Đăng nhập
Đăng ký
17718 lượt thi 58 câu hỏi 58 phút
34137 lượt thi
Thi ngay
3884 lượt thi
2467 lượt thi
2346 lượt thi
Câu 1:
Nước Việt Nam nằm ở
A. bán đảo Trung Ân, khu vực nhiệt đới.
B. phía đông Thái Bình Dương, khu vực kinh tế sôi động của thế giới.
C. rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á.
D. rìa phía đông châu Á, khu vực ôn đới.
Câu 2:
Điểm nào sau đây không đúng với nước ta?
A. Diện tích vùng đất là 331.212km2.
B. Đường biên giới trên đất liền dài 5.400km.
C. Đường bờ biển dài 3.260km.
D. Có hơn 4.000 hòn đảo lớn nhỏ.
Câu 3:
Điểm cực Bắc của khung hệ tọa độ địa lí nước ta ở vĩ độ
A. 23°26'B.
B. 23°25'B.
C. 23°24’B.
D. 23°23'B.
Câu 4:
Điểm cực Nam của khung hệ tọa độ địa lí nước ta ở vĩ độ
A. 8°35'N.
B. 8°34N.
C. 8°33N.
D. 8°32N.
Câu 5:
Điểm cực Bắc của nước ta nằm ở xã
A. Đất Mũi.
B. Vạn Thạnh.
C. Lũng Cú.
D. Sín Thầu.
Câu 6:
Điểm cực Đông của nước ta thuộc vào phạm vi lãnh thổ tỉnh
A. Khánh Hoà.
B. Quảng Nam.
C. Cà Mau.
D. Phú Yên.
Câu 7:
Điểm cực Tây của nước ta thuộc vào phạm vi lãnh thổ tỉnh
A. Lai Châu.
B. Điện Biên.
C. Quảng Ninh.
D. Lạng Sơn.
Câu 8:
Điểm cực Nam của nước ta thuộc vào phạm vi lãnh thổ tỉnh
A. Kiên Giang.
B. An Giang.
C. Bạc Liêu.
D. Cà Mau.
Câu 9:
Theo chiều Bắc - Nam, phần đất liền nước ta nằm trong khoảng vĩ tuyến
A. 8°37'B - 20°23'B.
B. 8°37'B - 21°23'B.
C. 8°37'B - 22°23'B.
D. 8°34'B - 23°23'B.
Câu 10:
Theo chiều Tây - Đông, phần đất liền nước ta nằm trong giới hạn kinh tuyến
A. 102°10'Đ - 106°24'Đ.
B. 102°10'Đ - 107°24'Đ.
C. 102°10'Đ - 108°24'Đ.
D. 102°09'Đ - 109°24'Đ.
Câu 11:
Trên vùng biển, hệ toạ độ địa lí của nước ta còn kéo dài tới khoảng vĩ độ 6°50'B và từ khoảng kinh độ 101°Đ đến
A. 117°20'Đ tại Biển Đông.
B. 117°19'Đ tại Biển Đông.
C. 117°18'Đ tại Biển Đông.
D. 117°17'Đ tại Biển Đông.
Câu 12:
Việt Nam nằm trong múi giờ số
A. 6.
B. 7.
C. 8.
D. 9.
Câu 13:
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất toàn vẹn, bao gồm có
A. vùng đất, vùng biển, vùng trời.
B. vùng đất, vùng biển, vùng sông.
C. vùng núi, vùng đồng bằng, vùng biển.
D. vùng đất, vùng biển, vùng núi.
Câu 14:
Vùng đất là
A. phần được giới hạn bởi đường biên giới và đường bờ biển.
B. phần đất liền giáp biển.
C. toàn bộ phần đất liền và các hải đảo.
D. các hải đảo và vùng đồng bằng ven biển.
Câu 15:
Tổng diện tích phần đất của nước ta là
A. 331.211 km2.
B. 331.212 km2.
C. 331.213 km2.
D. 331.214 km2.
Câu 16:
Việt Nam không có đường biên giới trên đất liền chung với quốc gia nào sau đây?
A. Trung Quốc.
B. Thái Lan.
C. Lào.
D. Campuchia.
Câu 17:
Nước ta không có đường biên giới trên biển với quốc gia nào sau đây?
B. Lào.
C. Campuchia.
D. Thái Lan.
Câu 18:
Việt Nam không có vùng biển chung với quốc gia nào sau đây?
