Câu hỏi:

25/10/2024 890

Hình chữ nhật vàng là hình chữ nhật có thể chia thành một hình vuông và hình chữ nhật thứ hai có các kích thước tỉ lệ với các kích thước tương ứng của hình chữ nhật ban đầu (với cùng hệ số tỉ lệ). Tỉ số x giữa chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật vàng được gọi là tỉ lệ vàng.

a) Tìm tỉ số giữa chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật ABCD và hình chữ nhật EBCF.

b) Tìm giá trị chính xác của tỉ lệ vàng bằng cách đặt hai tỉ số ở câu a bằng nhau rồi tìm x.

Hình chữ nhật vàng là hình chữ nhật có thể chia thành một hình vuông và (ảnh 1)

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

a) Theo hình vẽ, ta thấy tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật ABCD là:

CDAD=x1=x.

Tỉ lệ giữa chiều dài và chiều rộng hình chữ nhật EBCF là:

BCCF=ADCF=1x1.

b) Theo đề bài, ta có: x=1x1

x(x – 1) = 1

x2 – x = 1

x2 – x – 1 = 0

Ta có: ∆ = (–1)2 – 4 . 1 . (–1) = 5 > 0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt:

x1=1+52.1=1+52>0 (thỏa mãn);

x2=152.1=152<0 (không thỏa mãn).

Vậy tỉ lệ vàng là 1+52.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Đổi 16 phút = 415 giờ.

Gọi vận tốc của xe máy đi từ A đến B là x (km/h) (x > 0).

Vận tốc của ô tô đi từ B về A là x + 15 (km/h).

Hai xe gặp nhau ở địa điểm cách B 24 km nên ô tô đã đi được 24 km.

Quãng đường xe máy đã đi được là: 54 – 24 = 30 (km)

Thời gian ô tô đã đi là 24x+15 giờ.

Thời gian xe máy đã đi là 30x giờ.

Xe máy đi nhiều hơn ô tô 16 phút (415 giờ) nên ta có phương trình:

30x24x+15=415

30x+1524xxx+15=415

6x+450xx+15=415

15(6x + 450) = 4x(x + 15)

90x + 6 750 = 4x2 + 60x

4x2 – 30x – 6 750 = 0

2x2 – 15x – 3 375 = 0

Ta có: ∆ = (–15)2 – 4 . 2 . (–3 375) = 27 225 > 0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt:

x1=15+272252.2=45>0 (thỏa mãn điều kiện);

x2=15272252.2=37,5<0 (không thỏa mãn điều kiện)

Vậy vận tốc của xe máy là 45 km/h và vận tốc của ô tô là 45 + 15 = 60 (km/h).

Lời giải

Diện tích ban đầu của bức ảnh là: 8 . 12 = 96 (cm2)

Gọi độ dài đoạn tăng thêm của mỗi chiều là x (cm) (x > 0).

Diện tích bức ảnh sau khi phóng to là:

(8 + h)(12 + h) = h2 + 20h + 96 (cm2)

Diện tích của bức ảnh sau khi phóng to gấp đôi diện tích bức ảnh ban đầu nên ta có:

h2 + 20h + 96 = 2 . 96

h2 + 20h – 96 = 0

Ta có ∆ = 202 – 4 . 1 . (–96) = 784 > 0 nên phương trình có hai nghiệm phân biệt:

x1=20+7842.1=4>0 (thỏa mãn điều kiện);

x2=207842.1=24<0 (không thỏa mãn điều kiện).

Do đó người ta đã tăng mỗi chiều của bức ảnh thêm 4 cm.

Chiều dài bức ảnh mới là: 12 + 4 = 16 (cm)

Chiều rộng bức ảnh mới là: 8 + 4 = 12 (cm)

Vậy chiều dài và chiều rộng bức ảnh mới lần lượt là 16 cm và 12 cm.