70 câu trắc nghiệm Bảng hệ thống tuần hoàn nâng cao (P2)

  • 13277 lượt thi

  • 25 câu hỏi

  • 25 phút

Câu 1:

Một hợp chất có công thức XY2 trong đó X chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X và Y đều có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32.Cấu hình electron của X và Y

Xem đáp án

Đáp án A

Gọi số hạt prroton, nơtron, electron của nguyên tử X là P, N, E và của Y là P’, N’, E’

Theo bài: P = N = E và P’ = N’ = E’

Trong hợp chất XY2, X chiếm 50% về khối lượng nên:  = 1 « P = 2P’

Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32 nên P + 2P’ = 32

Từ đây tìm được: P = 16 (S) và P’ = 8 (O)

Hợp chất cần tìm là SO2

Cấu hình electron của S: 1s22s22p63s23p4 và của O: 1s22s22p4


Câu 2:

X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là

Xem đáp án

Đáp án D

Vì pX + pY = 23 nên X và Y là những nguyên tố thuộc chu kì nhỏ

X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm kế tiếp

=> số proton của X và Y hơn kém nhau 1 hoặc 7 hoặc 9

Ta xét từng trường hợp

Nếu px - py = 1 => pX =12 (Mg), pY =11 (Na)

ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau (loại)

Nếu pX - pY =7 => pX =15 (P), pY =8(O)

ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố phản ứng được với nhau (nhận)

Nếu pX - pY =9 => pX =16 (S), pY =7(N)

ở trạng thái đơn chất hai nguyên tố này không phản ứng với nhau (loại)

Vậy X là P


Câu 3:

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X ở nhóm IIA, nguyên tố Y ở nhóm VA. Công thức của hợp chất tạo thành từ 2 nguyên tố trên có dạng là

Xem đáp án

Đáp án C

Do X dễ nhường 2 electron để đạt cấu hình bền vững => X có số oxi hóa +2

Y dễ nhận 3 electron để đạt cấu hình bền vững => Y có số oxi hóa -3

=> Công thức phù hợp là X3Y2


Câu 4:

Tính kim loại giảm dần trong dãy :

Xem đáp án

Đáp án B

Trong cùng 1 nhóm tính kim loại tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân do đó tính kim loại B < Al

Trong cùng 1 chu kỳ tính kim loại giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân do đó tính kim loại B > C, Mg > Al

=> Tính kim loại giảm dần trong dãy : Mg, Al, B, C


Câu 5:

Tính phi kim tăng dần trong dãy :

Xem đáp án

Đáp án A

Trong cùng 1 nhóm tính phi kim giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân do đó tính phi kim O>S

Trong cùng 1 chu kỳ tính phi kim tăng dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân do đó tính phi kim P<S ; O<F

=> Tính phi kim tăng dần trong dãy: P, S, O, F


0

Đánh giá trung bình

0%

0%

0%

0%

0%

Bình luận


Bình luận

Rơ châm Hường
18:55 - 04/11/2020

Câu 22 là đám án nào vậy