A. Philippin.
B. Đông Timo.
C. Brunây.
D. Malaixia.
Câu 19:
Phần lớn biên giới trên đất liền nước ta nằm ở khu vực
A. đồng bằng.
B. miền núi.
C. gò đồi.
D. cao nguyên.
Câu 20:
Việc thông thương qua lại giữa nước ta với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành thuận lợi ở một số cửa khẩu, vì
A. thuận tiện cho việc đảm bảo an ninh quốc gia.
B. phần lớn biên giới nước ta nằm ở miền núi.
C. phần lớn biên giới chạy theo các đỉnh núi, các hẻm núi...
D. là nơi có địa hình thuận lợi cho qua lại.
Câu 21:
Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt - Lào?
A. Móng Cái.
B. Lao Bảo.
C. Hữu Nghị.
D. Đồng Đăng.
Câu 22:
Cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt - Trung?
A. Cầu Treo.
B. Vĩnh Xương.
C. Lào Cai.
D. Mộc Bài.
Câu 23:
Đường bờ biển nước ta dài
A. 3.290 km.
B. 3.280 km.
C. 3.270 km.
D. 3.260 km.
Câu 24:
Đường bờ biển nước ta chạy từ Móng Cái đến
A. Cà Mau.
B. Bạc Liêu.
C. Sóc Trăng.
D. Kiên Giang.
Câu 25:
Số tỉnh (thành phố) nước ta giáp biển là
A. 26.
B. 27.
C. 28.
D. 29.
Câu 26:
Số hòn đảo lớn nhỏ của nước ta là
A. 2.000.
B. 3.000.
C. 4.000.
D. 5.000.
Câu 27:
Phần lớn đảo của nước ta là
A. gần bờ.
B. xa bờ.
C. ven bờ.
D. sát bờ.
Câu 28:
Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây?
A. Quảng Nam.
B. Đà Nẵng.
C. Quảng Ngãi.
D. Khánh Hòa.
Câu 29:
Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây?
A. Đà Nẵng.
B. Khánh Hòa.
C. Phú Yên.
D. Quảng Nam.
Câu 30:
Đảo Lý Sơn thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây?
B. Quảng Ngãi.
C. Bình Định.
Câu 31:
Đảo Cồn Cỏ thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây?
A. Hà Tĩnh.
B. Quảng Bình.
C. Quảng Trị.
D. Thừa Thiên Huế.
Câu 32:
Hai quần đảo xa bờ của nước ta là
A. Cồn Cỏ và Hoàng Sa.
B. Lý Sơn và Trường Sa.
C. Hoàng Sa và Trường Sa.
D. Trường Sa và Côn Đảo.
Câu 33:
Quốc gia nào sau đây không giáp Biển Đông?
B. Philippin.
Câu 34:
Thứ tự các vùng biển của nước ta từ bờ ra (không kể thềm lục địa) lần lượt là
A. Nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kỉnh tế.
B. Nội thuỷ, vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.
C. Nội thuỷ, vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải.
D. Nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 35:
Nội thủy là vùng biển
A. có chiều rộng 12 hải lí.
B. tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành vùng biển rộng 200 hải lí.
C. tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
D. ở phía ngoài đường cơ sở với chiều rộng 12 hải lí.
Câu 36:
Vùng biển được xem như bộ phận lãnh thổ trên đất liền là
A. lãnh hải.
B. nội thuỷ.
C. tiếp giáp lãnh hải.
D. đặc quyền kinh tế.
Câu 37:
Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở là
A. vùng đặc quyền kinh tế.
B. vũng lãnh hải.
C. vùng nội thủy.
D. vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 38:
Ranh giới ngoài của lãnh hải chính là
A. đường biên giới quốc gia.
B. đường biên giới quốc gia trên biển.
C. đường tiếp giáp vớỉ vùng biển quốc tế.
D. đường tiếp giáp với bờ biển của nước khác.
Câu 39:
Lãnh hải là
A. vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
B. vùng biển rộng 200 hải lí.
C. vùng tiếp giáp vói vùng biển quốc tế.
D. vùng có độ sâu khoảng 200m.
Câu 40:
Vùng biển thuộc chủ quyền, quốc gia trên biển, rộng 12 hải lí được gọi là
A. Nội thuỷ.
B. Lãnh hải.
C. Tiếp giáp lãnh hải.
D. Đặc quyền kinh tế.
Câu 41:
Vùng biển, tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 là
A. Lãnh hải.
B. Nội thủy.
C. Vùng đặc quyền về kinh tế.
D. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
Câu 42:
Phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, có độ sâu khoảng 200m và hơn nữa, Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên thiên nhiên, được gọi là
B. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. Thềm lục địa.
