Câu hỏi:
28/08/2024 150Người ta trộn 8 g chất lỏng A với 6 g chất lỏng B để được hỗn hợp có khối lượng riêng là 0,7 g/cm3. Biết khối lượng riêng của chất lỏng A lớn hơn khối lượng riêng chất lỏng B là 0,2 g/cm3. Tìm khối lượng riêng của mỗi chất lỏng.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Gọi x (g/cm3) là khối lượng riêng của chất lỏng B (x > 0,0).
Khối lượng riêng của chất lỏng A là x + 0,2 (g/cm3).
Thể tích của chất lỏng B là \[\frac{6}{x}\] (cm3).
Thể tích của chất lỏng A là \(\frac{8}{{x + 0,2}}\) (cm3).
Khối lượng của hỗn hợp chất lỏng sau khi trộn là: 8 + 6 = 14 (g).
Thể tích của hỗn hợp chất lỏng sau khi trộn là: \(\frac{{14}}{{0,7}} = 20\) (cm3).
Khi đó, ta có phương trình: \(\frac{8}{{x + 0,2}} + \frac{6}{x} = 20.\)
Giải phương trình:
\(\frac{8}{{x + 0,2}} + \frac{6}{x} = 20\)
\(\frac{{8x}}{{x\left( {x + 0,2} \right)}} + \frac{{6\left( {x + 0,2} \right)}}{{x\left( {x + 0,2} \right)}} = \frac{{20x\left( {x + 0,2} \right)}}{{x\left( {x + 0,2} \right)}}\)
8x + 6(x + 0,2) = 20x(x + 0,2)
8x + 6x + 1,2 = 20x2 + 4x
20x2 – 10x – 1,2 = 0.
Phương trình trên có a = 20, b’ = ‒5, c = –1,2; ∆ = (‒5)2 ‒ 20.(–1,2) = 25 + 24 = 49 > 0.
Do đó, phương trình có hai nghiệm phân biệt là
\({x_1} = \frac{{ - \left( { - 5} \right) + \sqrt {49} }}{{20}} = \frac{{5 + 7}}{{20}} = \frac{{12}}{{20}} = 0,6;\)
\({x_1} = \frac{{ - \left( { - 5} \right) - \sqrt {49} }}{{20}} = \frac{{5 - 7}}{{20}} = \frac{{ - 2}}{{20}} = - 0,1.\)
Ta thấy chỉ có giá trị x1 = 0,6 thoả mãn điều kiện,
Vậy khối lượng riêng của chất lỏng B là 0,6 g/cm3; của chất lỏng A là 0,6 + 0,2 = 0,8 g/cm3.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một phòng họp có 420 cái ghế được chia thành các dãy có số ghế bằng nhau. Nếu thêm cho mỗi dãy 7 cái ghế và bớt đi 5 dãy thì số ghế trong phòng họp không thay đổi. Hỏi lúc đầu trong phòng họp có bao nhiêu dãy ghế?
Câu 2:
Cho phương trình 5x2 – 7x + 1 = 0. Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức
\(A = \left( {{x_1} - \frac{7}{5}} \right){x_1} + \frac{1}{{25x_2^2}} + x_2^2.\)
Câu 3:
Cho phương trình 2x2 – 9x – 5 = 0. Gọi x1, x2 là hai nghiệm của phương trình. Không giải phương trình, hãy tính giá trị của các biểu thức sau:
a) \[A = x_1^2x_2^2 - 2x_1^2 - 2x_2^2;\]
b) \(B = \frac{{5{x_2}}}{{{x_1} + 2}} + \frac{{5{x_1}}}{{{x_2} + 2}}.\)
Câu 4:
Một công nhân theo kế hoạch phải làm 120 sản phẩm trong một thời gian nhất định. Do cải tiến kĩ thuật nên thực tế mỗi ngày người đó đã làm được nhiều hơn 3 sản phẩm so với kế hoạch. Vì thế người đó đã hoàn thành công việc sớm hơn dự định 2 ngày. Hỏi theo kế hoạch, mỗi ngày công nhân đó phải làm bao nhiêu sản phẩm?
Câu 5:
Cho hàm số y = ax2 (a ≠ 0).
a) Giá trị a để đồ thị của hàm số đi qua điểm (2; 2) là a = 2.
b) Nếu a > 0 thì đồ thị của hàm số nằm phía trên trục hoành, O là điểm thấp nhất của đồ thị.
c) Nếu a < 0 thì đồ thị của hàm số nằm phía dưới trục hoành, O là điểm cao nhất của đồ thị.
d) Đồ thị của hàm số là một đường cong parabol đỉnh O, nhận trục tung làm trục đối xứng.
Câu 6:
Cho hai hàm số \(y = \frac{3}{4}{x^2}\) và \(y = - \frac{3}{4}{x^2}.\)
a) Vẽ đồ thị của hai hàm số trên cùng một mặt phẳng tọa độ.
b) Nhận xét về tính đối xứng của hai đồ thị qua trục Ox.
c) Xác định m để đường thẳng d: y = (3m – 2)x + 5 cắt parabol \(\left( P \right):y = \frac{3}{4}{x^2}\) tại điểm E có hoành độ bằng –2.
về câu hỏi!