Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
8435 lượt thi 25 câu hỏi 25 phút
Câu 1:
Nguyên tử nguyên tố X có e cuối cùng điền vào phân lớp 3p1.Nguyên tử nguyên tố Y có e cuối cùng điền vào phân lớp 3p3.Số proton của X,Y lần lượt là :
A. 13 và 15.
B. 12 và 14.
C. 13 và 14.
D. 12 và 15
Câu 2:
Nguyên tử của nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số e ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử này là 3. Vậy số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là:
A. 1 & 2
B. 5 & 6
C. 7 & 8
D. 7 & 9
Câu 3:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron ở các phân lớp p là 11. Nguyên tố X thuộc loại nguyên tố
A. s.
B. p.
C. d.
D. f.
Câu 4:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron ở phân lớp d là 6. Nguyên tố X thuộc loại nguyên tố
Câu 5:
Trong ion ClO4- có tổng số hạt mang điện tích âm là:
A. 50
B. 52
C. 51
D. 49
Câu 6:
Nguyên tử R mất đi 1 electron tạo ra cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron và số hiệu nguyên tử của R lần lượt là
A. 1s22s22p5 và 9.
B. 1s22s22p63s1 và 10.
C. 1s22s22p6 và 10.
D. 1s22s22p63s1 và 11.
Câu 7:
Nguyên tử của nguyên tố A có phân lớp ngoài cùng là 3p. Tổng electron ở các phân lớp p là 9. Nguyên tố A là:
A. S(Z=16)
B. Si(Z=12)
C. P(Z=15)
D. Cl(Z=17)
Câu 8:
Cho 3 ion : Na+, Mg2+, F-. Câu nào sau đây sai ?
A. 3 ion trên có cấu hình electron giống nhau.
B. 3 ion trên có tổng số hạt nơtron khác nhau.
C. 3 ion trên có tổng số hạt electron bằng nhau.
D. 3 ion trên có tổng số hạt proton bằng nhau.
Câu 9:
Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X được phân bố như sau :
Số hiệu nguyên tử và kí hiệu của nguyên tố X là
A. 5, B.
B. 7, N.
C. 9, F.
D. 17, Cl.
Câu 10:
Nguyên tử X có 19 electron. Ở trạng thái cơ bản X có số obitan chứa e là :
A. 8
B. 9
C. 11
D. 10
Câu 11:
Chọn mệnh đề sai :
A. Trong cùng một phân lớp, các electron phân bố trên các obitan sao cho các electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay khác nhau.
B. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron có spin ngược chiều nhau.
C. Mỗi obitan nguyên tử chứa tối đa 2 electron có spin cùng chiều.
D. Obitan nguyên tử là vùng không gian bao quanh hạt nhân, nơi đó xác suất tìm thấy electron là lớn nhất.
Câu 12:
Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt cơ bản là 52, trong đó số hạt không mang điện lớn gấp 1,059 lần số hạt mang điện tích dương. Kết luận nào dưới đây là không đúng với Y ?
A. Y là nguyên tử phi kim
B. điện tích hạt nhân của Y là 17+.
C. ở trạng thái cơ bản Y có 5 electron độc thân
D. Y có số khối bằng 35
Câu 13:
Nguyên tử X có tổng số hạt p,n,e là 52 và số khối là 35. Cấu hình electron của X là
A. 1s22s22p63s23p6
B. 1s22s22p63s23p5
C. 1s22s22p63s23p4
D. 1s22s22p63s23p64s23d105s24p3
Câu 14:
Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt (p, n, e) là 76, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 20 hạt. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X là
A. [Ar] 3d54s1.
B. [Ar] 3d44s2.
C. [Ar] 4s13d5.
D. [Ar] 4s23d4
Câu 15:
Tổng số hạt cơ bản (p, n, e) của nguyên tử X là 40, cấu hình electron của nguyên tử X là
A. [Ne] 3s23p4.
B. [Ne] 3s23p1.
C. [Ne] 3s23p2.
D. [Ne] 3s23p3
Câu 16:
Cấu hình electron ở trạng thái cơ bản của nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp s là 7. X không phải nguyên tố nào dưới đây ?
A. K (Z = 19)
B. Cr (Z = 24)
C. Sc (Z = 21)
D. Cu (Z = 29)
Câu 17:
Nguyên tử nguyên tố X có 1 electron lớp ngoài cùng và có tổng số electron ở phân lớp d và p là 17. Số hiệu của X là
A. 24.
B. 25.
C. 29.
D. 19.
Câu 18:
Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Cấu hình electron của nguyên tử Y là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p1.
B. 1s2 2s2 2p6 4s2
C. 1s2 2s2 2p6
D. 1s2 2s2 2p6 3s2
Câu 19:
Cấu hình e nguyên tử của nguyên tố có số hiệu nguyên tử 26 là
A. [Ar]3d54s2
B. [Ar]4s23d6
C. [Ar]3d64s2
D. [Ar]3d8
Câu 20:
Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn:
A. Thứ tự các mức và phân mức năng lượng.
B. Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau
C. Thứ tự các lớp và phân lớp electron.
D. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
Câu 21:
Cấu hình electron của nguyên tố X là 1s22s22p63s1. Biết rằng X có số khối là 24 thì trong hạt nhân của X có:
A. 24 proton
B. 11 proton, 13 nơtron
C. 11 proton, số nơtron không định được
D. 13 proton, 11 nơtron
Câu 22:
Cấu hình e của nguyên tử có số hiệu Z = 17 là:
A. 1s22s22p63s23p44s1
B. 1s22s22p63s23d5
C. 1s22s22p63s23p5
D. 1s22s22p63s23p34s2
Câu 23:
Đối với năng lượng của các phân lớp theo nguyên lý vững bền, trường hợp nào sau đây không đúng ?
A. 3d < 4s
B. 5s < 5p
C. 6s < 4f
D. 4f < 5d
Câu 24:
Cấu hình electron của nguyên tử 29Cu là
A. 1s22s22p63s23p64s23d9
B. 1s22s22p63s23p63d94s2
C. 1s22s22p63s23p63d104s1
D. 1s22s22p63s23p64s13d10
Câu 25:
Biết rằng các electron của nguyên tử X được phân bố trên bốn lớp electron (K, L, M, N), lớp ngoài cùng có 5 electron. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 13.
B. 33.
C. 18.
D. 31
1 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com