D. Vùng đặc quyền kinh tế.
Câu 43:
Vùng tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở, được gọi là
A. Vùng đặc quyền kinh tế.
B. Nội thuỷ.
C. Vùng tiếp giáp lãnh hải.
D. Thềm lục địa.
Câu 44:
Vùng biển Việt Nam trên Biển Đông có diện tích
A. 1 triệu km2.
B. 2 triệu km2.
C. 3 triệu km2.
D. 4 triệu km2
Câu 45:
Điểm nào sau đây không đúng với vùng trời Việt Nam?
A. Là khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ nước ta.
B. Trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới.
C. Trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo.
D. Được xác định bằng khung toạ độ trên đất liền của nước ta.
Câu 46:
Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên
A. có nhiều tài nguyên khoáng sản.
B. có nền nhiệt độ cao.
C. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
D. thảm thực vật bốn mùa xanh tốt.
Câu 47:
Nước ta nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín phong và gió mùa châu Á, nên
A. khí hậu có hai mùa rõ rệt.
B. chan hoà ánh nắng.
C. nền nhiệt độ cao.
D. thảm thực vật đa dạng.
Câu 48:
Nước ta không có khí hậu nhiệt đới khô hạn như một số nước có cùng vĩ độ là nhờ
A. nằm ở phía đông nam lục địa Á - Âu.
B. nằm kề Biển Đông rộng lớn.
C. chịu tác động của các khối khí qua Biển Đông.
D. ở trong khu vực gió mùa châu Á.
Câu 49:
Nước ta có nhiều tài nguyên khoáng sản là do vị trí địa lí
A. liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
B. tiếp giáp với Biển Đông.
C. trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.
D. ở khu vực gió mùa điển hình nhất thế giới.
Câu 50:
Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển nên thảm thực vật ở nước ta
A. xanh tốt quanh năm.
B. đa dạng về loài.
C. đa dạng về gen.
D. có nhiều tầng cây.
Câu 51:
Tài nguyên sinh vật nước ta vô cùng phong phú là do nước ta nằm
A. ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương.
B. liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương.
C. liền kề với vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
D. trên đường di lưu và di cư của nhiều loài động, thực vật.
Câu 52:
Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, nên
B. cán cân bức xạ quanh năm dương.
D. có sự phân hoá tự nhiên theo lãnh thổ rõ rệt.
Câu 53:
Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở nửa cầu Bắc, nên
A. khí hậu có bốn mùa.
B. chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
C. có nền nhiệt độ cao.
D. có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá.
Câu 54:
Do lãnh thổ kéo dài trên nhiều vĩ độ, nên tự nhiên nước ta có sự phân hoá rõ rệt
A. giữa miền Bắc với miền Nam.
B. giữa miền núi với đông bằng.
C. giữa đất liền và biển.
D. giữa đồi núi với ven biển.
Câu 55:
Điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của nước ta?
A. Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc.
B. Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai.
C. Nước ta nằm trong vành đai động đất.
D. Nước ta nằm trong khu vực gió mùa châu Á.
Câu 56:
Ý nghĩa to lớn của vị trí địa lí nước ta về mặt kinh tế là
A. nằm ở khu vực nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới.
B. có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá - xã hội với các nước trong khu vực.
C. nằm trên ngả tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.
D. có mối giao lưu lâu đời với nhiều nước trong khu vực.
Câu 57:
Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không, nên nước ta có điều kiện thuận lợi để
A. giao lưu với các nước.
B. chung sống hoà bình với các nước.
C. trở thành trung tâm của khu vực.
D. phát triển nhanh hơn các nước khác.
Câu 58:
Nhờ tiếp giáp biển, nên nước ta có
A. nền nhiệt độ cao, nhiều ánh nắng.
B. nhiều tài nguyên khoáng sản và sinh vật.
C. thiên nhiên xanh tốt, giàu sức sống.
D. khí hậu có hai mùa rõ rệt.
4 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com