Giải VBT Tiếng Việt lớp 5 CTST Ôn tập cuối năm học

26 lượt thi 13 câu hỏi

Đề thi liên quan:

Danh sách câu hỏi:

Câu 11:

Đọc bài và thực hiện yêu cầu:

Vật kỉ niệm của những người bạn

Bạn tôi có một chiếc “đàn chuông" xinh xắn. Đó là một chiếc hộp nhỏ, nhỉnh hơn chiếc đồng hồ để bàn một tí, bên trong có một bộ phận phát ra âm thanh. Mỗi lần lên dây cót, những tiếng thánh thót như tiếng dương cầm lại vắng ra, dìu dặt, ngân nga, tiếng rất thanh và dịu, càng nghe càng thấy mê. Không phải chỉ mình tôi, mà cả các bạn tôi cũng say mê tiếng đàn ấy. Thỉnh thoảng cả bọn lại rủ nhau cùng đến nhà bạn để nghe tiếng đàn chuông. Nó có một cái gì thật trong trẻo, thật thơ ngây, dễ thương. Nhất là vào những đêm trăng sáng thì phải nói là tuyệt diệu.

Chúng tôi tắt đèn cùng kéo nhau ra đứng ngoài ban công lắng nghe tiếng đàn chuông. Cây hoàng lan toả hương thơm ngọt ngào và hắt bóng lúc đậm lúc nhạt xuống chúng tôi. Không biết các bạn tôi lúc ấy nghĩ gì, còn tôi, tôi hình dung ra rất rõ, trên bãi cỏ trong khu vườn yên tĩnh loang loáng ánh trăng kia, trong tiếng đàn dìu dặt, những loài côn trùng nhỏ bé đang kéo nhau đi dự hội.

Những kỉ niệm thời thơ ấu của bọn tôi gắn chặt với chiếc đàn chuông. Hoàng Lan, bạn tôi, cô bé có chiếc đàn chuông ấy được gọi một cách nghịch ngợm nhưng thân thiết là “Lan đàn chuông". Sau này, khi đã xa nhau, mỗi người đi một ngả, chúng tôi vẫn luôn nhớ về những buổi tối rất đẹp ấy. Mỗi lần gặp tôi, Lan vẫn nhắc lại kỉ niệm cũ và kể chuyện thỉnh thoảng nhận được thư của bạn bè, ai cũng nhắc đến chiếc đàn chuông và “hỏi thăm" người bạn thời thơ ấu ấy. Quả thực, đó đúng là một người bạn thân thiết đã góp phần không nhỏ vào sự gắn bó của chúng tôi.

Theo Trần Hoài Dương

Đánh dấu ü vào ô trống trước ý trả lời đúng.

a. Âm thanh của chiếc đàn chuông có gì đặc biệt?

 

Lảnh lót, trầm bổng, trong trẻo.

 

Trong sáng, vang ngân, réo rắt.

 

Lanh lảnh, cao vút, ngọt ngào.

 

Thánh thót, dìu dặt, ngân nga.

b. Thỉnh thoảng, nhóm bạn rủ nhau đến nhà bạn có chiếc đàn chuông để làm gì?

 

Để nghe tiếng đàn chuồng.

 

Để cùng nhau ngắm trăng.

 

Để ngắm cây hoàng lan.

 

Để xem chiếc đàn chuông.

c. Nhân vật tôi hình dung ra những gì khi nghe tiếng đàn chuông?

 

Cây hoàng lan toả hương thơm ngọt ngào.

 

Bãi cỏ và khu vườn yên tĩnh loang loáng ánh trăng.

 

Những loài côn trùng nhỏ bé đang kéo nhau đi dự hội.

 

Đêm trăng sáng, các bạn cùng đứng dưới ánh trăng.

d. Sau này, vì sao ai cũng “hỏi thăm" chiếc đàn chuông?

 

Vì chiếc đàn là một người bạn thời thơ ấu.

 

Vì chiếc đàn gắn bó với những đêm trăng.

 

Vì chiếc đàn thân thiết với cây hoàng lan.

 

Vì chiếc đàn là bạn của khu vườn yên tĩnh.

e. Hai câu: “Thỉnh thoảng cả bọn lại rủ nhau cùng đến nhà bạn để nghe tiếng đàn chuông. Nó có một cái gì thật trong trẻo, thật thơ ngây, dễ thương." được liên kết với nhau bằng cách nào?

 

Lặp từ ngữ.

 

Dùng từ ngữ nối.

 

Thay thế từ ngữ.

 

Lặp và thay thế từ ngữ.

g. Câu “Sau này, khi đã xa nhau, mỗi người đi một ngả, chúng tôi vẫn luôn nhớ về những buổi tối rất đẹp ấy." có mấy trạng ngữ?

 

Một trạng ngữ.

 

Hai trạng ngữ.

 

Ba trạng ngữ.

 

Bốn trạng ngữ.

Viết câu trả lời vào chỗ trống.

h. Theo em, vì sao khi xa nhau, các bạn vẫn luôn nhớ về những buổi tối rất đẹp ở nhà Hoàng Lan?

i. Vì sao nói chiếc đàn chuông đã góp phần không nhỏ vào sự gắn bó của các bạn?
k. Viết 1 – 2 câu bày tỏ tình cảm, cảm xúc về tình bạn của các bạn nhỏ trong bài đọc.

I. Viết một câu ghép để giới thiệu chiếc đàn chuông.


4.6

5 Đánh giá

50%

40%

0%

0%

0%