Câu hỏi:
17/09/2024 84Chọn phương án đúng.
Cho hai đường tròn (O; 4 cm) và (O'; R cm) tiếp xúc ngoài nhau biết OO' = 10 cm. Khi đó:
A. R = 4 cm.
B. R = 14 cm.
C. R = 10 cm.
D. R = 6 cm.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Hai đường tròn (O; 4 cm) và (O'; R cm) tiếp xúc ngoài nhau nên OO' = 4 + R = 10.
Hay R = 10 – 4 = 6 (cm).
Vậy R = 6 cm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Cho hai đường tròn (O) và (O') tiếp xúc ngoài với nhau tại A. Một đường thẳng qua A cắt (O) tại B và cắt (O') tại C. Chứng minh rằng OB // O'C.
Câu 2:
Cho hai đường tròn (O; R) và (O'; r) với R = 12 cm, r = 5 cm, OO' = 13 cm.
a) Chứng minh hai đường tròn (O) và (O') cắt nhau tại hai điểm A, B và OO' là đường trung trực của AB.
b) Chứng minh AO là tiếp tuyến của đường tròn (O'; r).
Câu 3:
Chọn phương án đúng.
Cho hai đường tròn (O; 5 cm), (O'; 3 cm) với OO' = 12 cm. Khẳng định nào sau đây đúng về vị trí tương đối của hai đường tròn?
A. Hai đường tròn cắt nhau.
B. Hai đường tròn tiếp xúc ngoài.
C. Hai đường tròn ở ngoài nhau.
D. Hai đường tròn tiếp xúc trong.
Câu 4:
Cho ba điểm thẳng hàng O, A và O'. Với mỗi trường hợp sau, hãy viết hệ thức giữa các độ dài OO', OA và O'A rồi xét xem hai đường tròn (O; OA) và (O'; O'A) tiếp xúc trong hay tiếp xúc ngoài với nhau; vẽ hình để khẳng định dự đoán của mình.
a) Điểm A nằm giữa hai điểm O và O';
b) Điểm O nằm giữa hai điểm A và O';
c) Điểm O' nằm giữa hai điểm A và O.
Câu 5:
Chọn phương án đúng.
Cho hai đường tròn (O; R) và (O'; r) với R > r cắt nhau tại hai điểm phân biệt và OO' = d. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. d = R – r.
B. d > R + r.
C. R – r < d < R + r.
D. d < R – r.
Câu 6:
Hình 5.36 cho thấy hình ảnh của những đường tròn (là viền ngoài của các sản phẩm) qua cách trình bày một số sản phẩm mây tre đan. Bằng cách đánh số các đường tròn, em hãy chỉ ra một vài cặp đường tròn cắt nhau và vài cặp đường tròn không giao nhau.
về câu hỏi!