🔥 Đề thi HOT:

4021 người thi tuần này

Đề thi Cuối học kì 2 Toán 6 có đáp án (Đề 1)

13 K lượt thi 40 câu hỏi
3738 người thi tuần này

Đề kiểm tra Giữa kì 2 Toán 6 có đáp án (Mới nhất) - Đề 1

25.8 K lượt thi 11 câu hỏi
1106 người thi tuần này

Dạng 4: Trung điểm của đoạn thẳng có đáp án

7.8 K lượt thi 57 câu hỏi
780 người thi tuần này

31 câu Trắc nghiệm Toán 6 Kết nối tri thức Bài 1: Tập hợp có đáp án

11.5 K lượt thi 31 câu hỏi
750 người thi tuần này

Dạng 4: Một số bài tập nâng cao về lũy thừa

13.8 K lượt thi 10 câu hỏi
716 người thi tuần này

Đề thi Cuối học kì 2 Toán 6 có đáp án (Đề 2)

9.7 K lượt thi 13 câu hỏi
569 người thi tuần này

Dạng 1: Thực hiện tính, viết dưới dạng lũy thừa

13.6 K lượt thi 45 câu hỏi

Danh sách câu hỏi:

Lời giải

Lời giải:

a) Vì 35 = 5.7 nên 35 chia hết cho 7 nên 35 là bội của 7. 

Ta điền: 35 là bội của 7

b) Vì 72 = 12.6 nên 72 chia hết cho 12 nên 72 là bội của 12.

Ta điền: 72 là bội của 12

c) Vì 63 = 9.7 nên 63 chia hết cho 9 hay 9 là ước của 63.

Ta điền: 9 là ước của 63

d) Vì a = bc nên a chia hết cho b, a chia hết cho c, khi đó:

a là bội của b hay b là ước của a

a là bội của c hay c là ước của a

Ta điền: 

i. a là bội của b

ii. a là bội của c

iii. b là ước của a

iv. c là ước của a

Lời giải

Lời giải:

a) Ta lấy 7 nhân lần lượt với các số tự nhiên 0; 1; 2; 3; 4; 5 … nên ta có: B(7) = {0; 7; 14; 21; 28; 35; …}.

Các số là bội của 7 và thỏa mãn lớn hơn hoặc bằng 15 và nhỏ hơn hoặc bằng 30 là: 21; 28.

Tập hợp A là tập hợp các bội của 7 thỏa mãn lớn hơn hoặc bằng 15 hoặc nhỏ hơn hoặc bằng 30. Khi đó, ta có: A = {21; 28}. 

Vậy A = {21; 28}.

b) Ta lấy 30 chia lần lượt cho các số tự nhiên từ 0 đến 30, ta thấy 30 chia hết cho 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30. 

⇒Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}.

Các số là ước của 30 và thỏa mãn lớn hơn 8 là: 10; 15; 30.

Tập hợp B là tập hợp các ước của 30 thỏa mãn lớn hơn 18. Khi đó, ta có: B = {10; 15; 30}. 

Vậy B = {10; 15; 30}. 

Lời giải

Lời giải:

a) Ta lấy 12 nhân lần lượt với các số tự nhiên 0; 1; 2; 3; 4; 5; …. Ta được: B(12) = {0; 12; 24; 36; 48; 60; 72; 84; 96; 108; …}.

Ta có a là bội của 12 nên a∈ B(12) mà 9 < a < 100 suy ra a ∈{12; 24; 36; 48; 60; 72; 84; 96}.

Vậy a ∈ {12; 24; 36; 48; 60; 72; 84; 96}.

b) Ta lấy 72 chia có các số tự nhiên từ 1 đến chính nó, ta thấy 72 chia hết cho các số: 1; 2; 4; 6; 8; 9; 12; 18; 36; 72.

Ư(72) = {1; 2; 4; 6; 8; 9; 12; 18; 24; 36; 72}.

Vì b là ước của 72 nên b∈ Ư(72) và 15<b≤36 suy ra b ∈ {18; 24; 36}.

Vậy b ∈ {18; 24; 36}.

c) Vì c vừa là bội của 12 vừa là ước của 72 nên:

c∈ B(12) = {0; 12; 24; 36; 48; 60; 72; 84; 96; 108; …}.

Và c∈ Ư(72) = {1; 2; 4; 6; 8; 9; 12; 18; 24; 36; 72}.

Hơn nữa 16≤c≤50 nên c∈ {24; 36}.

Vậy c∈ {24; 36}.

Lời giải

Lời giải:

a) Số nhóm trực nhật của cả lớp là: 36 : 2 = 18 (nhóm)

Do không tính ngày nghỉ học và mỗi nhóm trực nhật một ngày nên số nhóm trực nhật cũng là số ngày trực nhật mỗi lượt của cả lớp.

Như vậy 2 lần trực liên tiếp của một nhóm sẽ cách nhau 18 ngày (không tính ngày nghỉ)

Hay lần thứ hai mà Lan và Mai trực nhật là sau 18 ngày (không tính ngày nghỉ)

Lần thứ ba mà Lan và Mai trực nhật là sau:18 + 18 = 36 (ngày) (không tính ngày nghỉ)

Vậy lần trực nhật thứ ba của Lan và Mai cách lần trực nhật đầu tiên 36 ngày (không tính ngày được nghỉ học)

b) Vì lần thứ hai mà Lan và Mai trực nhật là sau 18 ngày (không tính ngày được nghỉ học), tương ứng với 18 nhóm trực vào các ngày đi học.

Mỗi tuần có 6 ngày đi học, nên 18 ngày đi học tương ứng với: 18 : 6 = 3 (tuần)

Vậy sau 3 tuần Lan và Mai sẽ trực lần thứ hai, tức là vào ngày thứ Hai trong tuần.

4.6

901 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%