10 câu trắc nghiệm Đi hội chùa Hương Kết nối tri thức có đáp án

53 người thi tuần này 4.6 165 lượt thi 10 câu hỏi 60 phút

🔥 Đề thi HOT:

7269 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 4 Giữa học kì 2 có đáp án (Đề 1)

46.2 K lượt thi 13 câu hỏi
4611 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 5)

27.2 K lượt thi 9 câu hỏi
2618 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 3)

25.2 K lượt thi 9 câu hỏi
2138 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 8)

24.7 K lượt thi 9 câu hỏi
1401 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 10)

24 K lượt thi 9 câu hỏi
1301 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 4)

23.9 K lượt thi 9 câu hỏi
1061 người thi tuần này

Đề thi Tiếng Việt 4 Cuối học kì 2 có đáp án (Đề 9)

22.1 K lượt thi 13 câu hỏi
882 người thi tuần này

Đề kiểm tra cuối kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 2)

23.5 K lượt thi 9 câu hỏi

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 1

Bài thơ nói đến ngôi chùa nào?

Lời giải

A. Chùa Hương.

Hướng dẫn giải:

Tiêu đề bài thơ là “Đi hội chùa Hương”.

Câu 2

"Nườm nượp" nghĩa là gì?

Lời giải

A. Đông, kéo dài như vô tận.

Hướng dẫn giải:

Chú ý phần chú thích từ ngữ trong sách giáo khoa:

Nườm nượp: đông, kéo dài như vô tận.

Câu 3

"Bổi hổi" có nghĩa là gì?

Lời giải

A. Xao xuyến trong lòng.

Hướng dẫn giải:

Chú ý phần chú thích từ ngữ trong sách giáo khoa:

Bổi hổi: xao xuyến trong lòng.

Câu 4

Chọn từ ngữ thích hợp để hoàn thành khổ thơ sau.

Nườm nượp người, xe đi

Mùa xuân về ……………….

Rừng mơ thay ……………….

………………. hoa đón mời.

Lời giải

Đáp án:

Nườm nượp người, xe đi

Mùa xuân về trẩy hội.

Rừng mơ thay áo mới

Xúng xính hoa đón mời.

Hướng dẫn giải:

Chú ý vào khổ thơ đầu của bài thơ và điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Nườm nượp người, xe đi

Mùa xuân về trẩy hội.

Rừng mơ thay áo mới

Xúng xính hoa đón mời.

Câu 5

Chọn từ ngữ thích hợp để hoàn thành khổ thơ sau.

Nơi núi cũ ………………

Bỗng thành nơi ………………

Một câu chào ………………

Hoá ra người cùng quê.

Lời giải

Đáp án:

Nơi núi cũ xa vời

Bỗng thành nơi gặp gỡ.

Một câu chào cởi mở

Hoá ra người cùng quê.

Hướng dẫn giải:

Chú ý vào khổ thơ thứ 2 của bài thơ và điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Nơi núi cũ xa vời

Bỗng thành nơi gặp gỡ.

Một câu chào cởi mở

Hoá ra người cùng quê.

Câu 6

Chọn từ ngữ thích hợp để hoàn thành khổ thơ sau.

Bước mỗi bước say mê

Như giữa trang ………………

Đất nước mình ………………

Nên ……………… cũng thơ.

Lời giải

Đáp án:

Bước mỗi bước say mê

Như giữa trang cổ tích.

Đất nước mình thanh lịch

Nên núi rừng cũng thơ.

Hướng dẫn giải:

Chú ý vào khổ thơ thứ 4 trong bài thơ và điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

Bước mỗi bước say mê

Như giữa trang cổ tích.

Đất nước mình thanh lịch

Nên núi rừng cũng thơ.

Câu 7

Bài thơ Đi hội chùa Hương được viết theo thể thơ nào?

Lời giải

B. Năm chữ.

Hướng dẫn giải:

Mỗi dòng thơ có năm chữ (năm tiếng) => Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ.

Câu 8

Dòng thơ Rừng mơ thay áo mới sử dụng biện pháp nhân hoá có tác dụng gì?

Lời giải

A. Giúp cho hình ảnh rừng mơ trở nên sinh động hơn, gần gũi với con người hơn.

Hướng dẫn giải:

"thay áo" vốn là hành động của con người, nay được gán cho vật ("rừng mơ").

Câu 9

Hai dòng thơ Bước mỗi bước say mê/ Như giữa trang cổ tích sử dụng biện pháp tu từ gì?

Lời giải

B. So sánh.

Hướng dẫn giải:

Tác giả so sánh mỗi bước đi say mê như đi giữa trang cổ tích. Biện pháp tu từ so sánh đã giúp diễn tả cảm giác diệu kì khi đến thăm chùa Hương.

Câu 10

Mọi người đi hội chùa Hương vào mùa nào?

Lời giải

A. Mùa xuân.

Hướng dẫn giải:

Chú ý khổ thơ đầu:

Nườm nượp người, xe đi

Mùa xuân về trẩy hội.

Rừng mơ thay áo mới

Xúng xính hoa đón mời.

4.6

33 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%