Đề cuối kì 2 Văn 12 Cánh diều có đáp án - Đề 10

27 người thi tuần này 4.6 138 lượt thi 7 câu hỏi 45 phút

Nội dung liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Đoạn văn 1

PHI HÀNH GIA VALENTINA TERESHKOVA - BÓNG HỒNG ĐẦU TIÊN BAY VÀO VŨ TRỤ

Con chim không thể bay chỉ bằng một cánh. Hành trình vào vũ trụ của con người không thể phát triển thêm nữa nếu không có sự tham gia tích cực của phụ nữ”.


Hành trình từ cô công nhân dệt may trở thành nhà du hành vũ trụ

Valentina Tereshkova sinh ra ở ngôi làng nhỏ Maslennikovo, nằm gần thành phố Yaroslavl, Nga vào ngày 6/3/1937. Cha bà là một người lái máy kéo, còn mẹ làm việc trong một nhà máy dệt. Khi học xong, bà làm việc ở một nhà máy dệt, sau đó đi học nghề kĩ sư.

Thích nhảy dù từ khi còn trẻ, Tereshkova bắt đầu học nhảy dù tại một câu lạc bộ bay địa phương. Bà thực hiện cú nhảy đầu tiên ở tuổi 22 vào tháng 5/1959.

Cùng lúc ấy ở Nga, sau chuyến bay của Yuri Gagarin vào năm 1961, Sergey Korolyov, kĩ sư trưởng của chương trình vũ trụ Liên Xô, nghĩ tới việc đưa một phụ nữ lên vũ trụ. Với niềm đam mê được khám phá bầu trời, Valentina Tereshkova nhanh chóng có tên trong danh sách gồm 58 cô gái trẻ đầu tiên đăng kí tham gia chương trình nghiên cứu không gian vũ trụ của Liên Xô.

 […] Rốt cuộc, Valentina Tereshkova đã vượt qua hơn 400 ứng cử viên để trở thành người thực hiện chuyến bay lịch sử trên tàu vũ trụ Vostok 6 vào ngày 16/6/1963. Vào thời điểm được chọn làm phi hành gia, bà vẫn đang làm công nhân dệt may ở một địa phương […]

Chuyến bay lịch sử của “Chim mòng biển”

Sau khi tận mắt được chứng kiến buổi phóng của sứ mệnh Vostok-5 tại Sân bay vũ trụ Baikonur vào ngày 14/6/1963, Tereshkova bước vào giai đoạn hoàn tất việc chuẩn bị cho chuyến bay của chính mình.

Sáng 16/6/1963, Tereshkova cùng với Solovyova - phi hành gia dự bị của bà, đều mặc đồ du hành vũ trụ rồi được đưa đến bệ phóng bằng xe buýt.

Sau khi hoàn thành việc kiểm tra hệ thống liên lạc và hỗ trợ sự sống, Tereshkova tiến vào bên trong tàu vũ trụ, cố định vị trí. Trước lúc con tàu cất cánh, nhiều người vẫn còn nhớ những cảm xúc mãnh liệt của Tereshkova: “Hỡi bầu trời, hãy ngả mũ!”.

Sau 2 giờ đếm ngược, Vostok-6 cất cánh mà không gặp bất kì sự cố nào. Sau vài giờ, Tereshkova đã liên lạc được với nhà du hành Bykovsky thuộc sứ mệnh Vostok-5. Đây là lần thứ 2 trong lịch sử hai tàu vũ trụ có người lái ở trong không gian cùng một lúc. Với kí hiệu cuộc gọi vô tuyến là “Chaika” (chim mòng biển), Tereshkova đã trở thành người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ khi bà 26 tuổi.

Trong gần 6 thập kỉ kể từ khi Tereshkova lần đầu tiên mạo hiểm bước vào vũ trụ, đã có thêm 64 phi hành gia nữ tiếp bước bà, như một lời khẳng định cho tầm quan trọng và vị trí của “phái đẹp”. Cho đến nay, phụ nữ đã chiếm hơn 10% tổng số các phi hành gia vũ trụ.

(Theo https://dantri.com.vn/khoa-hoc-cong-nghe/phi-hanh-gia-valentina-tereshkova-bong-hong-dau-tien-bay-vao-vu-tru-20230308051546629.htm)

Câu 7:

(4,0 điểm)

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh, đánh giá hai đoạn thơ sau:

Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,

Một người chín nhớ mười mong một người.

Nắng mưa là bệnh của giời,

Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.

( Trích “Tương tư”- Nguyễn Bính, SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXBGD, tr. 49)

 

Nhớ bản sương giăng, nhứ đèo mây phủ

Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương?

Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!

(Trích “Tiếng hát con tàu”- Chế Lan Viên, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, tr. 142)

* Chú thích:

(1) Nguyễn Bính (1918-1966) được coi là “thi sĩ của đồng quê”. Bằng lối ví von mộc mạc mà duyên dáng mang phong vị dân gian, thơ Nguyễn Bính đã đem đến cho người đọc những hình ảnh thân thương của quê hương đất nước và tình người đằm thắm, thiết tha.

Bài thơ “Tương tư” rút trong tập “Lỡ bước sang ngang”, rất tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính.

Tương tư: nỗi nhớ mong của trai gái khi yêu nhau; có khi được dùng để diễn tả nỗi nhớ đơn phương

Thôn Đoài: thôn ở phía Tây

(2) Chế Lan Viên (1920-1989) là nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Thơ Chế Lan Viên giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, đầy sáng tạo.

Bài thơ “Tiếng hát con tàu” rút từ tập “Ánh sáng và phù sa”, được gợi cảm hứng từ một sự kiện kinh tế - chính trị, xã hội: cuộc vận động đồng bào miền xuôi lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc vào những năm 1958-1960.


4.6

28 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%