Câu hỏi:

11/07/2024 8,587

Có 5 bông hoa màu trắng, 5 bông hoa màu vàng và 6 bông hoa màu đỏ. Người ta chọn ra 4 bông hoa từ các bông hoa trên. Tính xác suất của biến cố “Bốn bông hoa chọn ra có cả ba màu”.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Hướng dẫn giải

Tổng số bông hoa là: 5 + 5 + 6 = 16 (bông).

Mỗi lần chọn 4 bông hoa từ 16 bông hoa cho ta một tổ hợp chập 4 của 16 phần tử. Do đó, không gian mẫu Ω gồm các tổ hợp chập 4 của 16 phần tử và

\(n\left( \Omega \right) = C_{16}^4 = \frac{{16!}}{{12!\,\,.\,\,4!}} = \frac{{16.15.14.13}}{{4.3.2.1}} = 1820\).

Xét biến cố H: “Bốn bông hoa chọn ra có cả ba màu”.

Việc chọn 4 bông hoa có cả ba màu là thực hiện một trong ba khả năng sau:

- Chọn ra 1 bông hoa màu trắng, 1 bông hoa màu vàng và 2 bông hoa màu đỏ;

- Chọn ra 1 bông hoa màu trắng, 2 bông hoa màu vàng và 1 bông hoa màu đỏ;

- Chọn ra 2 bông hoa màu trắng, 1 bông hoa màu vàng và 1 bông hoa màu đỏ;

• Xét khả năng thứ nhất: Chọn ra 1 bông hoa màu trắng, 1 bông hoa màu vàng và 2 bông hoa màu đỏ.

Có 5 cách chọn 1 bông hoa màu trắng.

Có 5 cách chọn 1 bông hoa màu vàng.

\(C_6^2\) cách chọn 2 bông hoa màu đỏ.

Theo quy tắc nhân, số cách chọn ra 1 bông hoa màu trắng, 1 bông hoa màu vàng và 2 bông hoa màu đỏ là 5 . 5 . \(C_6^2\) = 375.

• Xét khả năng thứ hai: Chọn ra 1 bông hoa màu trắng, 2 bông hoa màu vàng và 1 bông hoa màu đỏ.

Có 5 cách chọn 1 bông hoa màu trắng.

\(C_5^2\) cách chọn 2 bông hoa màu vàng.

Có 6 cách chọn 1 bông hoa màu đỏ.

Theo quy tắc nhân, số cách chọn ra 1 bông hoa màu trắng, 2 bông hoa màu vàng và 1 bông hoa màu đỏ là 5 . \(C_5^2\) . 6 = 300.

• Xét khả năng thứ ba: Chọn ra 2 bông hoa màu trắng, 1 bông hoa màu vàng và 1 bông hoa màu đỏ.

\(C_5^2\) cách chọn 2 bông hoa màu trắng.

Có 5 cách chọn 1 bông hoa màu vàng.

Có 6 cách chọn 1 bông hoa màu đỏ.

Theo quy tắc nhân, số cách chọn ra 2 bông hoa màu trắng, 1 bông hoa màu vàng và 1 bông hoa màu đỏ là \(C_5^2\) . 5 . 6 = 300.

Theo quy tắc cộng, số cách chọn 4 bông hoa đủ cả ba màu là: 375 + 300 + 300 = 975.

Vì thế, n(H) = 975.  

Vậy xác suất của biến cố H: “Bốn bông hoa chọn ra có cả ba màu” là 

\(P\left( H \right) = \frac{{n\left( H \right)}}{{n\left( \Omega \right)}} = \frac{{975}}{{1820}} = \frac{{15}}{{28}}\).

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Tính xác suất của biến cố “Tích các số trên hai thẻ là số lẻ”. 

Xem đáp án » 13/07/2024 3,462

Câu 2:

10 bông hoa màu trắng, 10 bông hoa màu vàng và 10 bông hoa màu đỏ. Người ta chọn ra 4 bông hoa từ các bông hoa trên. Tính xác suất của biến cố “Bốn bông hoa chọn ra có cả ba màu”.

Xem đáp án » 11/07/2024 2,901

Câu 3:

Hai bạn nữ Hoa, Thảo và hai bạn nam Dũng, Huy được xếp ngồi ngẫu nhiên vào bốn ghế đặt theo hàng dọc. Tính xác suất của mỗi biến cố:

“Bạn Thảo ngồi ghế đầu tiên”;

Xem đáp án » 04/07/2022 2,228

Câu 4:

Xét phép thử “Tung một đồng xu hai lần liên tiếp”. Tính xác suất của biến cố A: “Mặt xuất hiện của đồng xu ở cả hai lần tung là giống nhau”.

Xem đáp án » 04/07/2022 1,358

Câu 5:

Một hộp có 4 tấm bìa cùng loại, mỗi tấm bìa được ghi một trong các số 1, 2, 3, 4; hai tấm bìa khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên đồng thời 3 tấm bìa từ trong hộp.

Tính số phần tử của không gian mẫu.

Xem đáp án » 04/07/2022 1,346

Câu 6:

Xét phép thử “Gieo một xúc xắc hai lần liên tiếp”.

Sự kiện “Số chấm trong lần gieo thứ hai là 6” tương ứng với biến cố nào của phép thử trên?

Xem đáp án » 04/07/2022 1,021

Bình luận


Bình luận