Kết nối tri thức
Cánh diều
Chân trời sáng tạo
Môn học
Chương trình khác
14725 lượt thi 25 câu hỏi 25 phút
5238 lượt thi
Thi ngay
4557 lượt thi
2130 lượt thi
3363 lượt thi
2504 lượt thi
7142 lượt thi
Câu 1:
Ion nào có tổng số proton bằng 48 ?
A. NH4+
B. CO32-
C. SO42-
D. ClO3-
Câu 2:
Hoá trị trong hợp chất ion được gọi là
A. Điện hoá trị.
B. Cộng hoá trị.
C. Số oxi hoá.
D. Điện tích ion.
Câu 3:
Hoàn thành nội dung sau : “Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của một nguyên tố được xác định bằng ............ của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử”.
A. số electron hoá trị.
B. Số electron độc thân.
C. Số liên kết.
D. Số obitan hoá trị.
Câu 4:
Hoàn thành nội dung sau: “Số oxi hoá của một nguyên tố trong phân tử là...(1)…của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là ...(2)….”.
A. (1) : điện hoá trị ; (2) : liên kết ion.
B. (1) : điện tích ; (2) : liên kết ion.
C. (1) : cộng hoá trị ; (2) : liên kết cộng hoá trị.
D. (1) : điện hoá trị ; (2) : liên kết cộng hoá trị.
Câu 5:
Xét oxit của các nguyên tử thuộc chu kì 3, các oxit có liên kết ion là :
A. Na2O, MgO, Al2O3.
B. SiO2, P2O5, SO3.
C. SO3, Cl2O7, Cl2O.
D. Al2O3, SiO2, SO2.
Câu 6:
Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là :
A. NH4Cl.
B. HCl.
C. NH3.
D. H2O.
Câu 7:
Công thức cấu tạo đúng của CO2 là :
A. O = C = O.
B. O = C → O.
C. O = C ← O.
D. O – C = O.
Câu 8:
Liên kết cộng hóa trị tồn tại do
A. các đám mây electron.
B. các electron hoá trị.
C. các cặp electron dùng chung.
D. lực hút tĩnh điện yếu giữa các nguyên tử.
Câu 9:
Cho biết nguyên tử Clo có Z=17, cấu hình electron của ion Cl- là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1
Câu 10:
Chọn câu đúng nhất:
Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho
A. khả năng nhường electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.
B. khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hoá học.
C. khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.
D. khả năng tạo thành liên kết hoá học.
Câu 11:
Nguyên tố R là phi kim thuộc nhóm A. Hợp chất của R với hidro là RH3. Hóa trị và số oxi hóa của R trong oxit tương ứng với hóa trị cao nhất lần lượt là
A. 3 và -3
B. 5 và -5
C. 5 và +5
D. 3 và +3
Câu 12:
Nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Công thức hợp chất của R với H và công thức oxit tương ứng với hóa trị cao nhất của R lần lượt là
A. RH2 và RO
B. RH2 và RO2
C. RH4 và RO2
D. RH2 và RO3
Câu 13:
Cho một số hợp chất: H2S, H2SO3, H2SO4, NaHS, Na2SO3, SO3, K2S, SO2. Dãy các chất trong đó lưu huỳnh có cùng số oxi hóa là
A. H2S, H2SO3, H2SO4
B. H2SO3, H2SO4, Na2SO3, SO3
C. H2SO3, H2SO4, Na2SO3, SO2
D. H2S, NaHS, K2S
Câu 14:
Cho biết nguyên tử Ca có Z=20, cấu hình electron của ion Ca2+ là:
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2
Câu 15:
Chọn câu đúng nhất trong các câu sau:
A. Liên kết cộng hoá trị không phân cực chỉ được tạo thành từ các nguyên tử giống nhau.
B. Trong liên kết cộng hoá trị, cặp electron dùng chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.
C. Liên kết cộng hoá trị có cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện lớn hơn 0,4.
D. Liên kết cộng hoá trị trong đó cặp electron chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn được gọi là liên kết cộng hoá trị phân cực.
Câu 16:
Để đánh giá loại liên kết trong phân tử hợp chất, người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện. Khi hiệu độ âm điện của hai nguyên tử tham gia liên kết lớn hơn hoặc bằng 1,7 thì đó là liên kết
A. ion.
B. cộng hoá trị không cực.
C. cộng hoá trị có cực.
D. kim loại.
Câu 17:
Nguyên tử X có cấu hình electron: 1s2 2s2 2p5 thì ion tạo ra từ nguyên tử X sẽ có cấu hình electron nào sau đây?
A. 1s2 2s2 2p4
B. 1s2 2s2 2p6
C. 1s2 2s2 2p63s23p64s24p6
D. 1s2 2s2 2p63s2
Câu 18:
Nguyên tử X (Z=7), nguyên tử Y(Z=8). Công thức phân tử của hợp chất mà X có hoá trị cao nhất có thể là:
A. X2Y
B. X2Y3
C. XY2
D. X2Y5
Câu 19:
Cho biết nguyên tử Na, Mg, F lần lượt có số hiệu nguyên tử là 11, 12, 9. Các ion Na+, Mg2+, F- có đặc điểm chung là:
A. Có cùng số proton.
B. Có cùng notron.
C. Có cùng số electron.
D. Không có đặc điểm gì chung
Câu 20:
Liên kết ion thường được tạo thành giữa
A. hai nguyên tử kim loại.
B. hai nguyên tử phi kim.
C. một nguyên tử kim loại mạnh và một nguyên tử phi kim mạnh.
D. một nguyên tử kim loại yếu và một nguyên tử phi kim yếu.
Câu 21:
X, Y là những nguyên tố có điện tích hạt nhân lần lượt là 9, 19.Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X, Y và liên kết trong hợp chất tạo thành từ X và Y là
A. 2s22p5, 4s1 và liên kết cộng hóa trị.
B. 2s22p3, 3s23p1 và liên kết cộng hóa trị.
C. 3s23p1, 4s1 và liên kết ion.
D. 2s22p5, 4s1 và liên kết ion.
Câu 22:
Các nguyên tử liên kết với nhau để :
A.Tạo thành chất khí
B.Tạo thành phân tử hay tinh thể
C.Tạo thành hợp chất
D.Đạt cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm.
Câu 23:
Nguyên tử oxi có cấu hình electron là :1s22s22p4. Sau khi tạo liên kết hóa học, nó có cấu hình là :
A. 1s22s22p2
B.1s22s22p43s2.
C.1s22s22p6
D. 1s22s22p63s1
Câu 24:
Ion nào sau đây có 32 electron :
A. CO32-
B. SO42-
C. NH4+
D. NO3
Câu 25:
Khuynh hướng nào dưới đây không xảy ra trong quá trình hình thành liên kết hóa học:
A. Nhường electron.
B. Cho nhận electron.
C. Dùng chung electron.
D. Hấp thụ Electron.
2 Đánh giá
100%
0%
Hoặc
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập ngay
Bằng cách đăng ký, bạn đã đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
-- hoặc --
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Đăng nhập để bắt đầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.
084 283 45 85
vietjackteam@gmail.com