
Câu 4
Chọn phương án đúng.
Cho tam giác vuông MNP như Hình 4.14. Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau?
A. \(MN = \frac{5}{2}.\)
B. \(MN = \frac{{5\sqrt 3 }}{3}.\)
C. \(MN = 5\sqrt 3 .\)
D. \(MN = \frac{{5\sqrt 3 }}{2}.\)
Chọn phương án đúng.
Cho tam giác vuông MNP như Hình 4.14. Tìm khẳng định sai trong các khẳng định sau?

A. \(MN = \frac{5}{2}.\)
B. \(MN = \frac{{5\sqrt 3 }}{3}.\)
C. \(MN = 5\sqrt 3 .\)
D. \(MN = \frac{{5\sqrt 3 }}{2}.\)
Lời giải
Đáp án đúng là: C
Xét tam giác MNP vuông tại N, ta có: \(\widehat P = 60^\circ \) suy ra \(\widehat M = 90^\circ - \widehat P = 90^\circ - 60^\circ = 30^\circ .\)
• \(MN = MP.\cos M = MP.\sin P\).
Suy ra \(MN = 17.\sin 60^\circ = \frac{{17\sqrt 3 }}{2};\)
• \(NP = MN.\tan M = MN.\cot P\).
Suy ra \(NP = MN.\cot 60^\circ = \frac{{17\sqrt 3 }}{2}.\frac{{\sqrt 3 }}{3} = \frac{{17}}{2} = 8,5\) hay \(NP = MN.\tan 30^\circ .\)
Vậy khẳng định C là khẳng định sai.
Câu 5
Giải tam giác ABC vuông tại A có BC = a, AC = b, AB = c, trong các trường hợp (góc làm tròn đến độ, cạnh làm tròn đến chữ số hàng đơn vị):
a) a = 21, b = 18;
b) b = 10, \(\widehat C = 30^\circ ;\)
c) c = 5, b = 3.
Giải tam giác ABC vuông tại A có BC = a, AC = b, AB = c, trong các trường hợp (góc làm tròn đến độ, cạnh làm tròn đến chữ số hàng đơn vị):
a) a = 21, b = 18;
b) b = 10, \(\widehat C = 30^\circ ;\)
c) c = 5, b = 3.
Lời giải
a)

Theo định lí Pythagore, ta có \({c^2} = {21^2} - {18^2} = 117\) suy ra \(c = \sqrt {117} = 3\sqrt {13} \approx 11.\)
Ta có \(\sin B = \frac{{AC}}{{BC}} = \frac{{18}}{{21}} = \frac{6}{7}\) nên dùng MTCT ta có \(\widehat B \approx 59^\circ .\)
Do đó \(\widehat C = 90^\circ - \widehat B \approx 90^\circ - 59^\circ \approx 31^\circ .\)
b)

Ta có \(\widehat B = 90^\circ - \widehat C = 90^\circ - 30^\circ = 0^\circ ,\) \[\cos C = \cos 30^\circ = \frac{{AC}}{{BC}} = \frac{b}{a} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\] nên
\(a = \frac{{2b}}{{\sqrt 3 }} = \frac{{2.10}}{{\sqrt 3 }} = \frac{{20\sqrt 3 }}{3} \approx 11,\) \(c = b.\tan C = 10.\tan 30^\circ = \frac{{10\sqrt 3 }}{3} \approx 6.\)
c)

Ta có a2 = b2 + c2 = 32 + 52 = 34 nên \(a = \sqrt {34} \approx 6,\)
\(\tan B = \frac{b}{c} = \frac{3}{5},\) dùng MTCT tính được \(\widehat B \approx 31^\circ .\)
Do đó \(\widehat C = 90^\circ - \widehat B \approx 90^\circ - 31^\circ \approx 59^\circ .\)
Lời giải
Kí hiệu các điểm như trong Hình 4.15b.
Tam giác ABH vuông tại H, ta có:
\(\cos \alpha = \frac{{AH}}{{AB}} = \frac{4}{5}\) nên \(\alpha \approx 36^\circ .\)

Câu 7
Tìm góc nghiêng α và chiều rộng AB của mái nhà kho trong Hình 4.16 (góc làm tròn đến độ, độ dài làm tròn đến dm).
Tìm góc nghiêng α và chiều rộng AB của mái nhà kho trong Hình 4.16 (góc làm tròn đến độ, độ dài làm tròn đến dm).

Lời giải
Ta có \(\tan \alpha = \frac{{0,9}}{{15}} = 0,06.\)
Từ đó dùng MTCT suy ra \(\alpha \approx 3^\circ .\)
Khi đó \(\sin 3^\circ = \frac{{0,9}}{{AB}},\) suy ra \(AB = \frac{{0,9}}{{\sin 3^\circ }} \approx 17,2\) (m) = 172 (dm).
Lời giải
(H.4.17)

Hình thoi ABCD có \(AC = 2\sqrt 3 ,\) BD = 2.
Ta có \(AO = \frac{1}{2}AC = \frac{1}{2}.2\sqrt 3 = \sqrt 3 ,\) \(BO = \frac{1}{2}BD = \frac{1}{2}.2 = 1.\)
Dễ thấy tam giác ABO vuông tại O.
Trong tam giác vuông ABO có \(\tan \widehat {BAO} = \frac{{BO}}{{AO}} = \frac{2}{{2\sqrt 3 }} = \frac{1}{{\sqrt 3 }},\) suy ra \(\widehat {BAO} = 30^\circ ,\) do đó \(\widehat {BAD} = 2.\widehat {BAO} = 2.30^\circ = 60^\circ .\)
Do ABCD là hình thoi nên \(\widehat {ABC} = 180^\circ - \widehat {BAD} = 180^\circ - 60^\circ = 120^\circ .\)
Vậy hình thoi ABCD có một góc bằng 60° và góc kia bằng 120°.
Câu 9
Cho hình thang ABCD (AD // BC) có AD = 16 cm, BC = 4 cm và \(\widehat A = \widehat B = \widehat {ACD} = 90^\circ .\)
a) Kẻ đường cao CE của tam giác ACD. Chứng minh \(\widehat {ADC} = \widehat {ACE}.\) Tính sin của các góc \(\widehat {ADC},\) \(\widehat {ACE}\) và suy ra AC2 = AD.AE. Từ đó tính AC.
b) Tính góc D của hình thang.
Cho hình thang ABCD (AD // BC) có AD = 16 cm, BC = 4 cm và \(\widehat A = \widehat B = \widehat {ACD} = 90^\circ .\)
a) Kẻ đường cao CE của tam giác ACD. Chứng minh \(\widehat {ADC} = \widehat {ACE}.\) Tính sin của các góc \(\widehat {ADC},\) \(\widehat {ACE}\) và suy ra AC2 = AD.AE. Từ đó tính AC.
b) Tính góc D của hình thang.
Lời giải
(H.4.18)

a) Ta có
\[\widehat {ADC} + \widehat {CAD} = 90^\circ ,\] \(\widehat {ACE} + \widehat {CAD} = 90^\circ ,\) suy ra \(\widehat {ADC} = \widehat {ACE}.\)
Trong tam giác ACD, ta có \(\sin \widehat {ADC} = \frac{{AC}}{{AD}}.\)
Trong tam giác ACE, ta có \(\sin \widehat {ACE} = \frac{{AE}}{{AC}}.\)
Suy ra \(\frac{{AC}}{{AD}} = \frac{{AE}}{{AC}},\) suy ra AC2 = AD.AE = 16.4 = 64, từ đó AC = 8 cm.
b) Trong tam giác ACD, ta có \(\sin D = \frac{{AC}}{{AD}} = \frac{8}{{16}} = \frac{1}{2}\) nên \(\widehat D = 30^\circ .\)
Câu 10
Một người đứng tại điểm A, cách gương phẳng đặt nằm trên mặt đất tại điểm B là 1,2 m, nhìn thấy hình phản chiếu qua gương B của ngọn cây (cây mọc thẳng đứng, có gốc ở tại điểm C cách B là 4,8 m, B nằm giữa A và C). Biết khoảng cách từ mặt đất đến mắt người đó là 1,65 m. Tính chiều cao của cây (H.4.19a).
Một người đứng tại điểm A, cách gương phẳng đặt nằm trên mặt đất tại điểm B là 1,2 m, nhìn thấy hình phản chiếu qua gương B của ngọn cây (cây mọc thẳng đứng, có gốc ở tại điểm C cách B là 4,8 m, B nằm giữa A và C). Biết khoảng cách từ mặt đất đến mắt người đó là 1,65 m. Tính chiều cao của cây (H.4.19a).

Lời giải
Gọi A' là điểm tại mặt người đứng, C' là đỉnh ngọn cây (H.4.19b) thì theo quang học, ta có \(\widehat {ABA'} = \widehat {CBC'}.\)

Trong tam giác ABA', ta có \(\tan \widehat {ABA'} = \frac{{AA'}}{{AB}} = \frac{{1,65}}{{1,2}} = \frac{{11}}{8}.\)
Trong tam giác CBC', ta có \(\tan \widehat {CBC'} = \frac{{CC'}}{{BC}}.\)
Vì \(\widehat {ABA'} = \widehat {CBC'}\) nên \(\tan \widehat {ABA'} = \tan \widehat {CBC'}\) hay \(\frac{{CC'}}{{BC}} = \frac{{11}}{8},\)
suy ra \(CC' = \frac{{11.4,8}}{8} = \frac{{33}}{5} = 6,6\) (m).
Vậy chiều cao của cây là 6,6 m.
Câu 11
Để đo chiều rộng của một khúc sông, có hai người đã làm như sau: Hai người đứng ở hai vị trí A, B trên hai bờ sông, nhìn thấy đỉnh một tòa tháp phía xa dưới góc 40° và góc 55° (H.4.20). Biết tòa tháp cao 300 m, từ đó tính được khoảng cách AB. Em hãy cho biết, họ tính AB bằng bao nhiêu mét.
Để đo chiều rộng của một khúc sông, có hai người đã làm như sau: Hai người đứng ở hai vị trí A, B trên hai bờ sông, nhìn thấy đỉnh một tòa tháp phía xa dưới góc 40° và góc 55° (H.4.20). Biết tòa tháp cao 300 m, từ đó tính được khoảng cách AB. Em hãy cho biết, họ tính AB bằng bao nhiêu mét.

Lời giải
Dễ thấy tam giác AHO vuông tại H.
Trong tam giác vuông AHO có
\(AH = OH.\cot A = 300.\cot 40^\circ \approx 357,5\) (m).
Trong tam giác vuông BHO có
\(BH = OH.\cot B = 300.\cot 55^\circ \approx 210,1\) (m).
Ta có AB = AH – BH = 357,5 – 210,1 = 147,4 (m).
Vậy AB = 147,4 m.
Câu 12
Một người đứng cách gốc cây 20 m nhìn thấy ngọn cây với góc 36° so với phương nằm ngang. Biết mắt người ấy cách mặt đất 1,7 m và cây mọc thẳng đứng (H.4.21a). Tính chiều cao của cây (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
Một người đứng cách gốc cây 20 m nhìn thấy ngọn cây với góc 36° so với phương nằm ngang. Biết mắt người ấy cách mặt đất 1,7 m và cây mọc thẳng đứng (H.4.21a). Tính chiều cao của cây (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).

Lời giải
(H.4.21b)
Gọi điểm mắt người nhìn là A, ngọn cây là O, gốc cây là H, giao điểm của đường thẳng qua A song song với mặt đất là B. Ta cần tính đoạn OH.

Ta có AB = 20 m và tam giác ABO vuông tại B.
Trong tam giác vuông ABO có
\(OB = AB.\tan A = 20.\tan 36^\circ \approx 14,5\) (m).
Ta có OH = OB + BH = 14,5 + 1,7 = 16,2 (m).
Vậy cây cao 16,2 m.
Câu 13
Cho tam giác ABC vuông tại A, BC = 10, AB = 6.
a) Giải tam giác ABC.
b) Từ B kẻ đường thẳng vuông góc với BC, cắt AC tại D. Tính BD, CD, AD và góc \(\widehat {ABD}.\) (Góc làm tròn đến độ, cạnh làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
Cho tam giác ABC vuông tại A, BC = 10, AB = 6.
a) Giải tam giác ABC.
b) Từ B kẻ đường thẳng vuông góc với BC, cắt AC tại D. Tính BD, CD, AD và góc \(\widehat {ABD}.\) (Góc làm tròn đến độ, cạnh làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
Lời giải
(H.4.22)

a) Tam giác ABC vuông tại A, theo định lí Pythagore, ta có
AC2 + AB2 = BC2;
AC2 = BC2 – AB2 = 102 – 62 = 64.
Nên \(AC = \sqrt {64} = 8.\)
\(\sin C = \frac{{AB}}{{BC}} = \frac{6}{{10}}\) nên \(\widehat C \approx 37^\circ .\)
Do đó \(\widehat B = 90^\circ - \widehat C = 90^\circ - 37^\circ = 53^\circ .\)
b) Tam giác BCD vuông tại B, ta có
\(\tan C = \frac{{BD}}{{BC}}\) nên \(BD = BC.\tan C = 10.\tan 37^\circ = 10.\frac{3}{4} = 7,5.\)
\(C{D^2} = B{C^2} + B{D^2} = {10^2} + {7,5^2} = 156,25.\)
Do đó \(CD = \sqrt {156,25} = 12,5.\)
Từ đó AD = CD – AC = 12,5 – 8 = 4,5.
Tam giác ABD vuông tại A, ta có
\(\sin \widehat {ABD} = \frac{{AD}}{{BD}} = \frac{{4,5}}{{7,5}} = \frac{3}{5},\) do đó \(\widehat {ABD} \approx 37^\circ .\)
46 Đánh giá
50%
40%
0%
0%
0%